【kq union berlin】Kinh tế Việt Nam năm 2024 dưới góc nhìn của các chuyên gia
Kinh tế Việt Nam: Triển vọng 2 tháng cuối năm Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Nhiều chỉ báo tích cực nhưng vẫn khó đạt được mục tiêu |
Các động lực chính cho tăng trưởng là sự hồi phục của nhu cầu trong nước và thế giới,ếViệtNamnămdướigócnhìncủacácchuyêkq union berlin đầu tư tư nhân tăng tốc, thị trường tài chính và thị trường bất động sản trở lại hoạt động tích cực… Các chuyên gia kinh tế đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.
TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh:
Chuyển biến tích cực nhờ vào 3 động lực đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng
Năm 2024 triển vọng tăng trưởng kinh tế sẽ khả quan hơn, bởi khả năng suy thoái của các nền kinh tế lớn, các đối tác chính của Việt Nam xác suất thấp, và không còn. Bên cạnh đó, áp lực lên lạm phát, áp lực lên lãi suất, tỷ giá có thể giảm và như vậy tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chúng ta xử lý những vấn đề tài chính, tiền tệ cũng như có chính sách hỗ trợ cho quá trình phục hồi kinh tế linh hoạt hơn, hiệu quả hơn.
Theo tôi năm 2024, nền kinh tế Việt Nam sẽ chuyển biến tích cực hơn nhờ vào sự phục hồi của cả ba động lực chính: Đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng.
Cả ba nguồn đầu tư: Đầu tư công, đầu tư FDI, đầu tư tư nhân cơ hội trong năm 2024 khá tốt. Đáng chú ý, là thu hút đầu tư nước ngoài do các kết quả của ngoại giao kinh tế năm 2023 như nâng tầm quan hệ với các nước: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore,… thu hút đầu tư nước ngoài sẽ về với Việt Nam nhiều hơn; trong đó nổi bật có thể kể đến đầu tư trong lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo và chip bán dẫn.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ có những cơ hội lớn trong năm 2024, đó là sự dịch chuyển các dòng đầu tư sau đại dịch theo sự phân bố lại chuỗi cung ứng của thế giới. Đồng thời, trong bối cảnh kinh tế cũng như địa chính trị thế giới có nhiều bất ổn mà Việt Nam là một trong những quốc gia đang được đánh giá có sự ổn định về chính trị, nền kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, hơn hết là sự đồng hành của Chính phủ và chính quyền rất tốt.
Năm 2024 quy mô đầu tư công sẽ giảm xuống còn 29 tỷ USD do không còn chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đây vẫn là nguồn lực rất lớn dẫn dắt phát triển kinh tế đất nước. Tôi cho rằng đầu tư công bao giờ cũng là dòng đầu tư chủ đạo, vì chúng ta đã khẳng định vốn trong nước là vốn quyết định, vốn nước ngoài là vốn quan trọng, trong khi đầu tư tư nhân đang có giai đoạn trì trệ thì đầu tư công nên phát huy vai trò của mình. Chúng ta nên cố gắng là hoàn thiện thể chế để làm sao cho dòng đầu tư công vào đúng lĩnh vực, ngành mũi nhọn, ngành chủ lực thì đầu tư công sẽ tạo điều kiện cho thúc đẩy đầu tư tư nhân, thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Vì đó là lòng tin nên tôi cho rằng chúng ta phải tiếp tục cải thiện thể chế về thúc đẩy đầu tư công một cách quyết liệt và đó sẽ là một trong những động lực mạnh cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024.
Về xuất khẩu, dự kiến năm 2024, các thị trường lớn, các đối tác lớn của Việt Nam sẽ phục hồi. Ví dụ như: Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc hay các nước ASEAN kỳ vọng sẽ được phục hồi trong năm 2024. Điều đó sẽ giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam được tăng trưởng tốt hơn năm 2023.
Về tiêu dùng, tôi cho rằng, nhu cầu tiêu dùng vẫn là đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2024. Bên cạnh sự lan tỏa của các gói đầu tư công, các gói kích cầu xuất khẩu thì kích cầu tiêu dùng nội địa năm 2024 là giải pháp thiết thực nhất. Đặc biệt là gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hướng vào các doanh nghiệp nội địa.
