【nữ mexico vs】Định vị động lực tăng trưởng mới
Tuy đã đạt được nhiều kết quả song nhiều ý kiến cho rằng,Địnhvịđộnglựctăngtrưởngmớnữ mexico vs dư địa không còn nhiều, vì thế công cuộc tái cơ cấu cần phải được tiến hành mạnh mẽ hơn nữa, trong đó khoa học công nghệ sẽ là dư địa lớn nhất để tiếp tục tái cơ cấu, tạo ra đột phá mới.
Tái cơ cấu đang chậm
Tại Nghị quyết 27/2017/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, 16 nhóm nhiệm vụ với 120 nhiệm vụ cụ thể đã được giao cho các bộ, ngành, địa phương. Đến thời điểm này, công cuộc tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng đã đạt được những kết quả khả quan.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( KH&ĐT), hầu hết các nhiệm vụ được giao đã được thực hiện đúng thời hạn và đạt kết quả ở các mức độ khác nhau. Có 25,8% nhiệm vụ đã triển khai và có kết quả rõ ràng, 57,5% số nhiệm vụ đang triển khai nhưng chưa có kết quả rõ ràng, và 16,7% nhiệm vụ triển khai chậm hoặc chưa triển khai. Ổn định kinh tế vĩ mô, cơ cấu lại DNNN, hoàn thiện thể chế kinh tế và cơ cấu lại đầu tư công là nhóm nhiệm vụ đạt kết quả rõ ràng ở mức cao. Đổi mới cách thức liên kết giữa các địa phương trong phát triển kinh tế vùng, cơ cấu lại các ngành công nghiệp và phát triển thị trường các nhân tố sản xuất ở chiều ngược lại. Có 5 hạn chế, tồn tại của việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng được Bộ KH&ĐT đề cập đến, trong đó, đáng chú ý, Bộ KH&ĐT nhấn mạnh tới hạn chế về sự khó khăn trong phối hợp của nhiều bộ, ngành, địa phương để chỉ đạo, tổ chức triển khai, theo dõi và giám sát các nhiệm vụ như cơ cấu lại DNNN, cơ cấu lại đầu tư công, các đơn vị sự nghiệp, hoàn thiện và phát triển thị trường các nhân tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Đánh giá về kết quả tái cơ cấu kinh tế, ghi nhận một số kết quả đạt được, song chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam đang quá chậm, chậm cả về cải cách DNNN lẫn dịch chuyển sang cơ cấu kinh tế phù hợp với cách mạng khoa học công nghệ hiện nay. Và điều cơ bản là chúng ta vẫn chưa tìm được động lực để tái cơ cấu. Nếu muốn tái cơ cấu thì phải có nguồn lực kinh tế (tín dụng) để tạo động lực thực hiện tái cơ cấu, chưa kể việc tái cơ cấu còn liên quan lợi ích nhóm.
“Tới đây sức ép về tái cơ cấu sẽ tăng lên nhiều do chúng ta đã hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, phải cạnh tranh với hàng hóa của các nước ASEAN và các nước khác. Bên cạnh đó, Cách mạng công nghiệp 4.0 đến rất nhanh, nếu không có sự nỗ lực tái cơ cấu một cách nghiêm túc sẽ bị bỏi rơi lại đằng sau, hàng hóa của chúng ta vì thế không cạnh tranh được, không bán được và dẫn đến rất nhiều khó khăn”, chuyên gia Lê Đăng Doanh nói.
Cũng theo Bộ KH&ĐT, về tái cơ cấu khu vực DNNN, theo đánh giá, nhìn chung, các mục tiêu về chất của quá trình cơ cấu lại DNNN đang tiến triển chậm. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực DN có vốn nhà nước đang có xu hướng giảm sút trong các năm gần đây, cụ thể, tỷ suất lợi nhuận của toàn khối DNNN (100% vốn nhà nước) giảm trong giai đoạn 2012-2016 (ROE giảm 39%, ROA giảm 30%), chưa tương xứng với nguồn lực DNNN đang nắm giữ. Mô hình quản trị DNNN chậm được đổi mới, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.
