【bd k】Trên 3.100 cơ sở vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm gần 3 năm qua
(HGO) - Ông Nguyễn Văn Tiến,ơsởviphạmccquyđịnhvềantonthựcphẩmgầnnăbd k Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, cùng lãnh đạo Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh, cùng đoàn công tác của HĐND tỉnh đã giám sát việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020 đối với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan vào cuối tuần qua.
Ông Nguyễn Hoàng Thanh, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh, phát biểu kết luận sau giám sát.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh, gần 3 năm qua các đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành về an toàn thực phẩm đã kiểm tra trên 15.000 lượt cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, trong đó có trên 3.100 cơ sở vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, tuy nhiên, chỉ xử lý vi phạm hành chính trên 260 cơ sở, với số tiền trên 650 triệu đồng, chưa có trường hợp nào bị xử lý hình sự. Đã xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm với 21 người ngộ độc. Số liệu trên cho thấy thực trạng mất an toàn thực phẩm vẫn thường trực và có nguy cơ xảy ra trên địa bàn tỉnh bất cứ thời điểm nào nếu không được quản lý chặt. Trong khi tình hình nhân lực phụ trách công tác an toàn thực phẩm còn thiếu, nhất là ở tuyến xã, phường, thị trấn. Các văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn có sự chồng chéo, mâu thuẫn. Việc phân công trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm giữa các ngành y tế, công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn còn có sự đan xen, chưa phân định được rõ ràng nên còn khó khăn trong quản lý. Trong khi ý thức của một bộ phận chủ cơ sở sản xuất còn chưa cao.
Phát biểu kết luận sau giám sát, ông Nguyễn Hoàng Thanh, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh, nhận định những năm qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đầy đủ, kịp thời. Ban chỉ đạo các cấp được thành lập, kiện toàn. Công tác thanh, kiểm tra được quan tâm thực hiện tuy nhiên việc xử phạt còn chưa nghiêm minh, còn chưa đủ răn đe. Yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm kể cả xử lý hình sự nếu vi phạm tái đi, tái lại nhiều lần; xử lý nghiêm đối với cán bộ buông lỏng trong quản lý. Công tác tuyên truyền có quan tâm nhưng chưa sâu, chưa hiệu quả cao nên vẫn còn vi phạm và xảy ra ngộ độc thực phẩm. Cần tăng cường tuyên truyền nêu gương điển hình, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm. Nguồn nhân lực còn khó khăn sẽ có đề xuất với cấp có thẩm quyền để tháo gỡ khó khăn. Tăng cường tập huấn công tác chuyên môn cho nhân lực làm chuyên môn quản lý an toàn thực phẩm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
Tin, ảnh: HỒNG DIỄM
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- ·Tuyên dương 10 “Gia đình trẻ hạnh phúc” năm 2024
- ·Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2020
- ·Việt Nam được chọn triển khai dự án hợp tác y tế toàn cầu PHSSR
- ·Phổ biến kiến thức pháp luật đảm bảo an toàn hàng không
- ·Thủ tướng đưa ra sáu giải pháp tại Phiên thảo luận của Hội nghị P4G
- ·Hà Nội điều chỉnh lịch thi, thời gian làm bài thi vào lớp 10
- ·Bổ sung dự phòng ngân sách trung ương 14.620 tỷ đồng để chi cho phòng, chống dịch
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·Thép không hề biết sợ
- ·Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
- ·Infographics: Nguồn lực cho đất nước phát triển
- ·Mùa hoa không đi qua
- ·Làm 4 con đường 'dát vàng' 12.000 tỷ ở Thủ Thiêm đã sai từ đầu
- ·Nhận định, soi kèo Casa Pia vs Famalicao, 01h00 ngày 6/1: Nối dài mạch thắng
- ·Kiểm toán dự án nhà máy Ethanol Bình Phước và Đạm Ninh Bình
- ·Chùm ảnh: Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam
- ·Nhà báo nước ngoài nhận định Việt Nam phản ứng nhanh với dịch COVID
- ·25 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn
- ·Thủ tướng chỉ thị tăng cường quản lý hoạt động đấu giá tài sản