【truc tiep bóng dá】Lỗ hổng an ninh lương thực ở Đông Nam Á
Nhiều nỗi lo
Covid-19 đã ảnh hưởng đến các phương thức giải quyết những vấn đề về an ninh lương thực,ỗhổnganninhlươngthựcởĐôngNamÁtruc tiep bóng dá như biến đổi khí hậu và năng suất cây trồng, đồng thời bộc lộ các lỗ hổng chưa từng thấy trước đây, gây căng thẳng nghiêm trọng cho chuỗi cung ứng thực phẩm. Giờ đây, trước khi đại dịch lắng xuống, an ninh lương thực, một vấn đề luôn là nỗi trăn trở của các quốc gia Đông Nam Á.
Lỗ hổng an ninh lương thực ở Đông Nam Á |
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), sản xuất lương thực nội địa ở Indonesia liên tục không theo kịp với dân số ngày càng tăng, tuy nhiên đại dịch đã làm giảm nhập khẩu lương thực quan trọng. Tương tự, Covid-19 đã làm gián đoạn sản xuất và phân phối trong nước, dẫn đến thâm hụt các mặt hàng chủ lực như gạo, trứng và đường. Tại Thái Lan, hạn hán vào năm 2020 đã làm giảm sản lượng đường, Covid-19 cũng làm giảm nhu cầu tiêu thụ. Kết quả là xuất khẩu đường của Thái Lan giảm 19% vào năm 2020, và hiện thị trường đang phục hồi. Covid-19 cũng tạo ra những lo ngại về hậu cần, kho bãi, tắc nghẽn cảng và tăng chi phí vận chuyển hàng hóa. Để giải quyết tình trạng gián đoạn nguồn cung cấp lương thực sau đại dịch, việc tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy hàng hóa tự do là rất quan trọng, cũng như đảm bảo cung cấp đủ lao động và quản lý tốt hơn các biện pháp kiểm soát biên giới.
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp bền vững ở Đông Nam Á phụ thuộc vào nguồn cung lao động nhập cư ổn định. Các Chính phủ trong khu vực cần ưu tiên hơn là loại trừ lao động nông nghiệp nhập cư để ngăn chặn tình trạng mất an ninh lương thực. Trong thời kỳ đại dịch, nguồn cung lao động nhập cư đã bị tổn hại khi các quốc gia thắt chặt kiểm soát biên giới. Thái Lan đã trải qua tình trạng thiếu hụt xuất khẩu lương thực liên quan trực tiếp đến tình trạng thiếu lao động nhập cư. Trước đại dịch, Thái Lan là nơi sinh sống của hơn 3 triệu người di cư, chủ yếu đến từ Myanmar, Campuchia và Lào. Giải quyết tình trạng bị gạt ra ngoài lề xã hội có thể bảo vệ người lao động bị mắc kẹt bởi các hạn chế biên giới trong tương lai hoặc các cuộc khủng hoảng nhân đạo liên quan đến xung đột.
Sản xuất nông nghiệp bền vững ở Đông Nam Á phụ thuộc vào nguồn cung lao động nhập cư ổn định |
Người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp Thái Lan đang phải đối mặt với mức lương dưới mức tiêu chuẩn và phải đối mặt với các điều kiện lao động yếu kém. Việc thiếu tư cách pháp nhân của họ tạo ra sự sợ hãi và bất an, đồng thời ngăn cản họ tiếp cận các dịch vụ chính. Điều quan trọng là các nước ASEAN phải bảo vệ người lao động nhập cư khi họ tìm kiếm việc làm ở nước ngoài. Khi người lao động nhập cư trở về nhà - và nhiều người do hậu quả của Covid-19 - thường có rất ít cơ hội cho họ. Để giải quyết vấn đề này, Campuchia đã khuyến khích những người di cư trở về nhà để bắt đầu làm nông nghiệp quy mô nhỏ, với mức lương tạm thời là 40 USD hàng tháng. Tuy nhiên, vấn đề này có hai mặt. Nhiều gia đình phụ thuộc vào số tiền mà công nhân nông trại nhập cư gửi về nước và các quốc gia như Campuchia không thể hấp thụ sự trở lại của quá nhiều công nhân nhập cư cùng một lúc.