Các chính sách gắn khuyến khích tiêu dùng với sản xuất trong nước như việc giảm thuế giá trị gia tăng từ 10 xuống 8% là cần thiết, vì thuế giá trị gia tăng là nguồn thu lớn nhất (33% tổng nguồn thu ngân sách) và lan tỏa rất mạnh trong các lĩnh vực. Tuy nhiên với các chính sách này cần điều chỉnh với lộ trình đủ dài như trong 2 năm, thay vì giảm 6 tháng/lần sẽ khó tạo động lực cho thị trường. Bởi người dân chi tiêu còn phụ thuộc vào thu nhập dự kiến trong tương lai.
Ngoài ra, để thị trường trong nước phát triển cần phát triển hệ thống phân phối và tiêu dùng nội địa. Nếu không nắm được hệ thống phân phối trong nước sẽ mất nền sản xuất trong nước. Bản thân nhà phân phối của Việt Nam phải chủ động giữ sân nhà, vì thông qua hệ thống phân phối đó, hàng Việt mới có thể đi vào thị trường, thậm chí mở rộng ra các thị trường lân cận.
TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Chính sách (VEPR) - Đại học Quốc gia Hà Nội:
Cơ hội và thách thức vẫn đan xen
Năm 2023 Việt Nam vượt qua được vòng xoáy của nhiều cơn gió ngược đến từ kinh tế toàn cầu và các khó khăn trong nước. Với việc đi ngược như vậy, sau quý I/2023 tương đối ảm đạm, từ tháng 5 đã le lói những tín hiệu khởi sắc, tháng sau có những điểm khởi sắc hơn tháng trước. Các bánh xe của "cỗ xe tứ mã" đều khởi sắc. Trong đó bao gồm đầu tư công, sản xuất công nghiệp trong quý 4 cũng khởi sắc trong quý 4, đơn hàng xuất khẩu quay trở lại, thu hút đầu tư nước ngoài tăng trưởng vốn FDI tăng 15%...
Vậy động lực nào sẽ quyết định tăng trưởng năm 2024? Nhìn vào cấu trúc các ngành, sang năm 2024, cầu tiêu dùng vẫn là đóng góp chính cho tăng trưởng. Bên cạnh đó là sự lan tỏa của các gói đầu tư công, các gói kích cầu, xuất khẩu…
Chỉ tiêu tăng trưởng 6,6% trong năm 2024 mà Quốc hội giao dù nhiều thách thức nhưng có thể đạt được. Chúng ta kỳ vọng những giải pháp của chính phủ cho tăng trưởng năm 2024.
Có thể thấy cơ hội và thách thức cho tăng trưởng kinh tế 2024 là đan xen. Thách thức đầu tiên là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế. Chúng ta có 100 triệu dân với nguồn nhân lực trong độ tuổi trẻ nhưng khi tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu thì nguồn nhân lực lại là điểm nghẽn.
Hiện nay, khi chúng ta tham gia vào nấc thang cao hơn của chuỗi sản xuất thì phần giá trị gia tăng của Việt Nam rất thấp. Doanh nghiệp Việt đã có thể tự chủ 50-60% lĩnh vực nhuộm, da giày nhưng trong lĩnh vực công nghệ cao còn rất thấp.
Trong lĩnh vực sản xuất, thương mại, các doanh nghiệp chúng ta còn nhỏ bé và thường trực nguy cơ bị "nuốt" bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, khu vực kinh tế không chính thức đang chịu sự tổn thương lớn, sức chống chịu của khu vực kinh tế này có vấn đề.
Yếu tố thách thức thứ 2, bất động sản cũng là nguy cơ khi “cục máu đông” chưa được giải quyết. Nợ xấu trong bất động sản, trái phiếu cũng mang đến những nguy cơ bất ổn về tài chính. Có sự dịch chuyển các nhóm nợ trong ngân hàng, đến tháng 6-2024 phải giải quyết vấn đề đó như thế nào cũng là thách thức không nhỏ cho tăng trưởng kinh tế năm 2024. Vấn đề này phải được giải quyết, ổn định kinh tế vĩ mô để tạo niềm tin cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Cải cách về thể chế, những khiếm khuyết trong hệ thống pháp luật vẫn là những điểm mấu chốt. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm bên cạnh tháo gỡ khó khăn trước mắt cũng cần phải bảo đảm quyền tài sản, tự do kinh doanh.
