【kết quả ngoại hạng anh đêm nay】Dệt may "đói"đơn hàng khi chiến tranh thương mại Mỹ
Lợi thế chi phí mất dần,đóikết quả ngoại hạng anh đêm nay dệt may, da giày đối diện cạnh tranh lớn | |
EVFTA có thúc đẩy xuất khẩu dệt may vào EU tăng vọt? | |
Đơn hàng khan hiếm, dệt may trầy trật nhắm đích 40 tỷ USD |
Xuất khẩu dệt may đạt 40 tỷ USD là một mục tiêu không đơn giản trong năm nay. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Đơn hàng bằng 70% năm trước
Báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy: 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 21,7 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm đáng lưu ý là, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, các doanh nghiệp dệt may trong nước đứng trước nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã ảnh hưởng tới tỷ giá giữa các đồng tiền. Theo đó giá hàng hóa gia công tại Việt Nam bị cao hơn so với một số nước trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc gây ảnh hưởng đến các đơn hàng xuất khẩu.
Hiện nay, tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp không mấy khả quan so với cùng kỳ năm 2018. Một số doanh nghiệp các đơn hàng mới chỉ bằng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2018.
"Nếu như trong năm 2018, tới thời điểm giữa năm, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành đã có đơn hàng đến hết năm, thì hiện nay chỉ ký được các đơn hàng có số lượng nhỏ và ký theo tháng. Tâm lý chung của người mua đều lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ leo thang nên các đơn hàng bị “chia nhỏ” thay vì đặt số lượng lớn như những năm trước", Bộ Công Thương nhận định.
Với riêng mặt hàng sợi và nguyên phụ liệu, Bộ Công Thương nhấn mạnh, do thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc (chiếm 60%) nên tình hình khá khó khăn khi thị trường cắt giảm lượng nhập hàng.
Thách thức mục tiêu 40 tỷ USD
Xung quanh câu chuyện xuất khẩu hàng dệt may, ông Trương Văn Cẩm- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng nhấn mạnh: Tình trạng khan hiếm đơn hàng xuất khẩu hiện diễn ra khá phổ biến. Lượng đơn hàng của nhiều doanh nghiệp mới chỉ bằng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, việc tiêu thụ sợi và phụ liệu gặp nhiều khó khăn.
“Năm nay, ban đầu tưởng là thuận lợi đơn hàng nhưng thực ra lại là khan hiếm. Đến thời điểm hiện tại, cũng đã có những doanh nghiệp lo được đơn hàng đến hết quý 4 nhưng số đó không nhiều. Ngay cả với những doanh nghiệp lớn như may Việt Tiến, Nhà Bè, May 10… tình hình đơn hàng cũng khó khăn, không dồi dào như nửa cuối năm 2018. Bản thân hiệp hội khá ngỡ ngàng về điều này”, ông Cẩm cho hay.
Ngoài câu chuyện về cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, ông Cẩm đánh giá, năm nay đơn hàng xuất khẩu sụt giảm hơn hẳn so với năm trước cũng có thể xuất phát từ tác động của các Hiệp định thương mai tự do (FTA).
Các FTA, điển hình như FTA Việt Nam-EU (EVFTA), ban đầu tưởng rằng sẽ có tác động mạnh, tuy nhiên, thực chất FTA này mới được ký kết chứ chưa có hiệu lực thực sự, hàng xuất khẩu vẫn chịu thuế. Khách hàng nhìn nhận các FTA mang đến nhiều cơ hội nhưng cơ hội chưa thật, Việt Nam mới chỉ ở dạng tiềm năng, nếu chuyển đơn hàng sang thị trường khác thì lợi ích cao hơn.
Năm nay, toàn ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 40 tỷ USD. "Nửa cuối năm phải đạt mức tăng trưởng xuất khẩu từ 11% trở lên thì cả năm kim ngạch xuất khẩu mới mong đạt con số 40 tỷ USD. Đây là điều không hề dễ dàng. Các doanh nghiệp phải cố gắng hơn nhiều, cần nhất là tìm kiếm được đơn hàng, đảm bảo sản xuất liên tục từ nay đến cuối năm, có sự chia sẻ phối hợp với nhau", ông Cẩm nhấn mạnh.
Theo Bộ Công Thương, nhìn chung, 8 tháng đầu năm 2019, sản xuất và xuất khẩu dệt may đều có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do các đơn hàng liên tục thay đổi nên các doanh nghiệp cần phải có nhiều biện pháp nhằm thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh để phù hợp với tình hình.
So với cùng kỳ năm 2018, tính chung 8 tháng đầu năm nay, sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 412,8 triệu m2, tăng 10,5%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 786,8 triệu m2, tăng 9,9%; quần áo mặc thường ước đạt 3.359,5 triệu cái, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 8 tháng ước đạt 21,7 tỷ USD, tăng 9,8%. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Từ hôm nay, Hà Nội ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm phòng chống dịch COVID
- ·Có thể cưỡng chế ngay chủ đầu tư chây ỳ bàn giao Quỹ bảo trì chung cư!
- ·TP. HCM: Nóng phân khúc đất nền, nhà phố
- ·Lừa bán đất cho hàng trăm bị hại
- ·Vụ xét xử BS Lương: Nguyên giám đốc BVĐK Hòa Bình bất ngờ về nước
- ·Nhà thật tồn kho, nhà ảo sốt nóng!
- ·Vinhomes là thương hiệu bất động sản giá trị nhất Việt Nam 2015
- ·M&A bất động sản: Thay đổi tích cực trong cơ cấu pháp lý
- ·Nhân viên tung ảnh 'nhạy cảm' của cặp đôi trong rạp, CGV phải chịu trách nhiệm bồi thường?
- ·Bất động sản nóng với M&A dự án cũ
- ·Loạt hàng trăm nhà, xe ô tô bị kê biên trong vụ án của nữ đại gia Hứa Thị Phấn
- ·Căn hộ thông minh đánh trúng nhu cầu người sành điệu
- ·1 tỷ USD mua dự án trong quý 1/2016: Mạnh tay săn “đất vàng” qua M&A
- ·Vì sao người nước ngoài vẫn ngại mua nhà tại Việt Nam?
- ·Tôm xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng nhất năm 2020
- ·Đón làn sóng thuê căn hộ cao cấp
- ·Thị trường bất động sản: Chủ đầu tư “đau đầu” vì sàn môi giới
- ·Thị trường BĐS Quảng Ninh hút dòng vốn lớn từ các nhà đầu tư
- ·Tăng trưởng kinh tế chưa đến từ việc tăng năng suất lao động?
- ·Trong 10 năm tới bất động sản ven biển có thể tăng giá gấp đôi