【kết quả bóng đá bilbao】Hành trình khốn khổ của người di cư đến "vùng đất hứa" châu Âu
Khởi hành từ Syria,ànhtrìnhkhốnkhổcủangườidicưđếnampquotvùngđấthứaampquotchâuÂkết quả bóng đá bilbao dòng người nhập cư kéo nhau tới bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ và rồi phó mặc số phận mình cho bọn buôn người.
Trên các con thuyền cũ kỹ, thậm chí là xuồng cao su, chúng đưa họ đến các đảo của Hy Lạp và rồi từ đó, họ bắt đầu một hàng trình bằng đường bộ kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng, tới các nước Bắc Âu, hy vọng sẽ đoàn tụ với gia đình, bạn bè, người thân của họ ở đó, trong cuộc sống mới.
Những người nhập cư vào châu Âu gọi đó là Saint Tropez của Thổ Nhĩ Kỳ. Biển xanh như pha lê và các bãi biển chạy dài ngút tầm mắt. Cuộc sống đêm và những bữa tiệc kéo dài từ khi Mặt Trời lặn cho đến sáng hôm sau. Dọc bãi biển Bodrum, bờ biển ở phía Đông Nam của Thổ Nhĩ Kỳ quay mặt ra biển Egea, là những nhà hàng sang trọng. Những quán bar mở cửa suốt ngày đêm đón các khách du lịch từ mọi nơi của thế giới.
Nhưng ở một góc ít ai để ý của bãi biển, dọc những triền đá và bãi cát, trong một công viên gần bến xe buýt của Bodrum, hàng trăm người nhập cư đang kiên nhẫn chờ đợi trong im lặng để được đưa lên một con thuyền và từ đó họ tới đảo Kos của Hy Lạp cách đó chỉ vài hải lý.
Rời Thổ Nhĩ Kỳ là bắt đầu một hành trình vượt biển để tới Hy Lạp, nước trong Liên minh châu Âu (EU) gần nhất, từ đó di chuyển tới Bắc Âu tìm cuộc sống mới. Họ là những người gốc Syria, Iran, Iraq, Afghanistan, có cả người già, phụ nữ và trẻ sơ sinh, và những gia đình với hai, ba thế hệ.
"Chúng tôi rời làng của mình vào tháng 3. Tôi, vợ tôi và 3 con tôi," Ahmad, 57 tuổi, người Syria, thổ lộ. Ông là một trong số hàng trăm người đang chờ xuất phát ở Bodrum. "Hành trình của chúng tôi rất dài, qua biên giới ở Soruc và Kobane, khi chiến sự vẫn đang diễn ra. Sau đó, chúng tôi di chuyển đến Istanbul. Đó là một hành trình rất dài, mất gần một tuần, bằng xe buýt và đi bộ.
Chúng tôi đã phải ở trong một ngôi nhà bỏ hoang ở Fatih, một khu trung tâm gần ga tàu hỏa ở Istanbul. Ở đó, có rất nhiều gia đình như chúng tôi. Tất cả đều chạy trốn chiến tranh và loạn lạc. Chúng tôi đã có thể ở lại trong trại tị nạn dọc biên giới với Syria, nhưng tôi muốn có việc làm, có một cuộc sống bình thường."
Ông Tama, một người Syria khác, chua xót nói: "Tôi không muốn phải rời bỏ đất nước mình, nhưng tôi phải làm gì khi tòa nhà tôi làm việc bị phá hủy, các trường học cũng vậy. Tôi không biết đi về đâu. Tôi có hai đứa con còn bé lắm. Tôi đành để chúng ở lại Damas, nhưng chúng rất sợ hãi và tôi phải đến đây để tìm cách đưa gia đình tới Đức, hoặc bất cứ nước nào khác cũng được."
Câu chuyện của Ahmad và Tama cũng không khác câu chuyện của hàng nghìn người Syria khác đã rời bỏ quê hương sang châu Âu với hy vọng kiếm tìm cuộc sống mới. Hàng trăm nghìn người đã từ Syria, qua Thổ Nhĩ Kỳ và rồi chi rất nhiều tiền để được lên những chiếc tàu, thuyền, bè, thậm chí xuồng cao su,...tất cả những gì có thể di chuyển được trên biển để tới các đảo gần nhất của quần đảo Dodecanese của Hy Lạp, nước EU gần nhất.
Bodrum là một cảng gần đảo Kos nhất và việc đi lại từ đó tới hòn đảo du lịch thuộc Hy Lạp này rất nhanh chóng. Thế nhưng, trong khi một công dân EU chỉ phải mất 17 euro một chiều cho chuyến phà chạy 20 phút sang Kos, thì những người như Ahmad phải chi ít nhất 1.000 USD cho các đường dây buôn người đang "phất" lên trông thấy nhờ việc "kinh doanh" làn sóng nhập cư.
