【2.5/3 là gì】3 kịch bản điều hành để Hà Nội giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh
Hội nghị giao ban trực tuyến của TP. Hà Nội sáng ngày 6/4. Ảnh: Thanh Hải
Sáng ngày 6/4,ịchbảnđiềuhànhđểHàNộigiảmthiểuthiệthạidodịchbệ2.5/3 là gì UBND TP. Hà Nội đã chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến công tác quý I/2020; đồng thời giao ban Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 thành phố.
Nếu dịch kéo dài đến quý III, tăng trưởng của Hà Nội khó đạt
Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I/2020, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I/2020 tăng 3,72%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 71.383 tỷ đồng, bằng 25,6% dự toán, tăng 6,7% (cùng kỳ tăng 30,3%). Thu nội địa đạt 66.564 tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán, tăng 6,0% so với cùng kỳ. Chi ngân sách địa phương đạt 13.676 tỷ đồng, bằng 13,3% dự toán (cùng kỳ đạt 11,9%).
Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 63,04 nghìn tỷ đồng. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 927,4 triệu USD; đầu tư trong nước đạt 7,14 nghìn tỷ đồng. Trong 3 tháng đầu năm, có 6.350 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký 103 nghìn tỷ đồng, tăng 1% về số lượng và tăng 98% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019...
Ông Nguyễn Mạnh Quyền cũng cho biết, căn cứ kịch bản tăng trưởng của cả nước, tình hình và kết quả của các ngành, lĩnh vực trong quý I, Hà Nội đã xác định 3 kịch bản điều hành để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh Covid -19.
Cụ thể kịch bản 1: Dịch bệnh sớm được kiểm soát, quý II lấy lại đà tăng trưởng và quý III, IV có sự bứt tốc, tăng trưởng cả năm đạt 7,5%, hoàn thành kế hoạch đề ra.
Kịch bản 2: Dịch bệnh được kiểm soát vào quý III nhưng tăng trưởng tiếp tục bị ảnh hưởng, không thể bứt tốc, cả năm đạt 6,42%, không đạt kế hoạch đề ra.
Kịch bản 3: Dịch bệnh kéo dài đến hết năm, tăng trưởng cả năm 2020 đạt 5,34%, không đạt kế hoạch đề ra (cả nước dự báo tăng trưởng khoảng từ 4 đến 5%).
Trên cơ sở đó, UBND TP. Hà Nội sẽ ban hành "Kế hoạch hành động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh Covid-19", giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã để tập trung thực hiện với tinh thần khẩn trương, quyết liệt và đồng bộ, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội năm 2020 và cả giai đoạn 5 năm 2016 - 2020; nhất là xây dựng các phương án thu, chi ngân sách, đảm bảo tính khả thi, đáp ứng chi thường xuyên và an sinh xã hội trong giai đoạn dịch bệnh.
Cải cách triệt để các thủ tục hành chính, đơn giản thủ tục cho vay
Trong thời gian tới, TP. Hà Nội yêu cầu các sở ngành, quận huyện cần cải cách triệt để các thủ tục hành chính; đơn giản hóa, cắt giảm thời gian giải quyết, nhất là thủ tục hành chính liên thông; mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 gắn với tuyên truyền để nhân dân tham gia sử dụng dịch vụ.
Đồng thời, thành phố cũng đơn giản các thủ tục cho vay sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân; nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ủy thác; đẩy nhanh tỷ lệ giải ngân cho vay qua Quỹ đầu tư phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố; tiếp tục thúc đẩy phát triển mạnh ngành Nông nghiệp, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm thiết yếu, nhất là trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, góp phần đảm bảo an sinh xã hội...
UBND TP. Hà Nội chỉ đạo các đơn vị hoàn thiện rà soát cụ thể, chi tiết từng dự án đầu tư công, xác định rõ khó khăn, vướng mắc để tập trung tháo gỡ, đẩy nhanh thủ tục, thi công, giải ngân, tạo vốn thực hiện kích thích phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, thành phố đôn đốc quyết liệt các công trình trọng điểm; tập trung tháo gỡ khó khăn tối đa cho các dự án ODA, dự án vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ngoài ngân sách nhằm đẩy mạnh kích cầu đầu tư.
Đồng thời, các cơ quan đơn vị thực hiện cắt giảm ít nhất 5% chi thường xuyên; rà soát cụ thể tình hình tài chính, ngân sách để xây dựng kịch bản điều hành thu, chi ngân sách hiệu quả, kịp thời đáp ứng yêu cầu các nhiệm vụ cấp bách.
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, UBND thành phố yêu cầu các đơn vị phải đơn giản các thủ tục cho vay sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm; phân bổ và đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn cho vay, giải quyết việc làm phục vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân và cho vay giải quyết việc làm đối với người nghèo và các đối tượng chính sách.
Thành phố tập trung sản xuất các sản phẩm có cơ hội phát triển, sản phẩm phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như: thiết bị bảo vệ sức khỏe, khẩu trang; hóa chất vệ sinh, khử trùng; thiết bị y tế (máy thở, dụng cụ xét nghiệm); dược phẩm…/.
Khánh Linh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chồng ung thư xin về, vợ bầu sắp vượt cạn cháy túi
- ·Xây dựng nếp sống văn minh
- ·Ðiểm sáng giáo dục
- ·Bệnh ung thư buồng trứng
- ·Con dâu tái giá, mẹ chồng cấm chia thừa kế
- ·Nghĩa cử đẹp vì đường quê thông thoáng
- ·Lộc Ninh: Gần 19 tỷ đồng chưa quyết toán bảo hiểm y tế
- ·Phát huy sức mạnh nội lực
- ·Người mẹ nghèo không dám bế con vì sợ xương con gãy
- ·Thực hiện kế hoạch đo lường sự hài lòng của người dân
- ·Xót xa một hoàn cảnh đáng thương sau tai nạn giao thông
- ·Người Hoa đón Tết Việt
- ·Gỡ khó việc khan hiếm nguồn máu điều trị
- ·Thống nhất đặt tên 14 tuyến đường trung tâm TP Cà Mau
- ·Người thứ 3 thừa xinh đẹp và trơ trẽn
- ·Bất chấp nguy hiểm, hàng chục người dân ùa ra quốc lộ lượm hạt điều
- ·Nông thôn mới
- ·Bộ Y tế công bố ca bệnh thứ 240 mắc COVID
- ·Về thủ tục cấp lại sổ đỏ và sang tên cho con cái
- ·Bệnh không lây nhiễm được quản lý tại cộng đồng