【bóng đá tile】Đầu tư công: Phải coi vốn ngân sách chỉ là “vốn mồi"
Vốn nhà nước vào một số ngành còn quá lớn
Ông Trần Kim Chung -Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. |
Ở Việt Nam, các số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ trọng vốn đầu tư công đang có xu hướng giảm, từ 47,1% (năm 2005) xuống còn 38,1% (năm 2010), sau đó nhích lên chút ít trong các năm 2012-2014 rồi lại giảm xuống còn 38% (năm 2015) và dừng ở mức 37,6% năm 2016. Xét trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư công, khoảng 50% là vốn trực tiếp từ NSNN, trên 30% là vốn vay, còn lại 20% là vốn của các DNNN và các nguồn vốn khác. Trong khu vực kinh tế Nhà nước, vốn đầu tư từ Trung ương có xu hướng giảm dần, trong khi từ ngân sách địa phương có xu hướng tăng. Bình quân giai đoạn 2005-2016, vốn của Trung ương là 51,4% trong khi của địa phương là 48,6%, chênh lệch không đáng kể phản ánh sự phân cấp mạnh mẽ của cơ chế đầu tư công.
Vốn đầu tư công phần lớn được dành cho lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, gồm cả hạ tầng cứng (đường giao thông, sân bay, bến cảng, cấp thoát nước, điện, viễn thông,...) và hạ tầng mềm (y tế, giáo dục,...). Tổng cộng các lĩnh vực này chiếm khoảng 53,6% tổng đầu tư công năm 2016; trong đó lĩnh vực vận tải, kho bãi chiếm tỷ trọng lớn nhất (21,3%) và lĩnh vực điện, nước xếp thứ hai (14,4%). Với nguồn vốn đầu tư công, nhiều công trình, dự án quan trọng đã được triển khai. Một số công trình giao thông quan trọng, quy mô lớn như mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 1; nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên; hoàn thành nhà ga T2 cảng hàng không Nội Bài; đầu tư càng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải,... Các công trình này đã góp phần nâng cao năng lực kết nối giữa các vùng miền trong nước và giao thương quốc tế. Hạ tầng năng lượng cũng được đầu tư tăng thêm năng lực với nhiều công trình đã hoàn thành hoặc đang được xây dựng như thủy điện Sơn La, Lai Châu; nhiệt điện Duyên Hải, Vũng Áng I, Vĩnh Tân II; đưa điện lưới ra Phú Quốc, Cô Tô, Lý Sơn,... cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Bên cạnh đó, hạ tầng thủy lợi, đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế, giáo dục đào tạo, công nghệ, nông thôn mới,... đều góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH.
Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư công còn nhiều hạn chế, yếu kém, đáng lưu ý là cơ cấu đầu tư công chưa hợp lý. Trong cơ cấu đầu tư chung toàn xã hội, vốn đầu tư khu vực nhà nước còn chiếm tỷ lệ cao và chưa có xu hướng giảm, trung bình 2011-2015 khoảng 39%. Trong một số ngành, vốn đầu tư nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ quá lớn trong tổng vốn toàn xã hội như giáo dục, đào tạo, y tế. Ngoài ra, nguồn đầu tư vẫn dựa chủ yếu và nguồn bội chi NSNN (vay nợ trong nước và nước ngoài) do cân đối ngân sách gặp khó khăn. Theo số liệu của Bộ Tài chính, tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN giảm từ mức bình quân 28,6% giai đoạn 2006-2010 xuống còn 22,7% giai đoạn 2011-2016.
Đặc biệt, tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư công còn diễn biến phức tạp; nhiều khoản chi bị phát hiện chưa đúng chế độ, chính sách, không bố trí đủ nguồn vốn, chất lượng công trình thấp trong đầu tư xây dựng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Một số bộ, ngành, địa phương vẫn đề xuất khởi công mới các dự án trong khi chưa cân đối đủ nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản hoặc mức vốn bố trí quá thấp, không đảm bảo hoàn thành dự án đúng tiến độ. Nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được xử lý triệt để và chủ yếu tập trung ở khối địa phương.
Mở rộng kênh huy động vốn
Nhận xét về vấn đề đầu tư công hiện nay, ông Bùi Tất Thắng - Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Đổi mới tư duy về đầu tư công dựa trên việc đáp ứng các nhu cầu của phát triển bền vững là một yêu cầu cần thiết. Với chức năng là một trong những công cụ của Nhà nước để quản lý và phát triển xã hội, đầu tư công cần được nhìn nhận dưới nhãn quan chung về phát triển bền vững của quốc gia. Vì vậy, hướng đầu tư công là nhằm đảm bảo những yếu tố cơ bản, nền tảng cho sự phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với những tác động xấu của biến đổi khí hậu. Theo ông Thắng, trước mắt, cần ưu tiên hỗ trợ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng KT-XH lớn, quan trọng, thiết yếu, có tính lan tỏa trong các vùng, miền như giao thông, điện, ước, thủy lợi, viễn thông, y tế, giáo dục, môi trường,... Một mặt, việc đầu tư cần tập trung nguồn lực cho những dự án, những vùng kinh tế động lực để nhanh chóng phát huy năng lực, tạo sức bật cho nền kinh tế. Mặt khác, NSNN phải ưu tiên hơn cho các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ và các vùng còn nhiều khó khăn.