Cách thức của bọn buôn người rất rõ ràng. Khi chỉ còn cách bờ biển vài mét, người điều khiển thuyền chở người nhập cư rời bỏ chiếc thuyền và núp phía sau một chiếc xuồng cao su đang chờ sẵn, ra lệnh những người muốn tới châu Âu nhảy xuống biển và bơi vào bờ.
Để có được số tiền cần thiết cho chuyến đi, rất nhiều người đã phải bán tất cả những gì có thể được, di chuyển hàng tháng trời giữa Istanbul và Ankara, kiếm bất cứ việc gì có thể làm ra tiền được để nuôi sống bản thân cũng như gia đình, từ đó lại đi tiếp. Ở Bodrum, trong khi chờ những người đàn ông của mình tới và nhập cùng họ sang Hy Lạp, nhiều phụ nữ và trẻ em thậm chí đã phải ăn xin để sống.
"Ở đây, chỉ còn tôi và Nadim, con trai lớn của tôi. Tiếc là chúng tôi không đủ tiền để đi cùng với nhau", Ahmad nói. "Vợ và hai con còn lại của tôi vẫn đang ở Istanbul và chờ tin của chúng tôi. Tôi muốn vượt qua các nước Balkan để rồi sau đó tới Đức hoặc Thụy Điển, làm việc tại đó và tiết kiệm từng xu một, sau đó gửi về cho vợ con để họ có tiền tới với tôi. Sẽ thật hạnh phúc nếu chúng tôi được đoàn tụ sau vài tháng nữa."
Sau địa ngục mà Ahmad và hàng vạn người Syria khác phải trải qua ở quê nhà là những giấc mơ châu Âu. Hơn 1 triệu người Syria đã phải ly tán vì chiến tranh và rất nhiều trong số họ muốn một cuộc sống khác ở châu Âu. Chạy trốn chiến tranh, sau nhiều tháng vất vả, khó nhọc và thậm chí bệnh tật trong những hành trình nhiều tháng để tới bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, họ tin rằng, những giai đoạn khó khăn nhất đã qua. Rồi một ngày tươi đẹp hơn sẽ tới.
Nhưng hành trình phía trước còn rất dài và không ít chông gai, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Hôm 2-9 lại có thêm 11 người Syria chết đuối và 5 người khác mất tích trong hai vụ chìm thuyền chở người nhập cư khi họ đang di chuyển từ Bodrum đến đảo Kos. Trong số những người chết đuối và dạt lên bãi biển Bodrum có một em bé chừng hai tuổi. Từ đầu năm đến nay, đã có khoảng 2.450 người bỏ mạng trên Địa Trung Hải trong hành trình tìm kiếm “chân trời mới”.
(责任编辑:World Cup)
- ·Muốn mở trung tâm ngoại ngữ, mời 'Tây' về dạy có khó?
- ·Ngành đường sắt miễn phí vận chuyển hàng cứu trợ gửi đồng bào ảnh hưởng bão
- ·Khẩn trương khắc phục 2.400 tỷ đồng chi không đúng đối tượng người có công
- ·Cùng trực thăng 'vượt mây, lách núi' đưa hàng cứu trợ đến nơi tứ bề chia cắt
- ·Bố mẹ nghèo bất lực nhìn con héo mòn vì bạo bệnh
- ·Trung Quốc không khởi động xả lũ 2 nhà máy thủy điện ở thượng nguồn sông Hồng
- ·Sẽ trình Quốc hội xem xét dự án đường sắt tốc độ cao Bắc
- ·Chủ tịch Hà Nội: Huy động tổng lực phòng, chống lũ để người dân được an toàn
- ·Danh sách ủng hộ 10 ngày giữa tháng 10
- ·Nạn nhân sập cầu Phong Châu: 'Lúc đó nước chảy rất xiết, tôi nghĩ mình xong rồi'
- ·Con đang ở tù, mẹ có được toàn quyền bán nhà?
- ·Cùng trực thăng 'vượt mây, lách núi' đưa hàng cứu trợ đến nơi tứ bề chia cắt
- ·Bí thư Hà Nội cùng người dân xuống đường tổng vệ sinh môi trường sau bão Yagi
- ·Vụ đất lở cuốn xe khách xuống suối, tìm thấy nhiều thi thể tại hiện trường
- ·Thương bé 9 tháng tuổi mắc tim bẩm sinh, bố mẹ nghèo không tiền cứu chữa.
- ·Chủ tịch Quốc hội đề nghị tạo điều kiện đi lại, giao lưu công dân Việt
- ·Nhiều tàu thuyền đứt dây neo trôi tự do, Cục Đường Thuỷ nội địa chỉ đạo khẩn
- ·Vụ 149 người ngộ độc vì bánh mì: Chủ tiệm bị 90 triệu đồng, trả toàn bộ viện phí
- ·Ông lớn hắt hơi sổ mũi là ngân sách có vấn đề
- ·Hà Nội mưa lớn kéo dài, nhiều tuyến đường ngập sâu