【truc tiếp bong da hom nay】Cuối năm, lãi suất khó còn dư địa giảm
Tuy nhiên,ốinămlãisuấtkhócòndưđịagiảtruc tiếp bong da hom nay đây là nhiệm vụ khó khăn khi mà thị trường trong nước và thế giới những tháng cuối năm còn hàng loạt yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến lãi suất. Xung quanh chủ đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên.
* PV: Thưa ông, giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là một mục tiêu được đặt ra và cũng là kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp. Thời gian qua, đã có một vài ngân hàng giảm lãi suất cho vay nhưng nhìn chung mức giảm chưa đáng kể. Liệu từ nay đến cuối năm, chúng ta còn dư địa để giảm lãi suất hay không?
- ĐB Nguyễn Đức Kiên: Điều kiện để giảm lãi suất hay không phụ thuộc vào môi trường kinh tế vĩ mô chứ không phụ thuộc vào dự báo hay mong muốn của chúng ta. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và các yếu tố đầu vào như hiện nay, tôi thấy lãi suất huy động và cho vay đã tương đối ổn định, việc tiếp tục giảm lãi suất nữa là rất khó trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt là trong môi trường kinh tế thế giới vẫn đang rập rình khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) điều chỉnh lãi suất hay không, vòng đàm phán đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) với Anh về việc nước này rút khỏi EU cuối tháng 8 mới bắt đầu. Tình hình này tiềm ẩn nhiều yếu tố rất khó đoán định trước. Do vậy, cùng với tỷ giá đang ổn định, việc hạ lãi suất thời gian tới là rất khó.
|
* PV: Trước tình hình này, nhiều chuyên gia dự đoán Trung Quốc có thể sẽ phá giá đồng nội tệ như đã từng làm năm ngoái. Điều này sẽ có tác động đáng kể đến tỷ giá, lãi suất và cả CPI của chúng ta. Ông đánh giá thế nào về khả năng này?
- ĐB Nguyễn Đức Kiên:Năm ngoái, khi Trung Quốc liên tiếp điều chỉnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ, NHNN cũng đã có biện pháp điều chỉnh tỷ giá để ứng phó với tình hình. Tuy vậy, sau đó chúng ta thấy những nghiên cứu, dự báo về tác động của chuyên gia về xu hướng thì đúng, nhưng cường độ thì chưa chính xác. Vì vậy, năm nay, tôi cho rằng cơ quan quản lý nhà nước có thể sẽ có cái nhìn điềm tĩnh hơn về những ảnh hưởng khi đồng nội tệ của Trung Quốc được điều chỉnh.
* PV: Một yếu tố nữa cũng tác động đến lãi suất là chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Đầu năm nay, chúng ta lo ngại CPI sẽ chịu nhiều áp lực tăng, khiến lãi suất không có dư địa giảm. Tuy nhiên, đến hết tháng 7 mà CPI hiện vẫn ở mức thấp. Liệu điều này có tạo cơ hội nào cho lãi suất giảm hay không, thưa ông?
- ĐB Nguyễn Đức Kiên: Hiện nay chúng ta có 2 loại CPI. CPI đến hết 7 tháng so với tháng 12 năm trước hiện vào khoảng 2,48%. Nhưng chúng ta cũng biết chu kỳ tăng giá còn 2 đợt quan trọng nữa là vào tháng 9 khi bắt đầu năm học mới và vào cuối năm. Trong 2 đợt đó, chúng ta dự kiến CPI 5 tháng còn lại sẽ tương đương 7 tháng đầu năm, cộng lại cũng là 5%, vẫn nằm trong dự báo và kế hoạch đầu năm. Bên cạnh đó, giá dầu từ nay đến cuối năm còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn như tình hình Syria sau 1/8, vùng Trung Đông còn nhiều yếu tố chưa rõ ràng… nên CPI sẽ bị ảnh hưởng khi giá dầu biến động bất thường.
* PV: Là thành viên của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, ông có thể cho biết liệu chúng ta đã có kịch bản, phương án điều chỉnh ra sao trước sự kiện khó đoán định như Brexit, lãi suất Mỹ và nhất là biến động giá dầu ảnh hưởng đến lạm phát và thu ngân sách?
- ĐB Nguyễn Đức Kiên: Hiện nay các phương án ứng phó đều đã có, chúng tôi đã dựng lên các kịch bản, phương án, chạy mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động. Đối với giá dầu, về cơ bản chúng ta vẫn dự toán đúng. Trong kịch bản giá dầu luôn có 3 phương án giá dầu cao, thấp và trung bình. Việc điều chỉnh thị trường thế nào, quyết sách ra sao và thời điểm nào đều được tính toán nhưng chưa thể công bố công khai để tránh tác động đến thị trường.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Báo cáo của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) mới đây cũng cho rằng, lãi suất khó giảm do rủi ro tỷ giá vẫn còn hiện hữu, áp lực tăng quy mô tài sản, cân đối nguồn vốn và đảm bảo các tỷ lệ an toàn của các ngân hàng thương mại, đặc biệt sau khi Thông tư 06 sửa đổi Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng chính thức được ban hành với lộ trình cụ thể. Hơn nữa, theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, các ngân hàng đang cần nguồn vốn trung và dài hạn nên có thể sẽ tăng lãi suất huy động mặc dù thanh khoản vẫn đang tương đối tốt, dẫn đến lãi suất cho vay cũng phải tăng theo. |
H.Y
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Queen Crown
- ·Kết quả bóng đá TP.HCM 2
- ·Điều kiện được giải tỏa cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan
- ·Cắt giảm 88,36 giờ và 12 lần nộp thuế trong năm
- ·Đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối liên vùng
- ·Mặt hàng đầu, vỏ tôm sơ chế không chịu thuế GTGT
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 5/3/2024: Ronaldo thất bại, Arsenal thắng 6
- ·Thắng trận đầu tiên ở V
- ·Cho thuê bàn ghế sự kiện tại Hà Nội
- ·Trà Vinh: Công khai danh sách hơn 200 doanh nghiệp, cá nhân nợ thuế
- ·Phát động phong trào thu gom và tiêu hủy bao bì, thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng
- ·Hơn 400 triệu đồng tiền thưởng được trao tại giải marathon Run To Live 2024
- ·Tin chuyển nhượng 6/3: MU ký Kounde, PSG mua Saka
- ·PM Phúc to tour New Zealand, Australia
- ·Việt Nam – Singapore mở rộng hợp tác trong lĩnh năng lượng sạch
- ·Khởi tố 9 bị can trong vụ án Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
- ·Tuyển Việt Nam: Cần HLV Troussier tạo nhiệt, khuấy đảo V
- ·Hải quan Đà Nẵng tập huấn nâng cao tính tự nguyện tuân thủ của doanh nghiệp
- ·Tăng cường quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng đối với nhà ở
- ·Hải quan Lạng Sơn cần tập trung cải cách hành chính, tạo điều kiện cho DN