【bảng xếp hạng châu á】Đứng trên góc độ tổng thể chung đảm bảo chính sách hiệu quả
Đây là chia sẻ của bà Lê Thị Mai Liên,Đứngtrêngócđộtổngthểchungđảmbảochínhsáchhiệuquảbảng xếp hạng châu á Trưởng ban Chính sách tài chính công, Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính.
* PV: Tại Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung 5 luật thuế lần này, cơ quan soạn thảo dự định sẽ tăng mức thuế giá trị gia tang (GTGT) phổ thông từ mức 10% lên 12% áp dụng từ năm 2019. Đây là một nội dung đang có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, xin bà cho biết quan điểm của mình?
- Bà Lê Thị Mai Liên:Trước hết phải khẳng định rằng, mọi sự điều chỉnh về chính sách thuế, trong đó có thuế GTGT sẽ có tác động khác nhau đến nhiều mặt kinh tế - xã hội; tuy nhiên mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cách thức thiết kế của chính sách.
Bất kỳ một “cuộc cải cách” nào cũng rất khó khăn bởi sự tác động đến nhiều đối tượng và nhiều mặt kinh tế-xã hội. Cơ quan soạn thảo cũng rất trăn trở khi đưa ra các phương án chính sách. Tuy nhiên, để một chính sách ban hành và được thực thi rất cần sự đồng thuận của người dân. Cơ quan soạn thảo cũng phải đứng trên góc độ tổng thể chung để đảm bảo chính sách được hiệu quả. Bà Lê Thị Mai Liên |
Về tác động đối với sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bản chất của thuế GTGT là đánh vào hành vi tiêu dùng người tiêu dùng cuối cùng và doanh nghiệp chỉ là người thu hộ, khi tăng thuế suất thuế GTGT sẽ đánh trên cả hàng hóa nhập khẩu và trong nước; nên cơ bản không ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đối với DN xuất khẩu thì thuế suất là 0% vì DN được hoàn thuế. Đối với các DN trong nước, theo tôi có một vấn đề đó là khi điều chỉnh thuế GTGT có thể ảnh hưởng tới giá bán ra của sản phẩm; từ đó có ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng thì cũng cần xem xét tác động, phụ thuộc vào mức độ chia sẻ giữa người dân và doanh nghiệp.
Còn đối với tác động đến chỉ số giá, về lý thuyết việc điều chỉnh thuế GTGT thì có thể tác động tới giá tiêu dùng, nhưng mức độ như thế nào thì phải phụ thuộc vào quy mô, khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sử dụng. Ngoài ra, chỉ số giá còn chịu nhiều tác động từ các yếu tố kinh kế vĩ mô khác, như lãi suất, cung tiền,… Theo dự báo chỉ số giá tiêu dùng trong tương lai sẽ ở mức thấp, cộng với các yếu tố về kinh tế vĩ mô như hiện tại thì việc tác động tới lạm phát là không lớn.
Đối với ảnh hưởng đến người thu nhập thấp, việc sửa đổi 5 luật thuế đề xuất lần này, có lẽ nên nhìn trên góc độ tổng thể, vì ngoài việc tăng thuế GTGT, cơ quan soạn thảo cũng đề xuất giảm thuế thu nhập cá nhân TNCN. Hơn nữa, nhiều mặt hàng thiết yếu thuộc nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT, hoặc có mức thuế GTGT thấp như y tế, giáo dục, lương thực, thực phẩm…
Vì vậy, việc điều chỉnh thuế lần này tôi nghĩ sẽ không tác động quá nhiều người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, việc đề xuất tăng thuế GTGT từ 10% lên 12% ít nhiều cũng có ảnh hưởng nhất định tới đời sống của người thu nhập thấp dễ bị tổn thương, do vậy, cần có cân nhắc tới các chính sách hỗ trợ khác. Hiện tại, Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ liên quan như: Tiền điện, hỗ trợ học phí, bảo hiểm…
* PV: Dự thảo Luật cũng giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT và nhóm chịu thuế suất 5% ở khâu trung gian để bảo đảm tính liên hoàn của thuế GTGT, doanh nghiệp được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào qua đó giảm giá thành sản phẩm… , bà đánh giá như thế nào về tác động của sự điều chỉnh này?
- Bà Lê Thị Mai Liên:Việc điều chỉnh một số nhóm hàng hóa không chịu thuế và chịu thuế 5% nhằm thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020. Trong chiến lược cũng nêu rõ giảm bớt số lượng hàng hóa dịch vụ không chịu thuế và số lượng hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất 5%.
Như vậy, việc đưa hàng hóa dịch vụ không chịu thuế lên hàng hóa dịch vụ chịu thuế 5%, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế đầu vào, trong trường hợp doanh nghiệp mua máy móc thiết bị chịu 10% thuế thì doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế. Điều này sẽ góp phần tạo thuận lợi trong việc thúc đẩy sản xuất của doanh nghiệp.
Việc điều chỉnh thuế GTGT cơ bản không ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của DN. Ảnh: DT |
* PV: Một vấn đề nữa được nêu trong dự thảo lần này là bổ sung nước ngọt bao gồm loại có ga, không ga, tăng lực, trà, cà phê uống liền được đóng gói theo dây chuyền sản xuất công nghiệp… vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Theo bà, việc sửa đổi, bổ sung này bắt nguồn từ đâu và hướng tới các mục tiêu gì?
