【ket quả .net】Mở rộng phạm vi sửa đổi Luật Thống kê
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tờ trình dự ánluật. |
Tiếp tục phiên họp thứ 3,ởrộngphạmvisửađổiLuậtThốngkêket quả .net chiều 15/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê.
Đây là dự án đã được Quốc hội quyết định tại Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021,
Trình bày tờ trình dự án luật, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, trong bối cảnh mới, đặc biệt là sự thay đổi nhanh chóng của kinh tếsố, xã hội số và sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thì Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
Lần sửa đổi này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết sẽ giữ nguyên 134 chỉ tiêu, sửa tên 41 chỉ tiêu, bổ sung 40 chỉ tiêu để phản ánh, đánh giá một số chính sách pháp luật, mục tiêu đường lối đổi mới, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, Chính phủ được ban hành trong thời gian gần đây, như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.
Bên cạnh đó 11 chỉ tiêu được đề xuất bỏ do không còn phù hợp với thực tế, không bảo đảm tính khả thi hoặc đã có trong nội dung của chỉ tiêu khác.
Thẩm tra sơ bộ dự án luật, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, với phạm vi sửa đổi như Tờ trình của Chính phủ, dự án Luật đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021).
Tuy nhiên, tại cơ quan thẩm tra vẫn có các ý kiến cho rằng, cần thiết sửa đổi một số điều hoặc toàn diện Luật Thống kê chứ không chỉ sửa danh mục.
Đánh giá của Ngân hàngThế giới về chỉ số hiệu quả thống kê năm 2021, Việt Nam đạt 66/100 điểm; tuy nhiên chỉ số về hạ tầng dữ liệu đo lường về khung pháp lý, tiêu chuẩn, phương pháp thống kê, kỹ năng thống kê, nguồn lực đạt 35/100 điểm là hạn chế lớn chưa được khắc phục của công tác thống kê Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phản ánh.
Cơ quan thẩm tra cũng nhận xét, tổng số chỉ tiêu có thay đổi chiếm tỷ lệ 37,6%, song báo cáo đánh giá tác động của chính sách bổ sung hay sửa đổi các chỉ tiêu thống kê quốc gia còn mang tính định tính, thiếu các đánh giá, phân tích định lượng.
Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cân nhắc luật hóa hoặc quy định một số nguyên tắc trong luật làm rõ tính minh bạch như tên gọi, nội hàm của từng chỉ tiêu thống kê quốc gia, nhất là đối với các chỉ tiêu mang tính tổng hợp, quan trọng như GDP.
Các chỉ tiêu cũng cần được quy định rõ về phương pháp tính toán, thẩm quyền và cách thức thu thập, sử dụng nguồn số liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập số liệu, công bố, chia sẻ thông tin... để bảo đảm tính kịp thời, thống nhất, đồng bộ, hệ thống của Danh mục; bảo đảm tính khả thi trong triển khai thực hiện và hướng tới tiết kiệm nguồn nhân lực và tài chính.
Đánh giá cao sự chủ động của Bộ kế hoạch và Đầu tư trong việc đề xuất sửa Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, sửa danh mục là rất chính xác, nhưng cân nhắc sửa thêm cả một số nội dung của Luật Thống kê.
Theo Chủ tịch Vương Đình Huệ, Luật chưa làm rõ trách nhiệm của cơ quan thống kê Trung ương và địa phương trong việc cung cấp và điều chỉnh số liệu thống kê, nhiều chuyên gia, nhà quản lý nhận xét tính công khai minh bạch của thống kê còn hạn chế...
Riêng về danh mục mới với 215 chỉ tiêu, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, những nội dung về môi trường, thảm hoạ môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, các nhóm yếu thế, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, cách mạng công nghiệp 4.0, đô thị hoá, phát triển khu vực tư nhân chưa được đề cập nhiều.
Cần rà soát lại xem các chỉ tiêu về những nội dung này đã đủ đáp ứng yêu cầu đổi mới chưa, Chủ tịch Vương Đình Huệ yêu cầu.
Tiếp thu các ý kiến của Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất dự án luật sửa cả phụ lục và cả một số điều liên quan đến những vấn đề lớn đã chín, đã rõ, tác động ngay đến công tác điều hành của Luật Thống kê. Nếu chưa thể thông qua quy trình một kỳ họp thì sẽ tiếp tục trình ở kỳ họp thứ ba của Quốc hội.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Bộ trưởng báo cáo lại Chính phủ về mở rộng phạm vi sửa đổi không chỉ ở danh mục, sau đó báo cáo Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 10/2021.
(责任编辑:La liga)
- ·TP.HCM xử hoạt động cho vay tín chấp theo kiểu 'tín dụng đen' núp bóng các công ty tài chính
- ·Bù Đốp: Trao quyết định điều động cán bộ
- ·Năm Căn: Hỗ trợ 4 hộ bị sạt lở trong đêm
- ·Vui ngày hội đại đoàn kết toàn dân
- ·Hàng Việt nâng cao sức cạnh tranh nhờ đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý
- ·75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: Những giá trị lịch sử
- ·Cấp phát trên 100 thẻ căn cước công dân cho người dân
- ·Năm 2022 thiên tai làm thiệt hại trên 19.500 tỷ đồng
- ·Tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án 06
- ·Nghỉ thai sản, ốm đau vẫn được hỗ trợ tiền thuê nhà
- ·Chính phủ đặt mục tiêu GDP năm 2022 tăng 6
- ·Đồng Phú đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác chuẩn bị bầu cử
- ·Khai mạc Phiên họp thứ 51 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Trao tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người dân khó khăn, mang Tết ấm đến với người nghèo Xuân Giáp Thìn
- ·Bế mạc Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ Tp. Cà Mau
- ·TP. Bạc Liêu: Lấy ý kiến về việc phá dỡ khu di tích trụ sở Tỉnh ủy lâm thời
- ·Thủ tướng ban hành Công điện tăng cường phòng, chống dịch COVID
- ·Các ca COVID
- ·Vững vàng ra khơi trực Tết