【ket qua aston】Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 5 nhóm giải pháp thực hiện thành công "mục tiêu kép"
Kinh tế Việt Nam: Linh hoạt với “mục tiêu kép” | |
Tìm kiếm động lực thay thế để đạt “mục tiêu kép” |
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội chiều ngày 11/11/2021. Ảnh: quochoi.vn |
Nhóm giải pháp thứ nhất là, tập trung mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch và thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” một cách thắt chặt an toàn, có lộ trình phù hợp với chiến lược phòng, chống dịch và khả năng tiêm vắc xin, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế; tăng tính chủ động cho doanh nghiệp để duy trì hoạt động liên tục.
Thứ hai là, tập trung hỗ trợ an sinh xã hội và tạo việc làm. Theo đó, hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, người lao động, đào tạo, đào tạo lại lao động, kết nối việc làm, phát triển thị trường lao động, chính sách dạy nghề, nhà ở xã hội...
Thứ ba là, hỗ trợ phục hồi cho doanh nghiệp. Vừa qua, doanh nghiệp bị ảnh hưởng, tổn thương rất nhiều và khả năng chống chịu đã bị bào mòn rất nhiều, đặc biệt là một số lĩnh vực bị tác động mạnh mẽ. Về các chính sách chung, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét để trình Quốc hội, các cơ quan có thẩm quyền cho phép kéo dài các chính sách về miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí.
“Bên cạnh đó, hỗ trợ cấp bù lãi suất cho các doanh nghiệp vay trong một số lĩnh vực ưu tiên; có một số chính sách riêng đối với ngành và lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số...”, “tư lệnh” ngành Kế hoạch và Đầu tư nói.
Thứ tư là, phát triển kết cấu hạ tầng, khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP) để thực hiện các hạ tầng này. Đầu tư công tập trung cho hạ tầng chiến lược và những công trình trọng điểm quốc gia mang tính động lực lớn lan tỏa, kết nối để phát triển bền vững trong thời gian tới, công trình an ninh nguồn nước, an toàn hồ, đập, ứng phó với biến đổi khí hậu...
Nhóm giải pháp thứ năm được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề cập tới là, tiếp tục cải cách thể chế, thủ tục hành chính, môi trường đầu tư và đi kèm với đó phải có chính sách về quản trị rủi ro gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.
Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều ngày 11/11/2021. Ảnh: quochoi.vn |
Riêng vấn đề chất vấn về giải pháp đột phá để đạt được mục tiêu đến năm 2025 có 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết: Mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp tại nhiệm kỳ trước trên thực tế là không đạt được.
Để thực hiện được mục tiêu có 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2025 cần những giải pháp căn cơ. Một trong những điều kiện để thực hiện mục tiêu này là tập trung phát triển hộ kinh doanh. Hiện Việt Nam có 5 triệu hộ kinh doanh cá thể với 8 triệu lao động, tuy nhiên vẫn chưa có một môi trường pháp lý phù hợp.
Trong nhiệm kỳ trước, Chính phủ có đề xuất bổ sung đối tượng này vào Luật Doanh nghiệp, tuy nhiên Quốc hội đề nghị tách thành luật riêng. “Theo đó, thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Chính phủ, xây dựng một luật riêng cho hộ kinh doanh cá thể, trình cấp có thẩm quyền thông qua để phát huy tiềm năng, lợi thế của các hộ kinh doanh, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh "lớn lên" thành doanh nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Ngoài các vấn đề nêu trên, xây dựng luật liên quan đến công nghiêp hỗ trợ cũng là vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm, chất vấn.
Khẳng định rất ủng hộ điều này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lý giải: Muốn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải có nền công nghiệp thực thụ. Muốn có nền công nghiệp thực thụ phải phát triển công nghiệp phụ trợ, phải có một bộ luật riêng quy định các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ.
“Chúng ta chỉ gia công, lắp ráp thôi thì giá trị gia tăng rất thấp. Chúng tôi đồng tình với quan điểm là phải có luật riêng và phải thúc đẩy khu vực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chính là để thúc đẩy cả khu vực kinh tế trong nước, để xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ”, người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ứng dụng gia đình bTaskee ra mắt dịch vụ vệ sinh máy giặt
- ·Hội nông dân Mỹ thúc giục Trump theo đuổi FTA với Nhật Bản
- ·Bayern Munich tích cực tìm kiếm các nhà tài trợ ở Trung Quốc
- ·Chính sách của ông Trump có thể tạo cú hích cho giá Uranium năm 2017
- ·Bộ Tài chính Hoa Kỳ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
- ·Mỹ sẽ điều hành Chính phủ Liên bang như một doanh nghiệp
- ·Tranh luận về việc mượn cảnh đẹp Việt chụp ảnh mặc hanbok, kimono
- ·Nga tìm đối tác thay thế Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu
- ·Hoàn thiện pháp luật đáp ứng mục tiêu xây dựng NN pháp quyền trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- ·Nhiều người New York sống ở căn hộ tầng hầm
- ·Gần 1.000 bài viết tham dự cuộc thi 'Vượt lên số phận' lần thứ VII
- ·Cô gái có khuôn mặt 'không thể cười'
- ·Nơi có trữ lượng khoáng sản hơn 10.000 triệu tỷ USD sắp được Nasa khám phá
- ·Trung Quốc: Hoạt động thương mại gặp nhiều thách thức
- ·Tại sao bạn nên chọn Royal Design để thiết kế biệt thự tân cổ điển
- ·Mông Cổ nhận gói giải cứu kinh tế 5,5 tỷ USD từ các chủ nợ quốc tế
- ·Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 13%
- ·Tâm sự người vợ trẻ ngoại tình với đàn ông hơn mình gần 20 tuổi
- ·Giá lúa Đông Xuân giảm, nông dân vẫn có lợi nhuận
- ·Nhật Bản ghi nhận thâm hụt thương mại đầu tiên trong 5 tháng