- Bà Lê Thị Mai Liên:Tôi cho rằng, bản chất TTĐB đó là điều tiết, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng cũng như hạn chế tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, hay gây ảnh hưởng đến môi trường. Đối với nước ngọt hiện nay, theo xu hướng được rất nhiều người sử dụng theo chiều hướng ngày càng tăng; tuy nhiên việc sử dụng nước ngọt có tác dụng tiêu cực đối với sức khỏe. Do vậy, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã có những khuyến cáo liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm có đường gây ảnh hưởng tới tim mạch.
Thực tế kinh nghiệm của các nước cũng chỉ ra rằng, một số quốc gia cũng đã áp dụng TTĐB đối với nước ngọt. Ví dụ Campuchia áp dụng thuế suất TTĐB là 10%, Myanma là 5%. Theo thông tin từ Ban Kinh tế ASEAN, thì hiện nay Philipines và Indonesia đang dự kiến sẽ áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt.
Do vậy, việc áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt nhằm 3 mục đích đó là: Điều tiết tiêu dùng, đảm bảo sức khỏe cho người dân, phù hợp với xu hướng chung của các nước và đảm bảo chiến lược cải cách hệ thống thuế. Tuy nhiên, việc áp dụng mức thuế TTĐB có tác động đến các DN sản xuất mặt hàng này, nên khi áp dụng cần phải có sự đồng bộ, nhịp nhàng giữa các bên liên quan để chính sách thật sự phát huy hiệu quả.
* PV: Vậy bà đánh giá thế nào về tính khả thi, tính thuyết phục và những tác động của dự thảo luật sửa đổi, bổ sung 5 luật thuế lần này đối với các đối tượng là người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế Việt Nam?
- Bà Lê Thị Mai Liên:Tôi muốn chia sẻ rằng, bất kỳ một “cuộc cải cách” nào cũng rất khó khăn bởi sự tác động đến nhiều đối tượng và nhiều mặt kinh tế-xã hội. Cơ quan soạn thảo cũng rất trăn trở khi đưa ra các phương án chính sách. Tuy nhiên, để một chính sách ban hành và được thực thi rất cần sự đồng thuận của người dân. Cơ quan soạn thảo cũng phải đứng trên góc độ tổng thể chung để đảm bảo chính sách được hiệu quả.
Đối với Dự thảo Luật sửa đổi 5 luật thuế lần này cũng cần nhìn trên góc độ tổng thể. Bởi trong dự thảo có nhiều nội dung miễn giảm thuế, nhưng cũng có nội dung tăng thuế, bổ sung đối tượng chịu thuế, nên tác động nhiều mặt đến nhiều đối tượng. Gắn với bối cảnh Việt Nam trong những năm qua, chúng ta đã thực hiện các cam kết quốc tế, giảm thuế rất nhiều, thì khoảng cách đó cần phải được bù đắp trong khi nhu cầu chi vẫn cao. Cùng với đó, chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết 07 về thực hiện các nhiệm vụ cải cách chi, cơ cấu chi ngân sách, cũng như tăng cường kỷ luật tài khóa.
Để đảm bảo hiệu quả Dự thảo Luật sửa đổi 5 luật thuế lần này rất cần ý kiến của người dân, doanh nghiệp, đây là một cách để Bộ Tài chính có được những thông tin đa chiều để xem xét các phương án chính sách nhằm đảm bảo tính hiệu quả của chính sách.
* PV: Xin cảm ơn bà!
DT (lược ghi)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật: Đổi mới để phát triển
- ·Hải quan Quảng Ninh quyên góp 532 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Trung
- ·Nhiều lưu ý về kiểm tra xuất xứ hàng hoá theo các hiệp định thương mại tự do
- ·Vượt qua e dè, lo ngại, 5 triệu lượt khách đi du lịch 30/4
- ·An Giang: Phát hiện hàng chục nghìn chai nước rửa chén, lau sàn vi phạm nhãn mác
- ·2 kịch bản cho doanh nghiệp giải bài toán tuyển dụng nhân sự sau Covid
- ·PC Thừa Thiên Huế phối hợp vận hành, cấp điện các hồ chứa thủy lợi, thủy điện
- ·Nóng nực đầu hè, thợ điều hòa bỏ túi cả triệu bạc mỗi ngày
- ·Hành trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững: Khuyến nghị cho TP.HCM
- ·5 thủ tục hành chính về dược phẩm sắp kết nối Cơ chế một cửa quốc gia
- ·Bộ Công an đề nghị chưa thay đổi quản lý Nhà nước về đào tạo, cấp giấy phép lái xe
- ·Kết quả kinh doanh năm 2018 của Tổng công ty Điện lực miền Bắc có gì sáng?
- ·Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt thanh niên Quân đội
- ·Điều hòa có 5 chế độ quan trọng: Chọn đúng, tiền điện giảm một nửa
- ·Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo gỡ khó cho doanh nghiệp thuỷ sản theo nội dung Báo Công Thương phản ánh
- ·Giá cua gạch tăng mạnh ở miền Tây
- ·Chứng khoán 29/4: Ngân hàng nhà á hậu Dương Trương Thiên Lý đấu đá nội bộ
- ·Đồng Nai: LDG Group tiếp tục nợ thuế gần 95 tỷ đồng
- ·Thủ tướng: Cần coi đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn dân
- ·Chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 gồm những gì?