【kq tran mu】Không còn được vay ngoại tệ, doanh nghiệp xoay xở ra sao?
Doanh nghiệp Việt phải làm gì khi “hết cửa” vay ngoại tệ? | |
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục gia hạn cho vay ngoại tệ trong năm 2018 | |
Gia hạn vay ngoại tệ đến cuối năm 2017 | |
Hạn chế vay ngoại tệ: Sao cứ lần lữa mãi? |
Các ngân hàng đều tìm cách hỗ trợ DN các giải pháp về tài chính. |
Đã có sự chuẩn bị
Theo Thông tư số 42/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN quy định về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú của NHNN, đến ngày 1/10/2019, các ngân hàng thương mại sẽ phải dừng việc cho vay ngoại tệ đối với các DN có nhu cầu vay ngoại tệ trung dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa.
Trước đó, cũng theo Thông tư này, hoạt động cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước đã chấm dứt từ ngày 1/4/2019. Theo NHNN, quy định này nhằm thực hiện lộ trình kiểm soát cho vay ngoại tệ theo hướng thu hẹp các nhu cầu vay vốn, chuyển dần quan hệ huy động vốn và cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua bán ngoại tệ.
Thực tế việc dừng cho vay ngoại tệ đã được NHNN “rậm rạp” từ nhiều năm nay, nhưng do một số nguyên nhân khó khăn từ các DN nên NHNN liên tục nới lỏng thời hạn cho vay, trước khi chính thức “chốt sổ” vào tháng 10 tới đây. Vì thế, các ngân hàng và DN đều cho biết đã có chuẩn bị cho chuyển đổi này.
Cụ thể, các ngân hàng đã chuẩn bị sẵn sàng cho DN chuyển đổi khoản vay sang VND sau đó mua lại ngoại tệ theo tỷ giá tại thời điểm vay tiền đồng để có ngoại tệ thanh toán hàng hóa nhập ngoại. Tất nhiên, điều kiện để các DN được hưởng ưu đãi này là phải chứng minh được mục đích sử dụng vốn.
Theo đại diện Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Bigphone, DN đang được vay ngoại tệ với lãi suất vay dài hạn chỉ 4-5%/năm, nhưng nếu chuyển sang vay bằng đồng nội tệ thì phải chịu lãi suất có thể lên tới 9-11%/năm. Dù lãi suất cao hơn nhưng vị này cho rằng, DN không phải lo về rủi ro biến động tỷ giá, nhất là trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa nhiều quốc gia trên thế giới.
Tìm cách giảm chi phí
Mặc dù có nhiều lo ngại về sự gia tăng chi phí lãi vay khi DN phải chuyển sang vay bằng VND, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện lãi suất chênh lệch giữa USD và VND vẫn hấp dẫn người dân bán USD, nắm giữ tiền đồng, tỷ giá sẽ tăng trong khoảng dưới 2% nên áp lực cân đối chi phí lãi vay và chênh lệch tỷ giá đối với các DN xuất nhập khẩu sẽ không quá lớn. Bên cạnh đó, nếu là DN thuộc các lĩnh vực ưu tiên theo quy định của Chính phủ, DN làm ăn uy tín, quan hệ tốt với ngân hàng thì lại đang được hưởng lãi suất cho vay VND ở mức khá thấp, chỉ từ 6,5-9%/năm. Hơn nữa, thị trường mua bán ngoại tệ cũng khá thuận lợi, nhiều ngân hàng còn đưa ra nhiều giải pháp tài chính hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu của DN như tài trợ thanh toán bằng thư tín dụng trả chậm (L/C) hoặc tư vấn các giải pháp giúp DN quản lý tài chính hiệu quả.
Bên cạnh việc DN có thể yên tâm chuyển sang vay bằng VND, các DN có thể còn nhiều cách tìm ra nguồn tiền ngoại tệ, hoặc giảm chi phí hoạt động cho DN.
Ông Lã Hồng Quang, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần chè Á Châu cho hay, DN vẫn luôn sử dụng ngoại tệ là USD trong mọi giao dịch nên có nguồn thu nhập, lợi nhuận bằng ngoại tệ khá dồi dào. Vì thế, để giảm chi phí, DN chuyển qua sử dụng dịch vụ bán ngoại tệ kỳ hạn để lấy tiền đồng.
Cũng về vấn đề này, đại diện Công ty Thủy sản Lenger Việt Nam cho hay, DN có 100% vốn đầu tư của Hà Lan, nên trong tình tình này, công ty mẹ ở Hà Lan đã cung cấp ngoại tệ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nhiều DN cho rằng, việc dừng cho vay ngoại tệ đã được chuẩn bị trước, theo từng giai đoạn, không bất ngờ nên sẽ không tác động nhiều đến doanh thu và lợi nhuận của DN.
Theo NHNN, hiện vẫn còn một số hoạt động cần đến tín dụng ngoại tệ, nhưng về lâu dài, cơ quan này sẽ chuyển hẳn sang quan hệ mua bán ngoại tệ nhằm thực hiện theo đúng chủ trương chống đôla hóa nền kinh tế. Vì thế, sự chủ động của các ngân hàng và DN là rất cần thiết để có thể tận dụng tối đa các chính sách ưu đãi của Nhà nước, cũng như giảm chi phí tài chính cho hoạt động DN.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chuyển số thuê bao di động: Không phải tới ngân hàng cập nhật thông tin?
- ·Phước Long chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới
- ·Họp bàn nâng cao hiệu quả triển khai cuộc thi viết thư quốc tế
- ·Tiếp sức đến trường cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi
- ·Bộ Nông nghiệp thành lập tổ công tác bảo đảm cung ứng nông sản cho miền Bắc
- ·200 phần quà tặng người khó khăn ảnh hưởng bởi Covid
- ·Chính sách về lao động, việc làm đối với thanh niên
- ·650 phần cơm, quà tặng Trung tâm Bảo trợ xã hội Tân Hiệp
- ·Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa giảm ở Đồng bằng sông Cửu Long
- ·Học sinh thi phòng, chống tác hại của rượu, bia
- ·BHXH Việt Nam hiến 174 đơn vị máu trong chương trình “Hiến máu an toàn
- ·Thanh niên với tổ hợp tác dịch vụ nghề nghiệp
- ·Trao 15 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó
- ·Tuổi trẻ Hớn Quản phát 1.050 khẩu trang phòng, chống dịch Covid
- ·Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam
- ·Thực hiện báo cáo thống kê giáo dục kỳ đầu năm học
- ·Trường THPT chuyên Bình Long kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam
- ·Nhiều hoạt động sôi nổi phong trào thanh niên trường học
- ·Thủ tướng dự lễ công bố điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế mở Chu Lai
- ·Xây dựng trường học xanh vì học sinh thân yêu