【kết quả giải đức 2】Ồ ạt mua hàng nhu yếu phẩm vì sợ ảnh hưởng dịch bệnh COVID
Mì tôm là mặt hàng đươc nhiều người dân ồ ạt kéo nhau đi mua trong sáng 7/3
Sức mua tăng gấp nhiều lần
Chỉ mới 5h30 sáng,Ồạtmuahàngnhuyếuphẩmvìsợảnhhưởngdịchbệkết quả giải đức 2 đại lý kinh doanh tạp hoá Dì Dễ gần chợ phường Đúc (TP. Huế) đã có người gọi cửa mua hàng. Bà Dễ cho biết, từ sáng sớm đến trưa ngày 7/3, hàng trăm khách đua nhau đến hỏi mua mì tôm, gạo, nước mắm, dầu ăn, muối, cá hộp, thịt hộp... Riêng mì tôm là nhiều nhất. Hiện các loại mì phổ biến như Hảo Hảo, Omachi... đã hết hàng, nhiều khách hỏi mua phải hẹn chiều hoặc ngày mai vì cửa hàng đang chờ nhà phân phối tiếp tục giao hàng.
Dạo khắp các cửa hàng lớn nhỏ trên địa bàn TP. Huế trong ngày 7/3, hầu như chủ cửa hàng nào cũng khá ngạc nhiên trước việc người dân đổ xô đến hỏi mua hàng nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm như "giặc trận". Tuy sức mua tăng, nhiều cửa hàng vẫn bán theo giá cũ như thường ngày mà không có hiện tượng tăng giá hay găm hàng, đội giá.
Chị Thuỳ Dương, chủ quầy tạp hoá trên đường Bùi Thị Xuân (TP. Huế) cho biết, từ 6 giờ sáng đến giờ, chị bán không hở tay. Dù đã bán trên 100 thùng mì tôm, tăng đột biến so với bình thường mà vẫn không có hàng để bán tiếp cho vài chục khách hỏi mua.
Gạo, mì tôm và một số hàng nhu yếu phẩm được nhiều người đi mua dự trữ
Tại Siêu thị Co.opmart Huế, trong ngày 7/3, khách đến siêu thị đông như "tết", tăng gấp 4 lần so với ngày thường. Ông Nguyễn Sĩ Tú, Phó giám đốc Siêu thị Co.opMart Huế thông tin, từ sau tết đến nay, siêu thị đã trữ lượng hàng tiêu dùng nhanh như mì tôm, dầu ăn, nước mắm, thức ăn sơ chế, gạo... tương đối lớn. Tuy nhiên, trong mấy ngày qua, sức mua tăng 200%, riêng ngày 7/3 tăng gấp 4 lần so ngày thường. Nếu chỉ cần sức mua hàng nhu yếu phẩm nhiều như trong sáng nay thì khoảng 2 đến 3 ngày nữa đơn vị sẽ cạn kho. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn cung, siêu thị đã đặt hàng với hơn 1.000 thùng mì tôm và một số loại lương thực thực phẩm khác tại Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Khả năng nguồn hàng này sẽ sớm có mặt tại kho ở Huế chỉ trong hai ba ngày tới.
Nhiều, đa dạng và giá ổn định
Do tâm lý của người tiêu dùng chuẩn bị mua lương thực dự trữ trước ảnh hưởng tình hình dịch COVID-19, nên tốc độ bán hàng ngoài thị trường tăng đột biến và có thể xảy ra hiện tượng hụt hàng, khan hàng tại một số điểm, một số khu vực cục bộ.
Lý giải tình trạng hụt hàng tạm thời này, ông Nguyễn Minh Đông, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Thái Đông Anh, một trong những nhà phân phối lớn của địa bàn tỉnh cho rằng, quy trình bán và giao hàng thông thường phải sau 24 giờ. Có nghĩa, từ khi nhận đơn đặt hàng, nhân viên đến nhận hàng tại kho cho đến lúc giao hàng tận nơi cho bên đại lý mua hàng phải mất một ngày.
Mặt hàng nhu yếu phẩm, tiêu dùng vẫn đảm bảo cung cầu và giá cả
Như trường hợp một cửa hàng tạp hoá nhỏ ở chợ Phò Trạch (Phong Điền), theo chủ cửa hàng, cứ đầu tuần, bên phân phối đến giao khoảng 10 thùng mì tôm (theo yêu cầu bên mua) và các mặt hàng khác, thì phải sau một tuần nữa sẽ được giao hàng lại như đã hẹn. Vì thế, nếu hàng bán nhanh hết cũng phải đợi đến chu kỳ giao hàng. Tuy nhiên, trường hợp bên mua yêu cầu cung cấp, nhân viên phân phối hàng vẫn có thể đáp ứng kịp thời tuỳ tình hình.
Theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, hiện nay, các doanh nghiệp, nhà phân phối, các cơ sở, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đều có sự chuẩn bị tốt hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với lượng hàng dồi dào, đa dạng các mặt hàng, nên rất khó xảy ra khan hiếm hàng hóa.
Thời điểm này, tại kho hàng Công ty TNHH Thương mại Thái Đông Anh đang trữ hơn 50 tấn mì tôm, 100-120 tấn dầu ăn, 30-40 tấn nước mắm, 100 tấn sữa tươi, 5 tấn gạo.
Bên cạnh đó, Công ty TNHH MTV Lương Thực Thừa Thiên Huế luôn đảm bảo trong kho khoảng 100 tấn gạo. Tại đại lý gạo Nga Điểu trên đường Bùi Thị Xuân (TP. Huế), chủ đại lý cho biết còn trong kho từ 10 -15 tấn gạo, đủ cung ứng cho bà con. Ngoài ra, hàng trăm nhà phân phối, đại lý, cửa hàng tạp hoá vẫn sẽ đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời nhu cầu mua sắm các mặt hàng nhu yếu phẩm, tiêu dùng nhanh của người dân.
Dịch bệnh COVID-19 đang rất phức tạp, để tránh một số đối tượng lợi dụng người dân đi mua hàng dự trữ phòng dịch để găm hàng, nâng giá, hét giá, các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương và người dân tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời, đúng quy định nếu phát hiện vi phạm.
Bài, ảnh:HOÀI THƯƠNG
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
- ·“Bàn về giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”
- ·Quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản nam giới
- ·Một thời đạn bom qua “Hồi ức lính”
- ·85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- ·XUÂN NÀY CHÂU Á CÓ NHỮNG LỄ HỘI GÌ VUI?
- ·Việc làm thường xuyên
- ·Sự trở lại của “nữ hoàng nước hoa” Jo Malone
- ·Đã sửa xong cáp quang biển APG, 100% lưu lượng được khôi phục
- ·Đạt tỷ lệ trên 45% chỉ tiêu khám, chữa bệnh của năm
- ·FAO: Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
- ·Những “giá treo mùa đông” trong khu vườn Nhật Bản
- ·Thu được 20.000 mẫu di vật của nền Văn hóa Óc Eo tại An Giang
- ·Mở 6 lớp tập huấn cải thiện dinh dưỡng trong trường học
- ·Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
- ·Có những cánh đồng
- ·Điểm sáng vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế
- ·“Thiệu Bảo Bình Nguyên”
- ·Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
- ·Ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm