会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【slna vs hlht】Thêm nhiều trường hợp xem xét từ chức, miễn nhiệm với công chức lãnh đạo quản lý!

【slna vs hlht】Thêm nhiều trường hợp xem xét từ chức, miễn nhiệm với công chức lãnh đạo quản lý

时间:2024-12-23 18:16:19 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:952次

Không tự nguyện từ chức sẽ bố trí công tác khác phù hợp

So với nghị định cũ,êmnhiềutrườnghợpxemxéttừchứcmiễnnhiệmvớicôngchứclãnhđạoquảnlýslna vs hlht nghị định mới bổ sung thêm 2 trường hợp xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Đó là trường hợp công chức lãnh đạo, quản lý “để cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng” và “có trên 50% nhưng không quá 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của cấp có thẩm quyền”.

Ba trường hợp xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn lại tương tự như quy định của Nghị định 138/2020: Tự nguyện thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ sức khỏe, uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; vì các lý do chính đáng khác.

Tuy nhiên Nghị định 116 có điều chỉnh bỏ cụm từ “hoặc vị trí công tác không phù hợp” trong việc xem xét từ chức với công chức làm lãnh đạo, quản lý.

Về quy định không xem xét cho từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, nghị định mới giữ nguyên như quy định cũ trường hợp: “Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu từ chức ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước”.

Đồng thời, Nghị định 116 chỉnh sửa làm rõ hơn quy định không xem xét cho từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý  trong trường hợp “Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử” thay vì “Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật” như nghị định cũ.

Về quy quy trình xem xét cho từ chức, Nghị định 116 quy định rút gọn hơn so với quy định cũ. Theo đó, việc xem xét, quyết định cho công chức từ chức “chậm nhất là 10 ngày làm việc” kể từ ngày nhận được đề xuất của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc. Trong khi quy định cũ quy định “chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ có văn bản đề xuất”.

Một điểm mới của nghị định lần này là công chức không có đơn từ chức nhưng thuộc một trong các trường hợp xem xét từ chức thì “cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc bố trí công tác khác phù hợp”.

Các trường hợp công chức lãnh đạo, quản lý bị xem xét miễn nhiệm

Một nội dung đáng chú ý nữa là Điều 66 quy định về miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý. Ngoài quy định quét “các trường hợp khác theo quy định của pháp luật”, Nghị định 116 nêu rõ 7 trường hợp xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý; trong khi quy định cũ chỉ có 4 trường hợp.

Trong đó bổ sung mới hoàn toàn 3 trường hợp công chức lãnh đạo, quản lý bị xem xét miễn nhiệm.

Thứ nhất là, trường hợp công chức có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Thứ 2 là, công chức lãnh đạo, quản lý là người đứng đầu để cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng”.

Thứ 3 là, bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đang công tác .

Ngoài ra, nghị định mới cũng quy định rõ hơn trường hợp miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý khi “bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể tiếp tục đảm nhiệm chức vụ” thay vì “bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế” như Nghị định 138/2020”.

Nghị định 116 cũng sửa đổi trường hợp miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý “bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm” thay vì “bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ” như quy định cũ.

Hai trường hợp miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được giữ nguyên như nghị định cũ gồm: Bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo 2 lần trở lên trong cùng thời hạn bổ nhiệm; có 2 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Quy trình xem xét miễn nhiệm theo quy định mới cũng được rút ngắn, trong đó quy định rõ, “cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc”. Trong khi đó quy định cũ quy định “chậm nhất sau 30 ngày”.

Nghị định 116 bổ sung Điều 68a về tạm đình chỉ công tác đối với công chức gồm các trường hợp sau:a) Có hành vi vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống gây ảnh hưởng tiêu cực, bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín tổ chức, cá nhân; 
b) Có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực thi công vụ;
c) Cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
d) Đang bị xem xét, xử lý kỷ luật mà cố ý không thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền trong quá trình xem xét, xử lý vi phạm của bản thân hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác để tác động, gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý hoặc nếu để tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật;
đ) Đã bị xử lý kỷ luật đảng và đang trong thời gian chờ xem xét, xử lý chức vụ chính quyền mà nếu tiếp tục công tác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Có văn bản đề nghị tạm đình chỉ công tác của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc của cơ quan khác có thẩm quyền;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Tăng thu nhập từ trồng nấm rơm
  • Tăng lương để công chức yên tâm về thu nhập là cách chống tham nhũng từ đầu
  • Xuất khẩu rau quả Việt Nam đạt kỷ lục 6,66 tỷ USD
  • Trung Quốc phát tiền cho người dân liệu có đủ để vực dậy nền kinh tế?
  • Đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử
  • Prime Minister releases from the post
  • Lập Hội đồng Thẩm định Giải thưởng ESG Việt Nam 2024
  • National Assembly has two new Vice Chairmen
推荐内容
  • Vàng trong nước và thế giới đảo chiều cùng giảm
  • TPHCM: Nóng lòng chờ cầu Nam Lý hơn 900 tỷ đồng thông xe
  • Công ty địa ốc thua lỗ, sếp vẫn có thu nhập tiền tỷ
  • Người dân khắp nơi cầu cứu vì lũ lên nhanh, cung ứng thực phẩm ra sao?
  • Luật Tài nguyên nước: Nhiều điểm mới đáng chú ý
  • Chủ tịch VCCI nói về "cơ hội lịch sử" của giới doanh nhân Việt