【trực tiếp bóng đá trực tuyến hôm nay】Không để hàng hóa nước ngoài dán mác Việt Nam thẩm lậu
Cơ hội phát triển bền vững từ CPTPP | |
Lưu ý doanh nghiệp về chính sách thuế và thủ tục hải quan trong CPTPP | |
Tiền thuế đã nộp thừa theo ưu đãi trong CPTPP được xử lý thế nào?ôngđểhànghóanướcngoàidánmácViệtNamthẩmlậu trực tiếp bóng đá trực tuyến hôm nay |
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh trả lời các chất vấn của đại biểu Quốc hội. |
Trả lời chất vấn của đại biểu Đỗ Thị Thu Hằng (Đồng Nai) về các hiệp định FTA, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ, ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam, ngày 14/1/2019, Thủ tướng đã ban hành kế hoạch thực hiện CPTPP, trong đó xác định nhiệm vụ triển khai các cam kết Hiệp định này và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định.
Đến nay, 21 bộ, ngành và 54 địa phương đã ban hành kế hoạch thực hiện CPTPP. Chính phủ đang xây dựng, sửa đổi bổ sung 8 luật có liên quan thực hiện cam kết Hiệp định, 4 nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ, Quản lý ngoại thương và an toàn kỹ thuật. Đến nay, trong 4-5 tháng, việc thực hiện CPTPP, thương mại của chúng ta với một số nước là thành viên của CPTPP tăng lên so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều đó cho thấy tác động tích cực của CPTPP đã bắt đầu phát huy tác dụng. Khẳng định điều này, Phó Thủ tướng nêu rõ, quan trọng là doanh nghiệp của chúng ta cần tận dụng cơ hội CPTPP để thúc đẩy xuất nhập khẩu với các nước mà chúng ta vừa ký Hiệp định này.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho rằng vẫn còn một số vướng mắc trong thực hiện các FTA. Để tận dụng tốt hơn, Chính phủ tiếp tục đẩy nhanh hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý, các văn bản thực thi CPTPP. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả tuyên truyền các cam kết.
Quảng Ninh: Buôn lậu điện thoại di động ngày càng tinh vi (HQ Online) - Bằng các thủ đoạn giấu trong người khi nhập cảnh, rồi nhét trên trần xe khách, những chiếc điện thoại iPhone, Samsung ... |
Hàng điện tử đã qua sử dụng chuyển hướng thẩm lậu (HQ Online) - Thời gian qua, khi lực lượng chức năng kiểm tra tại các cảng biển, phát hiện hàng loạt các vụ buôn lậu hàng ... |
Hàng tân dược thẩm lậu trị giá 5 tỷ đồng bị bắt giữ (HQ Online)- Một vụ buôn bán vận chuyển lậu tân dược với số lượng 750 kg trị giá lên đến 5 tỷ đồng đã bị ... |
Tăng mức xử phạt
Trả lời đại biểu Hoàng Văn Liên (Long An) về hàng hóa không rõ nguồn gốc, có một số loại hàng hóa sản xuất ở nước ngoài lấy nhãn hiệu Việt Nam, Phó Thủ tướng cho biết, vừa qua, báo chí phản ánh nhiều và lực lượng chức năng cũng phát hiện, bắt giữ nhiều loại hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài. Các đối tượng nhập giả mạo nhãn hiệu của Việt Nam, của nước ngoài, dán sẵn tem, nhãn mác ở nước ngoài, sau đó thông qua nhiều hình thức khác nhau để thẩm lậu vào trong nước. Cơ quan chức năng đã bắt giữ nhiều vụ việc.
Cho đến nay, các hiện tượng, hành vi này đã ảnh hưởng đến thương hiệu, doanh nghiệp Việt Nam, quyền lợi người tiêu dùng, thậm chí có nguy cơ khiến hàng hóa trong nước bị xem xét khi xuất khẩu vào một số thị trường nước ngoài vì không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế nước ta.
Nguyên nhân, theo Phó Thủ tướng, do hàng hóa Việt Nam ngày càng nâng cao chất lượng, tạo sự tin dùng của các thị trường bên ngoài, nên một số đối tượng lợi dụng nhãn hiệu hàng hóa Việt Nam để xuất khẩu hàng kém chất lượng.