Về kết quả cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, còn có một số mục tiêu khó khăn hoàn thành, bao gồm việc cơ cấu lại đầu tư công chưa gắn chặt chẽ với định hướng cơ cấu lại các ngành kinh tế và cơ cấu lại ngân sách nhà nước, tình trạng lãng phí, thất thoát, chi chưa đúng chế độ, chính sách, không bố trí đủ nguồn vốn, chất lượng công trình thấp trong đầu tư và xây dựng vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Về kết quả cơ cấu lại lĩnh vực nông nghiệp, các chuyển biến cơ cấu nội ngành chưa rõ nét và bền vững. Năng suất lao động, năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản còn thấp. Tuy có một số mô hình thí điểm tập trung, tích tụ đất nông nghiệp, nhưng thể chế liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tập trung, tích tụ đất đai về cơ bản chưa thay đổi, chưa thực sự thúc đẩy tập trung, tích tụ ruộng đất để cơ cấu lại cách thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, hiện đại và công nghệ cao.
Khoa học công nghệ - động lực mới
Tại cuộc họp mới đây của Ban chỉ đạo quốc gia về cơ cấu lại nền kinh tế, lãnh đạo Chính phủ đã khẳng định, trong thời gian tới, tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng sẽ tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong công tác điều hành của Chính phủ. Về giải pháp cho cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nhiều chuyên gia cho rằng, dù ở lĩnh vực nào thì việc phải tận dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng và Cách mạng công nghiệp 4.0 đang là xu thế tất yếu. Đây cũng là yếu tố mang tính động lực mới cho tăng trưởng. các định hướng này phải được cụ thể hóa để đi vào cuộc sống. Đơn cử, trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều địa phương đã rất thành công trong ứng dụng khoa học công nghệ, tạo đột phá trong phát triển, giúp sản phẩm vươn ra thị trường thế giới mạnh mẽ, trong đó có sản phẩm tôm của Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo chuyên gia Lê Đăng Doanh, công nghệ thông tin, nông nghiệp, hay du lịch là những lĩnh vực cần tập trung ưu tiên trong thời gian tới, trong đó cần ưu tiên phát triển các lĩnh vực ứng dụng trí tuệ nhân tạo, thay đổi cơ cấu, nâng cao trình độ ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, nông lâm thủy sản… Có như vậy mới có thể đạt kết quả tốt hơn, năng lực cạnh tranh sẽ được nâng cao hơn.
Liên quan đến động lực đổi mới mô hình tăng trưởng đến từ khoa học công nghệ, dưới góc độ Doanh nghiệp, TS. Nguyễn Kim Cương, Tổng giám đốc CMC Software (Tập đoàn CMC) cho rằng, thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin thì người dân, DN ngày càng được phục vụ tốt hơn, rút ngắn thời gian, chi phí, thông qua đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Hiện nay riêng đối với ngành Hải quan đã đạt hơn 99% DN nộp tờ khai hải quan thông qua các hệ thống điện tử, toàn bộ quá trình thông quan nhờ sử dụng công nghệ thông tin đã rút ngắn thời gian thông quan từ hơn 20 ngày trước đây xuống còn dưới 10 ngày. “Điều này tạo thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới, hiệu quả cho cả nền kinh tế do người dân, DN đối tác đều cảm thấy dễ dàng hơn trong làm ăn với Việt Nam, thúc đẩy nền kinh tế phát triển”.
