【bxh c1 chau a】Thu hút tài trợ quốc tế giúp nâng cao năng lực chống hạn
Ngày 15/3,úttàitrợquốctếgiúpnângcaonănglựcchốnghạbxh c1 chau a Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã họp với các đối tác phát triển và nhà tài trợ quốc tế nhằm huy động nguồn lực và tìm giải pháp ứng phó khẩn cấp tình hình hạn hán và xâm nhập mặn tại khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Hạn hán, thiếu nước xảy ra trên diện rộng
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, El Nino 2015/2016 đạt cường độ tương đương và lớn hơn El Nino mạnh kỷ lục 1997-1998. Ngoài ra, có đến trên 90% khả năng El Nino sẽ kéo dài đến giữa năm 2016 và nếu coi pha nóng của ENSO được bắt đầu từ cuối năm 2014 thì ngoài cường độ mạnh, El Nino 2015-2016 cũng trở thành một trong những El Nino kéo dài nhất từ trước đến nay (gần 20 tháng).
Hậu quả là tại khu vực Nam Trung Bộ, dự kiến hạn hán sẽ tiếp tục kéo dài đến vụ hè thu 2016 với khoảng 40 nghìn ha đất lúa phải dừng sản xuất; 31 nghìn hộ gia đình bị thiếu nước sinh hoạt. Trong khi đó tại ĐBSCL, diện tích đất lúa thiệt hại từ cuối năm 2015 đến nay khoảng 160 nghìn ha và vụ hè thu 2016 sẽ có khoảng 500 nghìn ha không thể xuống giống trước thời vụ do thiếu nước.
Bà Đặng Thanh Mai, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2016, hiện tượng El Nino vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới chế độ thời tiết, thủy văn ở Việt Nam. Điều này có nghĩa là trong những tháng đầu mùa mưa bão, hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam sẽ ít hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Bên cạnh đó, khả năng nắng nóng gay gắt sẽ xuất hiện sớm…
Mùa khô 2016 ở các tỉnh ven biển Trung Bộ sẽ kéo dài tới tháng 8-9/2015. Trên nhiều sông sẽ tiếp tục xuất hiện mực nước thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc cùng thời kỳ và thấp nhất lịch sử. Do thiếu hụt dòng chảy trên các sông và hồ chứa ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên nên trong các tháng tiếp theo của mùa khô năm 2016 tình trạng khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn có khả năng sẽ xảy ra trên diện rộng và khốc liệt hơn so với năm 2015.
Hạn hán và thiếu nước diện rộng đã xảy ra ở Trung bộ, Tây Nguyên, đặc biệt nghiêm trọng ở một số tỉnh như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Cụ thể như ở Ninh Thuận, một số các sông suối nhỏ đã ở mức cạn kiệt không có nước, dung tích trữ của các hồ chứa thủy lợi có lúc xuống dưới mức 10% so với dung tích thiết kế...
Theo nhận định của Bộ NN&PTNT, thiệt hại mà hiện tượng El Nino năm nay sẽ tương đương với hiện tượng El Nino xảy ra năm 1997/1998 (còn được gọi là ENSO của thế kỷ 20). EL Nino năm 1997/1998 đã gây hạn hán và thiếu nước trầm trọng ở nhiều nơi, đặc biệt là Tây Nguyên và Nam Bộ. ĐBSCL cũng đã bị xâm nhập mặn nghiêm trọng. Ước tính thiệt hại kinh tế (kể cả nông nghiệp) là vào khoảng 5.000 tỷ đồng tính theo thời giá khi đó. Ngoài ra, trong đợt El Nino này cũng đã xảy ra cơn bão bất thường LINDA gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho khu vực Nam Bộ.
Huy động hỗ trợ quốc tế nâng cao năng lực ứng phó
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, hiện tượng xâm nhập mặn và hạn hán là biểu hiện của BĐKH và theo các chuyên gia dự báo, BĐKH sẽ diễn biến sẽ gay gắt và tác động mạnh mẽ hơn đến ĐBSCL cũng như cả nước.
Vì vậy, để hạn chế tối đa thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, cùng với việc phối hợp với các bộ, ngành để rà soát quy hoạch thủy lợi, nông nghiệp, thủy sản, thích ứng với thời tiết cực đoan, qua đó chủ động các giải pháp về cấp nước tưới, cấp nước sinh hoạt, lâm nghiệp cho người dân, giúp nhân dân chuyển đổi sản xuất, Bộ NN&PTNT chính thức đề nghị các tổ chức quốc tế hỗ trợ, cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân bị thiệt hại và thực hiện các giải pháp chống hạn hán, xâm nhập mặn.
Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: “Về lâu dài, cần thu hút đầu tư các dự án ODA về xây dựng các công trình và nâng cao năng lực quản lý để ứng phó”.
Cụ thể, "Bộ NN&PTNT sẽ đẩy nhanh tiến độ đàm phán và thực hiện các dự án như dự án thủy lợi Bắc Bến Tre với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA); sớm ký kết với Ngân hàng Thế giới (WB) dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL, đồng thời đề xuất Chính phủ Hà Lan, CHLB Đức…tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, thể chế cho công tác nạo vét kênh ở ĐBSCL, nâng cao năng lực quản lý hạn hán và xâm nhặp mặn", Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cũng cho biết thêm, Bộ NN&PTNT cũng đã phối hợp với Hà Lan, WB, một số nhà tài trợ, tổ chức nghiên cứu xây dựng quy hoạch thủy lợi có tính đến yếu tố BĐKH ở vùng ĐBSCL và 1 số vùng khác. Thông qua quy hoạch đó có thể lựa chọn các dự án ưu tiên , “những giải pháp không hối tiếc”, hiện bộ đang trình Chính phủ tập hợp, huy động nguồn vốn để triển khai các dự án đó.
Đồng thời, để đối phó với vấn đề hạn hán, Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa với các nước trong khu vực của sông Mê Kông./.
Khánh Linh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Không trả sổ bảo hiểm, công ty phải bồi thường như thế nào?
- ·Phụ nữ xã Quách Phẩm chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·Chơn Thành, Lộc Ninh thành lập các chốt kiểm soát dịch Covid
- ·Hãy nghĩ về an toàn trước khi hành động
- ·Hơn 70 triệu đồng đến với người cha bán thận nuôi con
- ·“Mọi người vui, mình cũng hạnh phúc”
- ·18 học sinh khó khăn được tặng quà
- ·Hớn Quản tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh Covid
- ·Chồng chết, 4 mẹ con sống nương tựa vào hàng xóm
- ·Thế giới ghi nhận gần 7,6 triệu người mắc Covid
- ·Mẹ nghèo bệnh ung thư, ba đứa trẻ nheo nhóc
- ·Cảnh báo tình trạng đuối nước ở trẻ
- ·Hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng 9
- ·Chiều nay không thêm ca nhiễm nCoV
- ·Bữa cơm gia đình ngày Tết
- ·Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho học sinh
- ·Chăm lo đời sống nông dân
- ·Rèn kỹ năng học tập và kỹ năng sống cho học sinh
- ·Cứu người phụ nữ 'sống nay chết mai'
- ·Chung tay phòng, chống dịch Covid