会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh cup fa】Luật Cảnh sát biển Việt Nam nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế!

【bxh cup fa】Luật Cảnh sát biển Việt Nam nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế

时间:2024-12-23 14:41:52 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:872次
Luật Cảnh sát biển Việt Nam: Công cụ hữu hiệu giúp quản lý biển đảo bằng pháp luật Luật Cảnh sát biển Việt Nam: Cơ sở pháp lý để phối hợp thực thi pháp luật trên biển

Chủ động mở rộng quan hệ

Trước yêu cầu cao của nhiệm vụ quản lý,ậtCảnhsátbiểnViệtNamnângcaohiệuquảhợptácquốctếbxh cup fa duy trì an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật trên các vùng biển, thềm lục địa của Tổ quốc, Cảnh sát biển Việt Nam đã chú trọng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế, xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên.

Thực tế cho thấy, sự chủ động, tích cực phát triển, mở rộng quan hệ của Cảnh sát biển Việt Nam với lực lượng thực thi pháp luật trên biển của các nước trên tinh thần hợp tác, phát triển, hội nhập đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn, hòa bình, ổn định trên vùng biển Việt Nam. Đặc biệt, việc đẩy mạnh công tác đối ngoại Cảnh sát biển góp phần phát triển và làm sâu sắc thêm quan hệ với các nước Đông Nam Á, trong đó có thiết lập, xây dựng quan hệ hợp tác với lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước đi vào chiều sâu.

Đại tá Trần Văn Thơ - Chỉ huy trưởng lực lượng tuần tra liên hợp Việt Nam điện đàm với chỉ huy trưởng lực lượng tuần tra liên hợp Trung Quốc.. Ảnh: Mạnh Thường
Đại tá Trần Văn Thơ - Chỉ huy trưởng lực lượng tuần tra liên hợp Việt Nam điện đàm với chỉ huy trưởng lực lượng tuần tra liên hợp Trung Quốc. Ảnh: Mạnh Thường
Theo đó, việc hợp tác quốc tế của lực lượng Cảnh sát biển thực hiện trên nguyên tắc đã được quy định tại Điều 19 Luật Cảnh sát biển Việt Nam: “Thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền; tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; bảo đảm độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển. Phát huy sức mạnh nội lực và sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, bảo đảm thực thi pháp luật trên biển”.

Điều đó có thể thấy qua việc Cảnh sát biển Việt Nam đã ký Nghị định thư về Cơ chế liên lạc đường dây nóng với Ủy ban Quốc gia An ninh Hàng hải Campuchia, Ý định thư với Cảnh sát biển Indonesia (BAKAMLA) năm 2017, Ý định thư với Malaysia năm 2019. Từ các văn bản này, nhiều hoạt động hợp tác đã đi vào thực chất, hiệu quả với các nước, trong đó có các hoạt động góp phần đấu tranh ngăn chặn tình trạng khai thác hải sản trái phép, không báo cáo, không theo quy định (IUU) của Việt Nam.

Mới đây, Cảnh sát biển Việt Nam và Ủy ban Quốc gia An ninh Hàng hải Campuchia đã có cuộc họp rút kinh nghiệm lần thứ 3 về thực hiện Nghị định thư về cơ chế liên lạc đường dây nóng giữa hai lực lượng. Tại cuộc họp, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường thực hiện Nghị định thư về cơ chế liên lạc đường dây nóng; phối hợp chia sẻ thông tin về chống IUU, hỗ trợ ngư dân hai bên trong quá trình khai thác hải sản trên biển. Hai bên phối hợp, hỗ trợ trong tìm kiếm cứu nạn, chống buôn lậu, gian lận thương mại trên biển. Hàng năm, hai bên trao đổi đoàn cấp vùng giữa Sở chỉ huy chiến thuật tiền phương của Ủy ban Quốc gia An ninh Hàng hải Campuchia và Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4; tổ chức họp rút kinh nghiệm lần thứ 4 về thực hiện Nghị định thư tại Campuchia vào quý III/2023; tích cực tham gia vào các diễn đàn đa phương về thực thi pháp luật trên biển, an ninh hàng hải mà hai cơ quan là thành viên.