Dễ bị tổn thương
Các nước ASEAN cũng cần nhận thức rõ hơn những vấn đề đang tác động mạnh mẽ đến an ninh lương thực. Đông Nam Á, với dân số hơn 675 triệu người đang phải đối mặt với những thách thức dai dẳng do biến đổi khí hậu. Kể từ tháng 7/2021, hơn 12 tỷ m3nước đã bị giữ lại bởi 45 đập ở thượng nguồn. Đối với Campuchia, vốn đã dễ bị tổn thương bởi hạn hán khắc nghiệt, đây là một vấn đề mà nước này không thể bỏ qua. Biến đổi khí hậu đã làm cho mực nước giảm đột ngột và nước mặn xâm nhập từ Biển Đông đang tiến sâu vào Đồng bằng sông Cửu Long, gây thiệt hại cho nguồn nước ngầm và các cánh đồng lúa gần 100 km trong đất liền. Trong khi Trung Quốc vài năm trước đã thực hiện một số bước xả nước để giảm bớt áp lực ở hạ lưu, thì gần đây, Trung Quốc đã quyết định giữ thêm nước từ thượng nguồn. Điều này, trong những hoàn cảnh bình thường, khiến Phnom Penh và các nước láng giềng Đông Nam Á khác gặp khó khăn. Sự khan hiếm nước ảnh hưởng đáng kể đến chính sách đối ngoại, vì hơn 60 triệu người ở hạ lưu sông Mekong phụ thuộc vào dòng sông để kiếm sống và làm nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Đông Nam Á phụ thuộc và dễ bị tổn thương bởi các chuỗi cung ứng thực phẩm quốc tế phức tạp. Khả năng của một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực là rất thực tế, và khi đại dịch suy yếu, khi các xã hội trở lại trạng thái bình thường, khu vực này phải áp dụng một mô hình an ninh lương thực mới có thể tiếp thu và chống chọi với sự gián đoạn cả bên trong và bên ngoài. Đông Nam Á, do dễ bị tổn thương nên phải hiểu rõ hơn các khía cạnh liên quan đến an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, đồng thời tạo điều kiện để có thể khai thác tốt hơn năng suất của nông dân, bảo vệ lao động nhập cư quan trọng, tăng năng suất cây trồng, giữ cho biên giới rộng mở, và đảm bảo tính bền vững của thực phẩm.
Yếu tố cốt lõi trong các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc là vấn đề an ninh lương thực, đây được coi là ưu tiên hàng đầu hiện nay của Đông Nam Á, đặc biệt là sau khi đại dịch Covid-19 qua đi. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- ·Bị bạn mượn xe: Thà mang tiếng ki bo còn hơn lo rủi ro
- ·Những mẫu xe độ 'gây sốt' làng xe hai bánh Việt năm 2018
- ·TP Hồ Chí Minh: Bổ sung thêm hơn 5.500 chỉ tiêu vào lớp 10 công lập
- ·Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3
- ·Ô tô mới tinh giá hơn 400 triệu: 3 chiếc ‘hot’ nhất cho người Việt mua chơi Tết
- ·TP Hồ Chí Minh: Nhiều điểm mới trong tuyển sinh lớp chuyên
- ·Kỳ thi tuyển sinh lớp 10: Hà Nội đề phòng sự cố đề thi bị mờ
- ·Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng
- ·Ô tô SUV nhỏ gọn, thiết kế như xe sang giá chỉ 262 triệu
- ·ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
- ·Nếu không muốn tai nạn, tài xế cần biết đọc con số trên lốp xe ô tô
- ·Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn trường học
- ·Xe Chevrolet trên toàn cầu sẽ được trang bị Android Auto và Apple CarPlay
- ·Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- ·Top 5 xe bán chạy nhất Việt Nam tháng 10: Cuộc chạy đua khốc liệt tại phân khúc xe nhỏ
- ·Chevrolet Cruze mới – Ghi dấu thành công
- ·Siêu xe triệu đô McLaren Senna gần rụng bánh sau va chạm với xe cỏ
- ·Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Nantes, 01h00 ngày 5/1: Bay vào Top 3
- ·Điểm danh những mẫu ô tô giảm giá trong tháng