【xem kq bong da】Rào cản trong chính sách BHXH
BPO - Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã được Quốc hội khóa XIII,xem kq bong da kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20-11-2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2016. Sau 6 năm áp dụng vào thực tế, nhiều quy định trong đạo luật này đã bộc lộ tồn tại, hạn chế. Cụ thể, diện bao phủ BHXH theo quy định pháp luật cũng như quy mô tham gia BHXH trên thực tế còn thấp; chính sách BHXH thiếu sự chia sẻ theo nghĩa rộng; quy định điều kiện về thời gian tối thiểu được hưởng lương hưu quá chặt chẽ dẫn đến số người đang tham gia rời bỏ hệ thống BHXH trước tuổi nghỉ hưu khá lớn… Đây thực thực sự là rào cản đối với tiến trình thực thi các chính sách an sinh xã hội. Và bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này.
Diện bao phủ BHXH còn thấp
Nguyên nhân của hạn chế này trước hết là do quy định của pháp luật. Cụ thể là chính sách BHXH hiện hành chưa hướng đến bao phủ toàn dân. Vì hiện khu vực nông nghiệp, nông thôn và khu vực không có quan hệ lao động dường như còn bỏ ngỏ. Đặc biệt là chính sách BHXH cho khu vực phi chính thức mới giới hạn ở 2 chế độ hưu trí và tử tuất. Bên cạnh đó, BHXH bắt buộc còn bỏ sót một số nhóm đối tượng có nhu cầu và có khả năng nhưng chưa được luật hóa để tham gia, như: Chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt. Điều này đã làm hạn chế vai trò của BHXH là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội.
Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, tính đến hết năm 2020, cả nước mới chỉ có gần 33,5% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH. Như vậy, vẫn còn gần 32 triệu người trong lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (khoảng 66,5%) chưa tham gia BHXH. Trong khi đó, Nghị quyết số 28-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH, đề ra mục tiêu đến năm 2030, cả nước có khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH. Và với mức độ bao phủ này, đến năm 2030 chúng ta khó có thể đạt mục tiêu.
Cán bộ Bảo hiểm xã hội huyện Bù Đăng giải quyết hồ sơ, thủ tục cho người dân. Ảnh: Vũ Thuyên
Cũng tính đến cuối năm 2020, cả nước có khoảng 14,1 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu - từ 55 tuổi trở lên đối với nữ, từ 60 tuổi trở lên đối với nam. Trong số đó, chỉ có khoảng trên 3,1 triệu người đang được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng (22,1%) trong tổng số người sau độ tuổi nghỉ hưu. Nếu tính cả những người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì tổng cộng có khoảng gần 5 triệu người (35%) được hưởng các khoản trợ cấp hàng tháng. Như vậy, vẫn còn khoảng 9,2 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu (65%) chưa thuộc diện bao phủ của hệ thống BHXH hoặc các tầng an sinh xã hội khác. Trong khi đó, mục tiêu Nghị quyết số 28-NQ/TW đặt ra là đến năm 2021 có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu.
Vì việc phát triển đối tượng tham gia BHXH còn dưới mức tiềm năng, do còn nhiều đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa tham gia. Trong khi đó, số lượng hưởng BHXH một lần tăng nhanh chóng dẫn tới độ bao phủ BHXH tăng chậm.
Điều kiện hưởng lương hưu và hệ lụy
Tại Điều 73 của Luật BHXH quy định như sau: Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Như vậy, điều kiện về thời gian tối thiểu tham gia BHXH để có cơ hội được hưởng chế độ hưu trí đủ 20 năm. Quy định này đã dẫn đến thực trạng có rất nhiều người không tích lũy đủ số năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu. Nói cách khác là có nhiều người vì nhiều lý do khác nhau mà không chờ được đủ 20 năm đóng BHXH để được hưởng chế độ hưu trí.
