【tran monaco】Tiến thoái lưỡng nan
Để xuất khẩu an toàn dưới tác động xung đột Nga- Ukraine | |
Nga tuyên bố bắt đầu giai đoạn mới trong chiến dịch quân sự ở Ukraine | |
Những thách thức đối ngoại khiến ông Joe Biden “tiến thoái lưỡng nan” |
Xung đột Nga và Ukraine – nguyên nhân khiến thế giới rơi vào lạm phát đình trệ |
Sau khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine, chuỗi cung ứng càng trở nên rối loạn, cản trở đà phục hồi kinh tế toàn cầu do vị trí quan trọng đặc biệt của Nga và Ukraine trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Cụ thể, Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai toàn cầu. Neon là nguyên liệu quan trọng nhất để sản xuất chip, trong khi sản lượng của Nga và Ukraine chiếm 70% sản lượng toàn cầu. Lĩnh vực năng lượng và tài nguyên chiến lược quan trọng đang là nguồn gốc của rối loạn nguồn cung toàn cầu. Trong khi đó, các lệnh cấm lẫn nhau giữa Nga các nước phương Tây dẫn đến hệ thống vận chuyển logistics toàn cầu bị cản trở nghiêm trọng. Vùng chiến sự bùng phát giữa hai nước là đầu mối vận chuyển đường không và đường bộ của đại lục Á-Âu. Thêm vào đó, các biện pháp trừng phạt và chống trừng phạt tài chính của Mỹ và phương Tây đối với Nga dẫn đến hệ thống thanh toán đóng vai trò “chất bôi trơn” cho sự vận hành thông suốt của chuỗi cung ứng toàn cầu xuất hiện sự rạn nứt nghiêm trọng.
Sau khi dịch Covid-19 bùng phát, các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới đều thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng với biên độ lớn để ngăn chặn suy thoái, kích thích phục hồi. Tuy nhiên, do nguồn cung rối loạn và ảnh hưởng của các nhân tố khác, bắt đầu từ quý 4/2021, các nền kinh tế chủ chốt, đặc biệt là Mỹ và các nước Liên minh châu Âu (EU), đã gặp sức ép lạm phát ngày càng nghiêm trọng.Theo số liệu do Cơ quan Thống kê châu Âu công bố gần đây, tỷ lệ lạm phát của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) đã tăng mạnh từ mức 5,9% trong tháng 2 lên 7,5% trong tháng 3, ghi nhận mức cao mới trong lịch sử kể từ khi đồng euro ra đời. Lạm phát của Đức là 7,6%, Tây Ban Nha là 9,8%.
Đứng trước tình hình lạm phát ngày càng nghiêm trọng, các nền kinh tế chủ chốt phải thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ, xác định kiểm soát lạm phát là mục tiêu ưu tiên, do đó kinh tế toàn cầu bước vào chu kỳ tăng lãi suất. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tuyên bố tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm. Từ cuối năm 2021 đến nay, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã tăng lãi suất 3 lần. Đồng thời FED và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) còn xem thu hẹp chương trình mua tài sản là biện pháp quan trọng để tăng tốc thắt chặt chính sách tiền tệ cho đến khi chấm dứt hoàn toàn. Một số nền kinh tế mới nổi và đang phát triển gặp sức ép lạm phát nghiêm trọng cũng phải điều chỉnh chính sách vĩ mô và bắt đầu tăng lãi suất.
Tình trạng lạm phát đình trệ khiến việc điều tiết kinh tế vĩ mô của nhiều nước gặp nhiều khó khăn “được cái này mất cái kia”: muốn thoát khỏi kinh tế đình trệ cần phải mở rộng, nhưng việc mở rộng sẽ làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát; muốn kiểm soát lạm phát cần phải thắt chặt, nhưng thắt chặt sẽ làm kinh tế tăng trưởng chậm hoặc suy thoái. Để thoát khỏi tình thế này, các nền kinh tế chủ chốt và tổ chức quốc tế đang nỗ lực tìm ra cách thức cơ bản để thoát khỏi khó khăn trên nhiều phương diện, từ thể chế thậm chí chế độ, cũng như quản trị kinh tế toàn cầu và phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô kinh tế. Tuy nhiên, không có gì chắc chắn điều này sẽ mang lại thành công.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thắt chặt kiểm soát an toàn thực phẩm dịp Tết Canh Tý ở Hà Nội
- ·Phó Thủ tướng: Lập chuyên án điều tra, xử lý tiêu cực trong cấp giấy phép lái xe
- ·Hà Nội khai trừ 107 đảng viên
- ·Đình chỉ công tác Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1
- ·Úc: Xác 'quái vật' biển ‘khủng’ trôi dạt vào bờ biển khiến người dân hoảng sợ
- ·Quan hệ Việt
- ·Lãnh đạo cấp cao Đảng Lao động Triều Tiên thăm Hải Dương
- ·Thủ tướng thăm Tổng cục II, Bộ Quốc phòng
- ·Cảnh bảo thuốc trị chứng ợ nóng có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm
- ·TPHCM không để dịch bệnh Covid
- ·Show Victoria's Secret 2024 bị chê 'chán nhất từ trước tới nay'
- ·Bộ trưởng Công an Tô Lâm được phong quân hàm Đại tướng
- ·Asian Cup: Thủ tướng chúc đội tuyển Việt Nam mọi điều may mắn
- ·Thủ tướng: Chúng ta không xuất khẩu công nghệ lạc hậu
- ·Vụ hiệp sĩ Sài Gòn bị đâm tử vong: Tin mới nhất về dấu vết nhóm trộm đâm các hiệp sĩ
- ·Du lịch thích ứng với xu thế mới
- ·"Việt Nam với ban lãnh đạo mới sẽ duy trì đà tăng trưởng vững chắc"
- ·Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Thái Lan
- ·Cuối tuần này, Thủ tướng chủ trì Hội nghị với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, tái khởi động nền
- ·Ngành Nông nghiệp đóng góp lớn vào đời sống nông dân