Nếu tháo gỡ được các thách thức nêu trên thì chúng ta có thể vượt cơn gió ngược để khôi phục đà tăng trưởng bền vững.
Theo tôi, không cần ban hành thêm những chính sách gì mới, mà tập trung làm tốt những chính sách đã có và đánh giá những chính sách này. Để ra được như vậy, cần sự vào cuộc chia sẻ, đồng hành của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đầu ngành, trung gian, các doanh nghiệp thương mại điện tử để đánh giá tác động chính sách thực tế nhất.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú:
Tiêu dùng nội địa vẫn sẽ là cấu phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế vĩ mô
Năm 2023, thị trường trong nước là một trong những điểm sáng khi duy trì tăng trưởng ở mức cao, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng gần ở mức 2 con số, lạm phát được kiểm soát ở mức trên dưới 3%. Đây mặc dù là con số chưa cao nhưng trong bối cảnh sức mua yếu, người dân chi tiêu tiết kiệm, đây là con số khả quan cho thấy tiêu dùng nội địa vẫn sẽ là cấu phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế vĩ mô của năm 2024.
Kết quả này có được nhờ sự nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Bộ Công Thương và các doanh nghiệp. Đây là kết quả rất quan trọng vì sẽ tạo động lực cho sự tăng trưởng của năm 2023 và cả năm 2024 - năm bản lề rất quan trọng cho mục tiêu hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021 – 2025.
Tuy nhiên, thị trường nội địa năm 2024 vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như sức cạnh tranh ngày càng gay gắt khi hàng nước ngoài tràn vào Việt Nam với giá rẻ do được hưởng các ưu đãi từ các FTA.
Để thị trường nội địa phát huy được vai trò chủ công trong kinh tế vĩ mô, cần triển khai các giải pháp như tổ chức sản xuất hàng hoá theo quy hoạch, năng suất chất lượng, hiệu quả, an toàn thực phẩm, hướng tới sản xuất, tiêu dùng xanh và có sức cạnh tranh trên thị trường nội địa. Sản xuất phải có thương hiệu, mã số vùng trồng.
Hệ thống phân phối khi có sản xuất lớn, cánh cửa hệ thống phân phối phải mở rộng, phát huy hiệu quả của các kênh bán lẻ, chợ ở cả đồng bằng và miền núi. Mối quan hệ giữa sản xuất, phân phối phải chặt chẽ, minh bạch, có sàn giao dịch hàng hoá tại chợ đầu mối, không độc quyền, không o ép.
Đặc biệt, việc sản xuất kinh doanh, lưu thông phân phối phải được bảo vệ bằng lực lượng quản lý thị trường, chặn gian lận từ gốc chứ không phải chờ hàng hoá vào nội địa rồi mới đi kiểm tra thì không kịp. Cần đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, tiêu thụ như đẩy mạnh livestream bán hàng…
Chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh:
Năm 2024, tập trung tái cơ cấu ngành công nghiệp đổi mới theo hướng bền vững hơn
Thời gian qua tái cơ cấu đã góp phần đưa nền công nghiệp lên tầm cao mới, phát triển cả về chiều rộng, chiều sâu với tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh từ 8-9%/năm. Công nghiệp đã thực sự trở thành trụ cột của nền kinh tế, đóng góp lớn cho ngân sách và GDP cả nước. Công nghiệp đã đáp ứng cơ bản cho phát triển thị trường trong nước, góp phần vào tổng mức bán lẻ lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ trong nước. Tạo sự cạnh tranh sòng phẳng với hàng hoá của các nước khác trên chính thị trường nội địa. Công nghiệp cũng đóng góp quan trọng cho xuất khẩu khi 85% các mặt hàng xuất khẩu xuất phát từ ngành này.
Một yếu tố quan trọng nữa, ngành công nghiệp trong suốt giai đoạn qua được tái cơ cấu theo đúng hướng đàm phán FTA của Việt Nam với các đối tác. Tận dụng tối đa cơ hội và cam kết quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá.
