【ket qua bồ đào nha】Tiềm năng của công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam
Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trong nước
Công nghiệp hỗ trợ được hiểu là những ngành sản xuất các sản phẩm đầu vào,ềmnăngcủacôngnghiệphỗtrợtạiViệket qua bồ đào nha bao gồm các sản phẩm, hàng hóa trung gian và các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất. Trong thực tiễn kinh doanh, có hai cách hiểu về công nghiệp hỗ trợ. Ở góc độ hẹp, công nghiệp hỗ trợ là các ngành sản xuất phụ tùng, linh kiện phục vụ cho công đoạn lắp ráp ra sản phẩm hoàn chỉnh. Ở góc độ rộng hơn, công nghiệp hỗ trợ được hiểu như toàn bộ các ngành tạo ra các bộ phận của sản phẩm cũng như tạo ra các máy móc, thiết bị hay những yếu tố vật chất khác góp phần tạo thành sản phẩm chính.
Công nghiệp hỗ trợ có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế Việt Nam. Ảnh minh họa
Như vậy, hiểu một cách chung nhất, công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất, từ sản xuất nguyên vật liệu đến gia công chế tạo các sản phẩm, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán sản phẩm... để cung cấp cho ngành công nghiệp lắp ráp các sản phẩm. Trên thực tế, khái niệm công nghiệp hỗ trợ thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất những sản phẩm có sự kết nối của nhiều chi tiết phức tạp, đòi hỏi tính chính xác cao, dây chuyền sản xuất đồng loạt với các công đoạn lắp ráp tách biệt.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển. Vì ở những quốc gia này, muốn hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại, nhất là những ngành công nghiệp như: Sản xuất ô tô, xe máy; các sản phẩm điện tử, điện lạnh,... một cách hiệu quả thì họ phải thực hiện thành công việc nội địa hóa một cách cơ bản các ngành công nghiệp đó. Muốn vậy, họ phải phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ để các sản phẩm của nó thay thế dần, tiến tới thay thế hoàn toàn các sản phẩm nhập khẩu.
Công nghiệp hỗ trợ có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển ngành công nghiệp nói riêng và đối với phát triển kinh tế nói chung. Ngoài việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo chiều rộng và chiều sâu, công nghiệp hỗ trợ còn góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Một ngành công nghiệp hỗ trợ kém phát triển sẽ khiến cho các ngành công nghiệp chính thiếu đi sức cạnh tranh, làm cho nhiều công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác phải phụ thuộc vào nhập khẩu, làm giảm hiệu quả của nhiều dự án đầu tư. Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, trong quá trình mở cửa hoàn toàn thị trường trong nước, nếu không xây dựng được ngành công nghiệp hỗ trợ tương ứng, đủ sức cạnh tranh quốc tế và có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài thì sẽ có những nhà đầu tư nước ngoài chuyển hướng đầu tư sang các nước khác, có nhiều lợi thế hơn Việt Nam.
Tạo làn sóng lan tỏa công nghiệp hỗ trợ trong nước
Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn phát triển sơ khai và còn rất nhiều yếu kém. Việt Nam hiện có khoảng 30 ngành kinh tế - kỹ thuật cần đến công nghiệp hỗ trợ, trong đó có nhiều ngành sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng hầu hết các ngành công nghiệp lớn ở Việt Nam đều phải nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện ở nước ngoài để sản xuất. Chẳng hạn như ngành dệt may hàng năm xuất khẩu mang về cho nước ta hàng tỷ đô la Mỹ, nhưng phần lớn số ngoại tệ đó lại được sử dụng để nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện phục vụ cho sản xuất. Đây chỉ là một trong số nhiều ngành của Việt Nam điển hình trong việc phụ thuộc vào nguyên phụ liệu và linh kiện từ bên ngoài.
Trong khi các doanh nghiệp trong nước chưa đủ năng lực để phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, mục tiêu của các địa phương trong thời gian tới sẽ chú trọng đầu tư các khu chuyên về công nghiệp hỗ trợ nhằm thu hút các doanh nghiệp FDI, góp phần nâng tỷ lệ nội địa hóa lên, làm động lực để lan tỏa sang công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Theo ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương: Tỉnh đang ưu tiên các lĩnh vực kêu gọi thu hút đầu tư vào công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ và các dự án ít sử dụng lao động, ảnh hưởng môi trường. Trong đó, khuyến khích các dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho nội địa hóa sản phẩm trong nước như dệt may, da giày và nhiều lĩnh vực có hàm lượng chất xám.
Muốn thu hút được các tập đoàn đa quốc gia, những dự án lớn bắt buộc phải phát triển công nghiệp hỗ trợ, từ những dự án này sẽ kéo theo hàng loạt các vệ tinh hỗ trợ cho nhà đầu tư, tạo ra sự lan tỏa nhằm phát triển các khu công nghiệp hỗ trợ trong nước, từ đó quay lại thu hút đầu tư các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nước ngoài.
Ông Lê Văn Khoa, Giám đốc Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Việc thành lập các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ là rất quan trọng để phát triển công nghiệp hỗ trợ trong thời gian tới, tạo được sự kết nối giữa các doanh nghiệp trong cùng chuỗi cung ứng".
Đáng lưu ý, Bộ Công Thương cũng đang xây dựng Nghị định về Phát triển công nghiệp hỗ trợ trình Chính phủ và dự kiến Nghị định sẽ ban hành vào cuối quý 4/2014. Điều này sẽ là động lực để các các địa phương chuyển hướng mạnh mẽ từ phát triển công nghiệp theo chiều rộng sang phát triển công nghiệp hiện đại với hàm lượng khoa học công nghệ cao.
Hương Giang
Đồ gỗ công nghiệp giá rẻ: Lợi ít hại nhiều
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- ·Xây dựng và phát triển Trường Chính trị thành phố đạt chuẩn mức 1
- ·Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bắc Tân Uyên:Tăng trưởng tín dụng đạt 3,1%
- ·TP.Dĩ An: Bảo đảm nguồn điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng
- ·Samsung thu hồi trên 90% điện thoại Note 7 ở Hàn Quốc, EU và Mỹ
- ·Tết đoàn viên: 19 điểm điều trị COVID
- ·TP.Thuận An: Xây dựng và phát triển đô thị ngày càng văn minh, hiện đại
- ·Chi bộ khu vực 1, phường Ba Láng làm theo gương Bác
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·Không điều chỉnh lộ trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030
- ·Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- ·Bình Dương luôn tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh
- ·Chính phủ yêu cầu nghiên cứu kỹ phương án truy xuất nguồn gốc cây đào
- ·Người đứng đầu phải nêu gương sáng, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá
- ·Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- ·Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng cho xây dựng thị trường các
- ·Không được đưa người đi săn thú dữ, cá sấu, cá mập ở nước ngoài
- ·Thành viên Chính phủ ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá XV có thể giảm
- ·Vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội: Người dân bất lực hờ cứu hỏa
- ·Từ 1/7/2021 mở rộng chủ thể ký kết thoả thuận quốc tế