Cùng với quy định về điều kiện thời gian tối thiểu tham gia BHXH quá dài là điều kiện hưởng BHXH một lần khá dễ dàng nên đã kéo theo hệ lụy là số người có yêu cầu nhận BHXH một lần tăng nhanh. Cụ thể, tại Nghị quyết số 93/2015/QH13 có quy định: Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau 1 năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau 1 năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần. Mức hưởng BHXH một lần đối với người tham gia BHXH bắt buộc được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau: 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì hằng tháng, người lao động đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 8% tiền lương và 1 năm thì mức đóng sẽ là 0,96 tháng lương. Thế nhưng khi người lao động nhận BHXH một lần thì lại được hưởng từ 1,5 đến 2 tháng lương. Cùng với việc “có lãi” này, lại không phải chờ đợi quá lâu để hưởng hưu trí nên rất nhiều người lao động mong muốn được nhận BHXH một lần để đáp ứng các nhu cầu trước mắt.
Theo số liệu thống kế của BHXH Việt Nam, trong giai đoạn 2012-2017, mỗi năm bình quân cả nước có tới 628 ngàn người hưởng BHXH một lần dẫn đến số người tham gia BHXH tăng thêm chỉ là 594 ngàn người. Tức là cứ có thêm được 2 người mới tham gia vào BHXH thì lại có 1 người rời khỏi hệ thống BHXH. Đây là một trong những lý do khiến mục tiêu thực hiện bao phủ BHXH toàn dân khó thực hiện.
Cần thiết sớm sửa Luật BHXH
Xuất phát từ những lý do và yêu cầu nêu trên, việc sớm sửa đổi Luật BHXH là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Trước hết, các cơ quan chức năng cần tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội thực hiện việc sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí. Cụ thể là từ 20 năm nhưng hiện nay xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm như một số nước trong khu vực đã và đang thực hiện. Tuy nhiên, việc sửa đổi này phải được tính toán phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, có số năm tham gia BHXH thấp được hưởng quyền lợi BHXH.
Đồng thời, bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với một số nhóm đối tượng có điều kiện và khả năng như chủ hộ kinh doanh cá thể; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương. Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể việc tham gia BHXH bắt buộc đối với người lao động làm việc không trọn thời gian; bổ sung quy định việc tham gia BHXH bắt buộc đối với trường hợp công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đồng thời là người giao kết hợp đồng lao động.
Thứ ba là điều chỉnh quy định điều kiện hưởng BHXH một lần theo hướng có lộ trình cụ thể và tiến tới chỉ giải quyết đối với người lao động khi đã hết tuổi lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu mà không có nhu cầu đóng tiếp. Đối với những trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo mà có nhu cầu nhận một lần hoặc quy định trường hợp chưa hết tuổi lao động mà nhận BHXH một lần thì mức hưởng thấp hơn. Ngoài những đối tượng trên, việc giải quyết chế độ BHXH một lần chỉ nên chi trả phần mà người lao động đã đóng, phần người sử dụng lao động sẽ được cơ quan BHXH chi trả sau khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 1/2016 (Lần 2)
- ·Bạn văn bạn mình
- ·Khi gia đình đồng lòng “tát Biển Đông”
- ·Nghệ thuật vẽ tranh trên nước
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 3/2016 (Lần 4)
- ·Chuyện nghề và nghiệp
- ·Mùa phim cuối năm sẽ sôi động
- ·Nâng chất danh hiệu thiết thực
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 3/2014
- ·Hậu Giang có 11 tác phẩm mỹ thuật tham gia triển lãm cấp khu vực
- ·Cha phụ hồ bất lực lo kiếm tiền cứu con ung thư mắt
- ·Cảnh sắc phố thị Sài Gòn
- ·Đọc sách trải nghiệm cho hè thêm vui !
- ·Rạp phim nổi bên sông Seine
- ·Ly hôn mà chồng không cho tách khẩu
- ·Những bí kíp giúp trẻ rèn luyện trí thông minh ngay từ khi 1 tuổi
- ·Ấm áp đêm Nguyên tiêu
- ·Bộ sách nghiệp vụ báo chí
- ·Con riêng của chồng tìm mọi cách phá tôi
- ·Sách Tết Tân Sửu 2021