Theo tôi, Việt Nam đã hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới, ký kết 17 hiệp định thương mại tự do, có quan hệ thương mại với 221 nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất-nhập khẩu hàng hóa, đồng thời cũng đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bước sang năm 2024, cách mạng công nghiệp 4.0 với trí thông minh nhân tạo, Internet vạn vật, chuyển đổi sang kinh tế xanh... diễn biến nhanh chóng, đòi hỏi sản xuất công nghiệp phải tái cơ cấu, đầu tư mạnh vào khoa học-công nghệ, quan trọng phải thực hiện chuyển đổi có hiệu quả sang kinh tế số, doanh nghiệp điện tử, chuyên gia và công dân điện tử, Chính phủ điện tử đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng cao năng suất lao động, cải thiện tỷ lệ giá trị gia tăng được sản xuất tại Việt Nam trong các sản phẩm sản xuất và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, cần tập trung phát triển các ngành công nghiệp nền tảng nhằm xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, hiện đại, đảm bảo năng lực tự chủ, đáp ứng cơ bản nhu cầu về tư liệu sản xuất của nền kinh tế và nâng cao vị thế của một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp toàn cầu. Trong đó, tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm hỗ trợ, ưu tiên phát triển các ngành: Công nghiệp cơ khí chế tạo, luyện kim, hóa chất, vật liệu, công nghiệp phục vụ nông nghiệp.
Ngoài ra, cần sớm xây dựng và ban hành Luật phát triển Công nghiệp. Trong đó quan tâm đến các đối tượng bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù cơ chế rõ rồi nhưng trong luật phải rõ hơn để triển khai được.
Luật Công nghiệp trọng điểm khi được ban hành kỳ vọng tạo ra cơ chế và chính sách đột phá, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp.
TS. Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Vụ trưởng, Phó Ban tuyên truyền lý luận Báo Nhân Dân, nguyên Viện trưởng Viện phát triển Hà Nội:
Ngành năng lượng đã cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Năm 2023, bên cạnh yếu tố khách quan gây quan ngại cho dư luận như việc tăng giá điện hoặc tình trạng thiếu hụt đứt đoạn nguồn cung trong thời điểm ngắn trên một số địa bàn, tuy nhiên về cơ bản ngành năng lượng của Việt Nam hoạt động khá suôn sẻ và đáp ứng được như cầu thị trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, thị trường cũng khá hài lòng về chất lượng của dịch vụ cũng như giá cả của ngành năng lượng đặc biệt nguồn cung xăng dầu. Có thể nhìn nhận thị trường đang hoạt động kinh doanh xăng dầu ổn định và điều hành tốt, không còn phản ứng của chuyên gia hoặc của người dân về việc tăng giá xăng dầu như trước đây. Nói cách khác thị trường đã tiếp nhận một cách bình thường những hoạt động lên xuống của giá thị trường ngành xăng dầu.
Tuy nhiên, ngành điện vẫn cứ lên một chiều, theo tôi đây cũng là điều cần có sự cải thiện trong thời gian tới.
Năm 2024 chắc chắn nhu cầu về năng lượng sẽ cao do khả năng phục hồi kinh tế tốt hơn, nhu cầu khác của người tiêu dùng cũng tăng lên. Vì thế, việc đáp ứng điện, đặc biệt là xăng dầu phải trở thành một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu của ngành Công Thương trong năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt không để thiếu điện và không được để đứt gãy chuỗi cung ứng về xăng dầu trong năm 2024.
Từ những khó khăn của ngành năng lượng trong năm 2023 tôi cho rằng, những khó khăn về nguồn cung chắc chắn đã được khắc phục và giá cả sẽ phụ thuộc vào thị trường. Về cơ bản với những thành tựu đã đạt được của năm 2023, bước sang năm 2024 hi vọng ngành năng lượng sẽ tiếp tục đà tăng trưởng tích cực hơn và giảm thiểu những gián đoạn sự cố đã xảy ra trước đó. Đây cũng là nhiệm vụ, đồng thời là kỳ vọng của đất nước đối với ngành năng lượng!