Giải pháp trong thời gian tới là tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khu vực cửa khẩu, biên giới không để hàng hóa nước ngoài dán mác Việt Nam thẩm lậu. Tăng cường điều tra cơ bản, kiểm tra các kho tàng, bến bãi, địa điểm kinh doanh. Xử lý nghiêm các hành vi nhập lậu, vận chuyển, kinh doanh, phân phối hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam. Đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân, doanh nghiệp, không bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm xâm phạm thương hiệu Việt Nam và quyền lợi người tiêu dùng.
Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Công thương xây dựng Đề án chống gian lận xuất xứ, đánh giá toàn diện và đề xuất cho Chính phủ các giải pháp; sửa đổi quy định xử lý các hành vi vi phạm về xuất xử hàng hóa, xuất nhập khẩu theo hướng tăng nặng mức xử phạt mang tính răn đe với hành vi lợi dụng hàng hóa Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường khác.
Toàn cảnh phiên chất vấn. |
Giải ngân ODA được thúc đẩy nhưng vẫn chậm
Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Phương (Thanh Hóa) về tình hình giải ngân vốn ODA chậm, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, năm 2018 mới đạt 63,2% vốn kế hoạch, 5 tháng đầu năm nay tình hình giải ngân được thúc đẩy nhưng vẫn chậm.
Có nhiều lý do, theo Phó Thủ tướng, đó là khó khăn giữa nguồn vốn ODA với vốn đối ứng không được bố trí phù hợp. Khi ký kết Hiệp định vay vốn ODA, các nhà cung cấp vốn ODA yêu cầu phải có vốn đối ứng để giải quyết vấn đề liên quan đến mặt bằng sạch. Các bộ, ngành, địa phương cũng cam kết phải có vốn đối ứng nhưng khi thực hiện chưa giao cho bộ, ngành, địa phương báo cáo đưa vào vốn đầu tư trung hạn.
Dự án ODA có tính chất khác nhau, có dự án giải ngân nhanh, có dự án giải ngân chậm do tiến trình khác nhau. Giai đoạn đầu thực hiện dự án mất thời gian, bước ban đầu chậm, nhưng khi đi vào thực hiện giải ngân nhanh, lập kế hoạch không sát, có những dự án đã đi vào giai đoạn thực hiện cần nguồn vốn cần kế hoạch thì không có, đây là những vấn để nổi bật đối với giao thông.
“Giai đoạn 2016 - 2020, tổng số dự án ODA dành cho giao thông vận tải chiếm 50% nhưng năng lực các chủ dự án chưa đáp ứng được, có ban quản lý dự án có năng lực tốt thì triển khai được ngay. Đó là nguyên nhân dẫn đến giải ngân vốn ODA chậm, chưa kể đến giải phóng mặt bằng, do đó làm cho các dự án ODA bị giảm hiệu quả. Thời gian kéo dài hay biến động của tỷ giá cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn ODA” – Phó Thủ tướng nói.
Trả lời về các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công Phó Thủ tướng cho hay, Chính phủ tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhất là đối với các dự án lớn giải ngân chậm; yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trực tiếp chịu trách nhiệm, chỉ đạo tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn; chấn chỉnh công tác đấu thầu, thực hiện nghiêm quy định về đấu thầu, mua sắm công qua mạng; đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng và thi công, thanh quyết toán công trình,…
Để khắc phục các bất cập, tồn tại, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) theo hướng đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương, đơn giản hóa thủ tục hành chính, bỏ bớt các khâu trung gian, loại bỏ cơ chế xin - cho, tăng cường hậu kiểm, kiểm tra, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch, phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm… Sau khi dự án Luật được thông qua, Chính phủ sẽ nghiêm túc tổ chức triển khai, đưa các quy định của Luật sớm đi vào thực tiễn cuộc sống, phát huy hiệu quả.
(责任编辑:La liga)
- ·Tài xế che biển số, đi lùi trên cao tốc Long Thành
- ·President visits Supreme Buddhist Patriarch
- ·President receives RoK National Assembly Speaker
- ·RoK National Assembly Speaker visits Viet Nam
- ·Gương mẫu, trách nhiệm
- ·VN President’s visit to China to strengthen relations
- ·South African Honorary Consulate donates five houses to Navy
- ·20 nations sign up for climate change meet
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Việt Nam, UK boost defence cooperation
- ·Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- ·Việt Nam, US partnership set to strengthen, officials say
- ·Only 25% of workers covered by social insurance
- ·Việt Nam, US partnership set to strengthen, officials say
- ·"Đinh Rú
- ·Prime Minister tightens amity with Cambodian royal family
- ·Russian missile cruisers anchor at Cam Ranh Bay
- ·President checks APEC preps
- ·Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- ·City voters fret over worsening environment