【số liệu thống kê về câu lạc bộ bóng đá brisbane roar gặp western united】Hà Nội "nhồi" bến xe sát vành đai 3: Quy hoạch đi ngược với thế giới
Thenhồisố liệu thống kê về câu lạc bộ bóng đá brisbane roar gặp western unitedo các chuyên gia giao thông, việc Hà Nội cho xây dựng bến xe Yên Sở sát đường vành đai 3 là trái quan điểm di chuyển bến xe ra khu vực vành đai 4 của thành phố, hơn nữa quy hoạch các bến xe thủ đô hiện nay đi ngược với thế giới.
“Nhồi” thêm bến xe sát đường vành đai 3
Trong báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội gửi Thường trực Thành uỷ Hà Nội về Đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe trung tâm đến 2030 và tầm nhìn 2050 nêu rõ, các bến xe khách liên tỉnh được bố trí tại khu vực các trục đường hướng tâm giao với vành đai 4; từng bước thay thế toàn bộ các bến xe hiện có đang khai thác sử dụng nằm sâu trong khu vực nội đô (gồm Giáp Bát, Gia Lâm, Mỹ Đình, Nước Ngầm).
Cùng đồ án này, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội lại quy hoạch và cấp phép đầu tư xây dựng Bến xe Yên Sở (cạnh công viên Yên Sở, quận Hoàng Mai) có mặt tiền trên đường vành đai 3, cách bến xe Nước Ngầm chỉ 1km.
Theo Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng Bến xe khách Yên Sở do Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng ký, bến xe Yên Sở sẽ kết hợp xe khách và xe tải, có diện tích rộng khoảng 3,2 ha trong giai đoạn quá độ chuyển tiếp giữa các bến xe hiện có và bến xe quy hoạch mới.
Bến xe này có công suất khai thác xe khách tuyến cố định 800-1.000 lượt xe/ngày đêm (giai đoạn đầu khai thác 400 lượt xe/ngày đêm); công suất xe tải khoảng 200 lượt xe/ngày đêm. Bến xe Yên Sở xây dựng trong giai đoạn 2017-2020, hỗ trợ cho bến xe Giáp Bát. Dù là bến tạm, thành phố Hà Nội cấp phép bến xe Yên Sở hoạt động trong 50 năm.
Bến xe Yên Sở sẽ có tổng mức đầu tư 118 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của nhà đầu tư chỉ 30 tỷ đồng (chiếm 25,4% tổng vốn), vốn đi vay và huy động khác là 88 tỷ đồng (chiếm tới 74,6% tổng vốn).
“Việc xây dựng bến xe khách liên tỉnh kết hợp bãi đỗ xe là để góp phần hình thành mạng lưới bến xe khách đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao; giảm tải cho bến xe khách khu vực phía Nam thành phố, phục vụ phần lớn các tuyến vận tải hành khách từ các tỉnh, thành phố phía Nam và Đông Nam thành phố,” văn bản của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội nhấn mạnh.
Mặt khác, tại Tờ trình ngày 28/12/2017 của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội gửi Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội về Đồ án Quy hoạch bến xe Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng nêu rõ, dự kiến sau năm 2025 sẽ chuyển các bến xe hiện có của Hà Nội ra khu vực vành đai 4. Trong đó, với bến Giáp Bát, Nước Ngầm sẽ chuyển về Bến xe Ngọc Hồi (bến phía Nam).
Quy hoạch đi ngược thế giới
Ông Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, chuyên gia giao thông cho rằng, quy hoạch các bến xe ở Thủ đô hiện nay đi ngược với thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Âu (bến xe, nhà ga, metro, xe buýt đều tập trung ở một khu đầu mối trong nội đô).
Theo ông Thủy, Đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe trung tâm đến 2030 và tầm nhìn 2050 nhằm xóa các bến xe cũ, đẩy ra ngoại thành ở nút giao vành đai 4. Bến xe mới sau quy hoạch năm 2050 cách trung tâm nội đô và khu đông dân cư khoảng 10-20km sẽ tạo thế bất lợi cho hành khách, gây khó khăn tiếp cận, làm tăng các chi phí đi lại, thời gian, hành trình hành khách và gây rối loạn, ùn tắc giao thông khi hàng ngày có hàng ngàn lượt xe ôtô trung chuyển chở khách từ trong nội thành ra ngoại thành và ngược lại.
“Việc di chuyển bến xe gây lãng phí lớn vì 7 bến xe Hà Nội được đầu tư khang trang và hiện đại. Nếu di chuyển, thành phố sẽ mất hàng nghìn tỷ đồng,” ông Thủy cho biết.