Đưa ra giải pháp, ông Bùi Tất Thắng cho rằng: Trong điều kiện kinh tế thị trường và nguồn vốn từ NSNN còn hạn hẹp, việc bố trí vốn phải quán triệt nguyên tắc ưu tiên sử dụng vốn NSNN như là “vốn mồi” để khai thác tối đa các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Đồng thời, mở rộng các phương thức đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Thực hiện chủ trương xã hội hóa một cách rộng rãi đối với các dịch vụ công, nhất là trong các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, các công trình dự án cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân ở nông thôn. Tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn gắn với kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ công.
Khuyến nghị từ góc độ huy động nguồn lực cho đầu tư, ông Trương Bá Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng: Cần mở rộng khả năng huy động vốn thông qua thị trường vốn bằng việc phát triển nhiều và đồng bộ các kênh huy động. Điều đó không chỉ nhằm thực hiện mục tiêu đa dạng hóa nguồn lực tài chính mà chính là nguồn tài trợ lớn cho các dự án đầu tư công. Theo ông Tuấn, thị trường vốn nên được hình thành đồng bộ bởi các thị trường huy động vốn khác nhau như thị trường trái phiếu Chính phủ, trái phiếu DN, thị trường chứng khoán phái sinh, thị trường mua bán nợ, thị trường đất đai. Trong một nền kinh tế đa dạng như nước ta hiện nay, việc sử dụng một hoặc hai nguồn vốn chính để tài trợ cho các hoạt động đầu tư của Chính phủ, cũng như của DN là không hiệu quả xét theo khía cạnh huy động nguồn lực tài chính. Thay vào đó, Chính phủ cần tạo dựng cơ chế để việc huy động nguồn lực tài chính được đa dạng hơn. Việc triển khai cơ chế đồng tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau cho các hoạt động đầu tư là một giải pháp chính sách hiệu quả trong điều kiện nguồn lực nhà nước hạn chế như hiện nay.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bộ Công Thương giải đáp kiến nghị của 36 nhà đầu tư năng lượng tái tạo
- ·Tàu cảnh sát biển tìm thấy 1 thi thể ngư dân gặp nạn, mất tích trên biển
- ·Những di tích sống mãi với Hà Nội
- ·Cận cảnh biệt thự 100 tuổi ở Đồng Nai được định giá gần 5,4 tỷ đồng để 'xóa sổ'
- ·Khu đô thị mới Tân Mỹ hơn 931ha ở Long An đã có nhà đầu tư nộp hồ sơ
- ·Sở Giao thông vận tải TPHCM thừa nhận bất cập trong thu phí tại trạm BOT Phú Hữu
- ·Áp thấp nhiệt đới sẽ gây mưa lớn từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, có nơi trên 500mm
- ·Vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2: Không có căn cứ xử lý hình sự một số cá nhân
- ·Triển khai chương trình đào tạo Chuyên gia năng suất của Tổ chức Năng suất Châu Á
- ·Ngày đầu mở bán vé tàu Tết, nhiều người xếp hàng từ mờ sáng ở ga Sài Gòn
- ·Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024
- ·Người đàn ông ở Hà Nội bị lừa gần 30 tỷ đồng khi tham gia đầu tư tiền ảo
- ·Tình trạng đăng kiểm của xe khách gây tai nạn trên cao tốc Vĩnh Hảo
- ·Tàu hàng bị chìm trên biển Quảng Nam, 8 thuyền viên yêu cầu cứu nạn khẩn cấp
- ·Ra mắt lần đầu tại Việt Nam: Nước tăng lực HYRO Energy không bổ sung đường
- ·Công ty cây xanh Công Minh thông đồng với chủ đầu tư để tham gia các gói thầu
- ·Giảm từ 30 xuống còn 1 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô
- ·Dân chuẩn bị chài, lưới mong bắt cá ‘khủng’ khi hồ Trị An xả lũ
- ·Giá vàng hôm nay 12/7/2024: Lần đầu tiên vàng nhẫn vượt mặt vàng miếng
- ·Ủy ban Kiểm tra TƯ đề nghị kỷ luật nhiều đảng viên liên quan Thuận An, Phúc Sơn