Giáo sư, Viện Sỹ Nguyễn Quốc Sỹ- Chủ tịch Viện công nghệ VinIT- Giáo sư Đại học năng lượng Quốc gia Moskva Liên Bang Nga:
Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn phải đầu tư và làm bài bản
Năm 2024, muốn phát triển ngành công nghiệp bán dẫn phải đầu tư và làm bài bản, theo tôi, cần cơ cấu tổ chức lại các trường đại học, viện nghiên cứu theo hướng tích hợp dùng chung trang thiết bị, phòng thí nghiệm chuyên dụng, tài liệu; cải tổ hệ thống các Viện nghiên cứu chuyên ngành để có thể kết hợp nghiên cứu với đào tạo các ngành công nghệ cao, làm nền móng, cơ sở thực nghiệm và nghiên cứu trong các chương trình đào tạo (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Viện khoa học công nghệ Quân sự...).
Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý các dự án hiệu quả, chuyên nghiệp, có hệ thống luật pháp nghiêm minh, bộ máy chính quyền hoạt động công khai, minh bạch.
Thực tế, nếu chỉ bằng nội lực và với cơ chế hiện nay Việt Nam không thể xây dựng được ngành công nghiệp bán dẫn và vi điện tử. Do vậy, cần đẩy mạnh hợp tác sâu rộng quốc tế nhằm giúp đầu tư xây dựng hệ thống trang thiết bị phòng thí nghiệm, tài liệu, chương trình giảng dạy cho đào tạo chuyên gia chuyên ngành bán dẫn và vi mạch, nhưng không thể thay thế hệ thống nghiên cứu và phát triển (R&D), các cơ sở sản xuất công nghiệp và khai thác thương mại các sản phẩm đầu ra của thị trường nhân lực bán dẫn và vi điện tử.
Trên cơ sở đào tạo nhân lực cần xác định đối tác chiến lược hợp tác xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn và vi điện tử: Mỹ, Đài Loan, Nhật, Trung Quốc, Nga vì đây là những nước có hợp tác chặt chẽ với Việt Nam và có kinh nghiệm trong phát triển công nghiệp bán dẫn vi điện tử.
Xác định thị trường và các sản phẩm bán dẫn và vi điện tử. Kinh nghiệm thành công của các nước cho thấy cần chọn ra một số chuyên ngành đào tạo bán dẫn và vi điện tử phù hợp với sản phẩm bán dẫn và vi điện tử trong chuỗi cung ứng của thế giới... Nên áp dụng mô hình đào tạo, hệ thống tổ chức quản lý, chương trình đào tạo chuẩn của Mỹ, có tham khảo tài liệu, chương trình và kinh nghiệm đào tạo của các nước khác.
Theo đó, phải xây dựng được hệ thống tài liệu phong phú và hiện đại cho các chuyên ngành đào tạo, các phát minh sáng chế công nghệ của riêng mình cộng với hệ thống chuyên gia cao cấp mới có thể cạnh tranh với các đơn vị khác trên thế giới.
Xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn và vi mạch cần đầu tư, thực hiện bài bản, có hệ thống từ nghiên cứu cơ bản, xây dựng hệ thống chuyên gia cho nghiên cứu và đào tạo, ứng dụng các sản phẩm… Hệ thống trang thiết bị cho nghiên cứu cần được đầu tư hiện đại, đảm bảo tính cạnh tranh trong nghiên cứu;
Lực lượng cán bộ chuyên gia, giảng viên cao cấp để đào tạo nhân lực trong chuyên ngành bán dẫn và vi mạch điện tử cần được đào tạo và đào tạo lại theo các chương trình chuyên sâu với sự hỗ trợ của các tập đoàn và các đơn vị lớn như Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản;
Hệ thống nghiên cứu, sản xuất chất bán dẫn và vi điện tử cần phải được tích hợp với hệ thống đào tạo để sử dụng chung hiệu quả nguồn lực;
Sản phẩm đào tạo đầu ra các ngành công nghệ bán dẫn và vi điện tử phải được điều tiết bằng cơ chế thị trường, trong đó có nhu cầu từ các khu công nghiệp, tập đoàn công nghệ sản xuất các sản phẩm bán dẫn và vi điện tử, thỏa mãn nhu cầu thị trường trong nước và trên thế giới.
PGS.TSG Ngô Trí Long -Chuyên gia kinh tế:
Thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong các ngành công nghiệp
Khi suy thoái toàn cầu là một cú sốc lớn đối với nhiều cường quốc xuất khẩu, chúng ta vẫn ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư năm 2023 ước đạt gần 30 tỷ USD, cao gấp gần 3 lần so với năm trước, làm tăng dự trữ ngoại hối và tỷ giá.