Dự kiến sau năm 2025 sẽ chuyển bến xe Giáp Bát hiện có của Hà Nội ra khu vực vành đai 4. Ảnh: TTXVN. |
Bày tỏ quan điểm vẫn giữ nguyên các bến xe hiện có, tiếp tục đầu tư hoặc xã hội hóa các bến xe về cơ sở hạ tầng, ông Thủy cho rằng, thành phố Hà Nội làm được điều này sẽ giúp tiếp kiệm quỹ đất (không phải bố trí hàng trăm ha đất để xây dựng bến xe mới) mà lại có thêm tiền để đầu tư vào bến xe hiện tại.
Khẳng định việc quy hoạch di chuyển bến xe Giáp Bát nhưng lại cho xây bến xe Yên Sở với thời hạn 50 năm chắc chắn có lợi ích nhóm, ông Thủy nhìn nhận, một số quy hoạch bến xe sau khi bị xóa bỏ đã biến các bến xe cũ thành các “khu đất vàng” để thay đổi mục đích, công năng sử dụng (xây tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, siêu thị, khu mua sắm… ), điều này đã xảy ra hàng mấy năm gần đây như trường hợp của các bến xe Kim Liên, Lương Yên.
“Quy hoạch đô thị và quy hoạch giao thông của Hà Nội quá yếu kém, thiếu tầm nhìn, định hướng chưa thấu đáo, thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến quy hoạch liên tục thay đổi theo chiều hướng tạo ra thảm cảnh về hạ tầng và hiện trạng ùn tắc giao thông như hiện nay,” vị chuyên gia giao thông này nhìn nhận.
Nhấn mạnh việc Hà Nội cho xây dựng bến xe Yên Sở sát đường vành đai 3 là trái quan điểm di chuyển bến xe ra khu vực vành đai 4 của thành phố, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho rằng cần thực hiện chuyển đồng loạt, không nên bến đi, bến ở lại.
“Khi vẫn tồn tại bến xe Yên Sở trong nội đô, Hà Nội sẽ không thể thu hút được đầu tư tư nhân vào bến xe khác ở khu vực vành đai 4 như quy hoạch và chủ trương của thành phố. Về tổ chức giao thông, quy hoạch là bất thường,” ông Thanh đánh giá.
Đồng tình quan điểm, theo ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết, bến xe tạm Yên Sở không phù hợp, đối lập hoàn toàn chủ trương di chuyển bến xe ra khu vực đường vành đai 4 của Hà Nội. Bến xe Yên Sở cũng có diện tích nhỏ, không đáp ứng nhu cầu san sẻ với bến Giáp Bát và Nước Ngầm. Trong khi các bến khác đang hoạt động lại cho chuyển đi, rõ ràng không hợp lý và thiếu nhất quán.”
Được biết, hiện nay công tác giải phóng mặt bằng của bến xe Yên Sở vẫn chưa hoàn thành do người dân phản đối chính sách bồi thường và cho rằng việc quy hoạch bến xe tại Phường Yên Sở là bất hợp lý.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hợp tác nghiên cứu sản xuất chip 5G thương hiệu Viettel
- ·Đừng bị “lạc trôi” theo những lời tung hô, kích động
- ·Ngày 16/2: Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới chạm mức thấp nhất trong 9 tuần
- ·Trung Quốc kiên quyết ngăn chặn COVID
- ·Vụ bạo hành trẻ ở trường Mầm Xanh: Cục Trẻ em nói gì
- ·Định giá 1.700 tỷ USD, “bom tấn” Saudi Aramco chỉ IPO trong nước
- ·Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch Phát triển kinh tế
- ·Thủ đoạn xuyên tạc, hướng lái vụ án tại “Tịnh thất Bồng Lai”
- ·Không để lọt vào quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 25/11: Không khí lạnh về, từ chiều Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa lạnh
- ·Chủ tịch Hà Nội: Chuyên gia đánh giá dự án BRT Kim Mã
- ·EVN cảnh báo: Cấp nước hồ thủy điện cho vụ Đông Xuân 2020 có nhiều khó khăn
- ·Đưa 232 công dân Việt Nam từ Uzbekistan về nước an toàn
- ·Ðề nghị nâng cấp, nạo vét các công trình thủy lợi
- ·Phạt hành chính về ATTP với Trung tâm nghiên cứu ứng dụng sản xuất TPCN Học viện Quân Y
- ·VinaCapital: Nguy cơ sụp đổ một ngân hàng như SVB ở Việt Nam là rất thấp
- ·Indonesia phát hiện các phần thi thể nạn nhân vụ rơi máy bay
- ·Lãi suất liên ngân hàng giảm sâu, riêng kỳ hạn qua đêm giảm 2,2%
- ·Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão giật cấp 11, cả nước mưa dông
- ·Không mua, thuê mua tàu bay chở người quá 10 năm tuổi