Tuy nhiên, cũng theo ông Cương, Việt Nam nhiệt tình đón nhận Cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng chưa có nhiều ngành hay doanh nghiệp thực sự có những hướng đi rõ ràng. Sự sẵn sàng đầu tư cho Cách mạng công nghiệp 4.0 dường như mới rõ nét ở những doanh nghiệp công nghệ lớn. Tập đoàn CMC đã thể hiện quyết tâm với khẩu hiệu “4.0 Ready” làm định hướng phát triển các giải pháp, dịch vụ công nghệ mới. Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC hình thành 4 nhóm nghiên cứu những công nghệ 4.0 như Big Data, IOT, Robot, AI… từ vài năm gần đây. Tập đoàn VinGroup cũng mới thành lập Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn… Tuy nhiên, với đa số thì vẫn đang còn lúng túng. Cách mạng công nghiệp 4.0 phải dựa trên nền tảng dữ liệu nhưng nền tảng dữ liệu của Việt Nam còn rất manh mún, không phải ngành nào, lĩnh vực nào cũng đã có hệ thống dữ liệu đầy đủ. Bên cạnh đó, nhân sự có thể xử lý được dữ liệu lớn đang rất thiếu, môi trường để ứng dụng cũng còn yếu vì VN chưa phải nước có nền công nghiệp phát triển. Vì thế, TS. Nguyễn Kim Cương cho rằng, một mặt các DN, bộ ngành phải tự nhận thức về vai trò quan trọng của công nghệ thông tin và ứng dụng nó, mặt khác, Chính phủ cần hỗ trợ để giải quyết những khó khăn ngoài tầm của DN.
Để có thể tái cơ cấu kinh tế có hiệu quả, yếu tố con người là quan trọng. Theo các chuyên gia, cần có đội lãnh đạo đủ tầm, quyết liệt, sát sao và một ngũ cán bộ thực hiện nhiệt huyết, công tâm. Các bộ, ngành cũng cần trang bị tối đa các phần mềm dịch vụ trực tuyến thông minh, hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp, tạo thuận lợi cho DN, người dân. Với các DN, cần có đội ngũ nhân lực chất lượng cao để có thể tiếp nhận, ứng dụng và làm chủ các thành tự của khoa học công nghệ. Dẫn ví dụ điển hình về sự chỉ đạo quyết liệt của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong thời kỳ Việt Nam xây dựng đường dây tải điện 500KV Bắc Nam, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, hiện chúng ta chưa có người nào chịu trách nhiệm cụ thể về tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng. Vì thế, cần phải rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc để tái cơ cấu kinh tế trong thời gian tới đạt kết quả cao hơn.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nhóm du khách Trung Quốc mặc áo in hình ‘đường lưỡi bò’: Cơ quan chức năng lên tiếng
- ·Hàn Quốc hỗ trợ trang thiết bị cho các trường học của Yên Bái
- ·Có 400 triệu đồng nên chọn mua xe ô tô nào?
- ·Đề thi minh họa môn Toán, Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
- ·Triển lãm nội tạng và cơ thể người chết ở TP.HCM: Bộ Văn hóa lên tiếng
- ·Ford kỷ niệm 50 năm xe Mustang
- ·Hyundai Grand i10 xuất hiện tại Việt Nam
- ·Nữ tài xế say lái xe đâm điên loạn trong bãi đỗ ô tô
- ·Sếp Viettel: ‘Chuyển đổi số muộn sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp’
- ·Ngành giáo dục Sơn La tăng cường phòng, chống rét đậm, rét hại
- ·Chủ đầu tư Bright City 'ép' khách hàng nhận nhà khi chưa đủ điều kiện bàn gi
- ·Tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh tại Thái Bình
- ·Ford Fiesta mới có giá từ 549 triệu đồng
- ·Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Người 'truyền lửa' đam mê
- ·Vụ 37 công nhân bị ‘bùng lương’ không có tiền về Tết: Cai thầu xuất hiện nói gì?
- ·Thêm lựa chọn cho New Sorento 2014
- ·Casumina khánh thành nhà máy sản xuất lốp xe tải radial toàn thép
- ·Trường Đại học Kinh tế Quốc dân bỏ phương thức xét tuyển học bạ
- ·Ủy thác thu đảm bảo tính hiệu quả trong phát triển đối tượng tham gia BHXH
- ·Toyota tung ra loạt thông tin mới về mẫu Yaris cách tân