Bên cạnh đó, kinh tế vĩ mô được đánh giá ổn định, chính sách kiểm soát lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng đã mang lại hiệu quả tích cực. Hệ thống tài chính ngân hàng được duy trì với sự ổn định nhất định, đảm bảo tính bền vững của nền kinh tế. Tỷ lệ bội chi ngân sách dưới 4%, nằm trong ngưỡng an toàn và cán cân vãng lai thanh toán duy trì thặng dư, góp phần giữ vững niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng, làm tiền đề cho tăng trưởng trong năm 2024. Điểm tích cực nữa là sự phục hồi của nền kinh tế, thể hiện qua tăng trưởng của tháng sau luôn cao hơn tháng trước, đặt nền móng cho một tốc độ tăng trưởng tích cực trong những tháng cuối năm.
Đặc biệt, ngành chế biến, chế tạo đã có sự phục hồi và các ngành như du lịch, dịch vụ cũng đang bắt đầu hồi phục. Điều này cho thấy nền kinh tế đang phát đi những tín hiệu phục hồi tích cực, cũng cho thấy sự quyết tâm và khả năng thích ứng của Việt Nam trong việc xây dựng một nền kinh tế bền vững và phát triển trong bối cảnh thách thức toàn cầu. Tạo cơ hội vững chắc cho sự phát triển tiếp theo và định hình tương lai của đất nước.
Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023. Đầu tiên là nhu cầu từ thị trường quốc tế đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam đang dần phục hồi. Điều này có vai trò quan trọng thúc đẩy xuất khẩu, tạo ra nguồn ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế. Ngoài ra, việc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công cũng mang đến những tác động tích cực, giúp kích thích hoạt động kinh tế và tạo ra hiệu ứng lan tỏa đối với nhiều ngành. Mặc dù nền kinh tế đã trải qua cú sốc mạnh từ sự giảm giá và ảnh hưởng của đại dịch, nhưng tiêu dùng tư nhân vẫn khả quan, thúc đẩy sự phục hồi kinh tế tổng thể. Đặc biệt, yếu tố quan trọng đóng góp vào quá trình phục hồi nền kinh tế là sự điều hành linh hoạt của Chính phủ cùng các bộ, ngành.
Nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giải pháp đầu tiên vẫn là ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát, giữ vững niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng. Chú trọng phát triển các động lực tăng trưởng kinh tế, có thể thông qua khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong các ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, cải thiện thể chế và môi trường kinh doanh, giúp tăng cường sự hấp dẫn của Việt Nam đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài. Nhà nước cũng cần tăng cường hỗ trợ cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể bao gồm các chính sách ưu đãi, giảm thuế và vay vốn với điều kiện ưu đãi. Đồng thời thúc đẩy phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ có thể giúp kích thích cầu tiêu dùng, tăng cường sự đa dạng trong nền kinh tế.
(责任编辑:La liga)
- ·Khúc hát ru sông Cầu
- ·Trao quà Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
- ·Giá lăng mộ bằng đá
- ·Cảnh báo thủ đoạn mới mạo danh cơ quan Bảo hiểm Xã hội để lừa đảo
- ·Tai nạn thập tử nhất sinh có 30 triệu đồng sẽ thoát chết
- ·Công Bố Fanpage Chính Thức của Trang Tin Điện Tử Lào Cai Online
- ·Lối về ngõ hạnh
- ·Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ cấm nhập dầu từ Nga?
- ·Âm mưu giết hàng xóm bằng thuốc chuột, tội thế nào?
- ·Cùng ngăn chặn bạo lực gia đình
- ·Bà nội giàn giụa nước mắt thương cháu bị u não
- ·Thông báo thành lập Quỹ từ thiện Hạnh Phúc (Happy Charity Fund)
- ·Tập trung “hạ nhiệt" buôn lậu qua sân bay Nội Bài
- ·Ngày vàng 12/12: Ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm tại BIC
- ·Thiếu 40 triệu đồng, tính mạng bé trai mong manh
- ·Mức chi trả bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động trên công trường
- ·Ukraine muốn WHO dừng hợp tác với Nga, HĐBA có động thái hiếm gặp
- ·LienVietPostBank và Dai
- ·Thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
- ·Nga bị trừng phạt nhiều nhất thế giới