【keo bd m88】Tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên
BPO - Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT quy định về nội dung và hình thức tổ chức hoạt động văn hóa trong các cơ sở giáo dục phổ thông,ổchứchoạtđộngvănhoacuteacủahọkeo bd m88 giáo dục thường xuyên; các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm. Thông tư này áp dụng đối với học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, bao gồm: các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông có nhiều cấp học; trung tâm giáo dục thường xuyên; các trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, các đại học, học viện, trường đại học. Theo đó, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động văn hóa và trách nhiệm của các cơ sở giáo dục được quy định như sau:
Nội dung các hoạt động văn hóa
Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa; ca ngợi các thành tựu của cách mạng Việt Nam; giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo lý làm người; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân; lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống văn hóa của người Việt Nam. Ca ngợi quê hương đất nước, con người Việt Nam; biểu dương, vinh danh những tấm gương điển hình tiên tiến, nhân tố tích cực trong ngành giáo dục. Phát triển các loại hình văn hóa và những giá trị nhân văn của văn hóa Việt Nam.
Học sinh Trường THPT Đồng Phú (Đồng Phú) biểu diễn văn nghệ chào mừng năm học mới - Ảnh: C.L
Phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với bản thân, gia đình, nhà trường, quê hương và đất nước; đáp ứng nhu cầu, sở thích lành mạnh của học sinh, sinh viên. Phê phán những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực trong mối quan hệ giữa con người với con người, với môi trường xung quanh, với di sản văn hóa của Việt Nam và nhân loại; phê phán các biểu hiện lệch lạc, đua đòi, ham chơi, thích hưởng thụ; phòng chống các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực và bất bình đẳng giới trong học đường.
Các hình thức tổ chức hoạt động văn hóa cơ bản
Phát triển văn hóa đọc; tổ chức hoạt động tại thư viện nhà trường, phòng đọc, phòng tra cứu; trang bị tủ sách tại các lớp học; tìm hiểu tri thức văn hóa thông qua hệ thống sách, báo, tạp chí và các phương tiện thông tin, truyền thông khác. Tổ chức nói chuyện chuyên đề về văn hóa - xã hội; tổ chức tìm hiểu về các lĩnh vực lịch sử, văn hóa truyền thống dân tộc. Tổ chức các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật, sáng tạo thẩm mỹ như: văn học, âm nhạc, hội họa, sân khấu, điện ảnh và các lĩnh vực nghệ thuật khác; hoạt động thể thao, trò chơi giải trí...
Tổ chức tuyên truyền, cổ động thông qua các hình thức: Bảng tin, áp phích, khẩu hiệu, các ấn phẩm; đài phát thanh, trang thông tin, tranh cổ động và các hình thức khác phù hợp. Tổ chức giao lưu giữa học sinh, sinh viên trong nước và ngoài nước; tổ chức xã hội khác. Tổ chức các hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, chiếu phim định kỳ cho học sinh, sinh viên; tổ chức lồng ghép các hoạt động văn hóa, văn nghệ gắn với các sự kiện, ngày hội, ngày lễ, ngày truyền thống của cơ sở giáo dục, địa phương nơi học sinh, sinh viên sinh sống. Tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, nhân đạo, tình nguyện vì cộng đồng, bảo vệ môi trường và các hoạt động khác. Tổ chức các hoạt động văn hóa khác phù hợp với pháp luật, truyền thống văn hóa, chuẩn mực đạo đức xã hội.
Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục
Đối với các sở giáo dục và đào tạo, xây dựng kế hoạch, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí kinh phí và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để tổ chức hoạt động văn hóa thường xuyên trong các cơ sở giáo dục trong phạm vi quản lý tại địa phương; đôn đốc, kiểm tra và định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện thông tư này. Chủ động phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các đơn vị liên quan ở địa phương trong việc thực hiện thông tư này.
Đối với các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm, xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động văn hóa thường xuyên cho học sinh, sinh viên. Bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách chi thường xuyên, các nguồn thu hợp pháp khác; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị; tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa trong trường học và tham gia cấp cụm, cấp quốc gia theo quy định. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể và các cơ quan quản lý của địa phương; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, các tổ chức khác trong trường để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện thông tư.
ĐT
(责任编辑:Thể thao)
- ·100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- ·Việt Nam’s National Day celebrated in Geneva
- ·Japan to gift Việt Nam another 400,000 doses of AstraZeneca COVID
- ·Italy to donate 796,000 more COVID
- ·Soi kèo phạt góc Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1
- ·Việt Nam, Belgium agree to bolster bilateral relations
- ·China's Foreign Minister Wang Yi to visit Việt Nam, vaccine assistance on the agenda
- ·Kiên Giang, Tiền Giang provinces asked to improve COVID
- ·Hàng vạn du khách chen chân xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
- ·President’s trip to Cuba, New York bears great significance: Foreign Minister
- ·Hãng Kaspersky khuyến cáo biện pháp chống mã độc WannaCry
- ·President Nguyễn Xuân Phúc holds phone talk with Russian counterpart
- ·President Phúc visits Pfizer headquarters in New York, urges speeding up vaccine delivery in deal
- ·Việt Nam received medical supplies from Poland
- ·Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- ·Việt Nam, US step up cooperation in tackling war consequences
- ·Vietnamese President arrives in New York for UN General Assembly's 76th session, White House COVID
- ·Vietnamese FM meets with Cuban counterpart
- ·Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
- ·President Phúc receives Japanese Defence Minister