【kqbd campuchia】Trương Anh Dũng: Họa sĩ thích vẽ chân dung bằng hữu
Thỉnh thoảng, bạn bè lại vui mừng, thích thú khi được anh vẽ tặng một bức chân dung thật ấn tượng. Anh Trương Anh Dũng, họa sĩ, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh là người thích đem lại niềm vui bất ngờ cho người khác như thế…
Họa sĩ Trương Anh Dũng sinh năm 1959, tại Bình Dương. Từ khi còn nhỏ, những phong cảnh hiền hòa của vùng quê này đã tạo cho anh tình cảm yêu mến, trân quý để sau này anh thể hiện vào tác phẩm của mình. Một may mắn nữa theo anh kể là ba anh rất yêu văn chương, mỹ thuật. Ông thường dán những bức tranh từ giấy báo. Các bức ảnh đẹp cũng được ba anh nâng niu, lồng khung kính và treo trong nhà. Tư duy và tình yêu mỹ thuật dần dần “thấm” vào người anh như thế.
Bức tranh về người mẹ của họa sĩ Trương Anh Dũng
Họa sĩ Trương Anh Dũng theo học tại trường Trung cấp Mỹ thuật Bình Dương từ 1974 đến 1977. Sau khi vào Sở Văn hóa - Thông tin (tỉnh Sông Bé cũ) làm việc, anh lại ghi danh học tiếp vào trường Đại học Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh khóa 1980- 1985. Năm 1992, anh nghỉ việc để làm kinh tế gia đình nhưng niềm đam mê mỹ thuật vẫn không hề giảm bớt. Anh vẫn vẽ khi nào rảnh rỗi tại phòng tranh của mình. Những bức ảnh anh ưa thích là hình phong cảnh, cảnh sinh hoạt ở vùng quê yên bình… Đến xưởng vẽ của anh, tôi thầm thán phục bởi những bức tranh có hồn. Anh có bức tranh sơn dầu đặc tả một người mẹ bên mộ con là liệt sĩ, tham dự Triển lãm Mỹ thuật năm 1999 và được giải “Tặng thưởng”. Cùng với trào lưu của giới trẻ ngày nay, anh còn có những bức tranh thật ngộ nghĩnh về những cô gái đang chụp những bức ảnh “selfie” thật thời sự.
Hỏi anh khi nào thì những bức tranh anh vẽ có hồn nhất, họa sĩ Trương Anh Dũng trả lời rằng, đó là khi trải qua một nỗi đau thật sâu sắc trong cuộc đời. Anh đùa rằng: “Nghệ sĩ cần có những… vết chém thật sâu kể cả tình cảm hay đời sống thường nhật để từ đó tâm tư thăng biến vào cảm xúc của riêng mình rồi đọng lại thành tác phẩm nghệ thuật. Cũng từ đó mà dễ đi vào lòng người hơn”. Dường như điều này rất đúng với những ai trót mang chữ “nghệ sĩ” cho mình.
Trở lại với niềm đam mê vẽ chân dung, anh cho biết cái khó nhất ở một bức chân dung là đôi mắt. Cần thể hiện thần thái từ đôi mắt của mỗi người, từ đó mới có thể có một bức tranh thành công. Giờ thì họa sĩ Trương Anh Dũng cũng sống với niềm đam mê của mình. Anh vẽ tặng hầu như tất cả bạn bè, người thân mà anh quý mến. Những anh chị ở Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh lại thỉnh thoảng khoe với tôi bức tranh anh đã vẽ tặng họ. Cần có tấm lòng chân tình dành cho nhau, cho bằng hữu mình luôn yêu mến là cách mà anh Dũng đã làm. Hy vọng anh vẫn mãi giữ được niềm đam mê hồn nhiên này và tiếp tục vẽ, tiếp tục đem lại niềm vui cho mọi người khi họ được ngắm nghía chính mình qua tranh.
QUỲNH NHƯ
(责任编辑:Thể thao)
- ·Một số kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp thủy sản
- ·Vị Thanh 15 năm trưởng thành và phát triển
- ·84 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
- ·Mở rộng thanh toán không tiếp xúc từ việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip
- ·Hướng dẫn doanh nghiệp quy trình đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử
- ·Có 5 nguồn thu đạt trên 13%
- ·Thi đua hoàn thành chiến dịch
- ·Thúc đẩy hợp tác thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam và Cuba
- ·Diễn đàn trực tuyến tiêu thụ thực phẩm OCOP tại Hà Nội sắp diễn ra
- ·Huyện Long Mỹ: Khởi công xây dựng điểm phụ Trường Tiểu học Xà Phiên 1
- ·Thái Nguyên phát hiện, tiêu hủy 2 tấn tai lợn không đảm bảo chất lượng
- ·Một năm đầy nỗ lực
- ·Nâng cao giá trị cây trồng
- ·Nghị quyết phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long: Hiệu quả và kỳ vọng
- ·Vinh danh các tác phẩm báo chí xuất sắc về bảo hiểm năm 2023
- ·Hiệu quả từ chuyển đổi cây trồng
- ·Ngư cụ đánh bắt cá vào mùa
- ·120 đại biểu được tập huấn công tác quản lý thuế
- ·Giá vàng hôm nay 9
- ·HTX Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi: Xuất bán ba ba sang Nhật Bản