Trước đó, vào cuối năm 2021, Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Indonesia đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác an ninh, an toàn hàng hải giữa hai lực lượng. Bản ghi nhớ này chính là công cụ, hành lang, cơ chế để hai bên tăng cường hiểu biết lẫn nhau, hợp tác thiết thực, hiệu quả, giải quyết tốt các vụ việc trên biển. Đây cũng là dấu mốc quan trọng mở ra một trang hợp tác sâu sắc hơn, toàn diện hơn trong mối quan hệ song phương giữa hai bên, là một trong các biện pháp tạm thời trong việc phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước, góp phần giữ gìn vùng biển trong khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Tích cực, trách nhiệm trên các diễn đàn song phương và đa phương

Không chỉ tăng cường hợp tác quốc tế với các quốc gia trong khu vực về đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm trên biển, Cảnh sát biển Việt Nam còn tích cực mở rộng hợp tác quốc tế với những quốc gia có lực lượng thực thi pháp luật trên biển mạnh.

ơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã phối hợp với Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) tổ chức khóa tập huấn cho Cảnh sát biển Việt Nam.
JICA đã phối hợp với JCG tổ chức khóa tập huấn cho Cảnh sát biển Việt Nam.

Trong hợp tác với Hoa Kỳ và các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc… hiện thực hóa đường lối của Đảng về kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã lãnh đạo, chỉ đạo nhạy bén, quyết liệt. Nhờ đó, có nhiều nước đã sẵn sàng tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả về trang bị, tàu thuyền, cơ sở vật chất hậu cần và công tác đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực, kiến thức về pháp luật, an ninh, an toàn trong thực thi pháp luật trên biển.

Nổi bật là trong khuôn khổ Chương trình hợp tác kỹ thuật phi dự án "Đào tạo tăng cường năng lực cho Cảnh sát biển Việt Nam", Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã phối hợp với Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) tổ chức khóa tập huấn cho Cảnh sát biển Việt Nam tại Phú Quốc trong ba ngày (15-17/8/2022) nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển cho Cảnh sát biển Việt Nam và tăng cường giao lưu, hợp tác, hiểu biết giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam nói chung, Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Nhật Bản nói riêng.

Các chuyến thăm, giao lưu của tàu Cảnh sát biển Việt Nam đến Ấn Độ và Nhật Bản những năm gần đây đã góp phần nâng cao vị thế của Cảnh sát biển Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Không chỉ là cơ hội để tổ chức huấn luyện, rèn luyện cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam có bản lĩnh, kinh nghiệm, sức chịu đựng và khả năng điều động tàu đi xa, dài ngày trên biển, đây còn là cơ hội nâng cao năng lực cho Cảnh sát biển Việt Nam, đồng thời tạo sự chủ động, bản lĩnh, cân bằng và đối đẳng trong quan hệ hợp tác giữa các nước lớn.

Theo Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát biển, năm 2018, Luật Cảnh sát biển Việt Nam ra đời và có những quy định rõ ràng, cụ thể về công tác hợp tác quốc tế. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để lực lượng Cảnh sát biển tích cực, chủ động đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong xu hướng hòa bình, cùng phát triển với các lực lượng thực thi pháp luật trên biển khác trên thế giới. Với nền tảng cơ sở pháp lý của Luật Cảnh sát biển Việt Nam, công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại Cảnh sát biển đã được triển khai bài bản, thiết thực và đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Theo đó, các nội dung hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam khá toàn diện và trọng điểm như: phòng chống cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền; phòng chống tội phạm ma túy, mua bán người, mua bán vũ khí trái phép, khủng bố, hoạt động XNC bất hợp pháp; buôn bán, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, khai thác hải sản bất hợp pháp; phòng chống ô nhiễm và phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển; kiểm soát, bảo tồn các nguồn tài nguyên biển; bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển; phòng chống, cảnh báo thiên tai; hỗ trợ nhân đạo, ứng phó thảm họa; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao trang bị, khoa học và công nghệ để tăng cường năng lực cho Cảnh sát biển Việt Nam…

Thiếu tướng Lê Quang Đạo cho rằng, trong bối cảnh và tình hình mới, hợp tác đa phương có vai trò giải quyết các thách thức toàn cầu, Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế và các nỗ lực chung vì hòa bình và phát triển trên thế giới. Vì thế, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã tham gia tích cực, có trách nhiệm trong các cơ chế, diễn đàn đa phương. Điển hình là Hiệp định hợp tác khu vực chống cướp biển và cướp có vũ trang (ReCAAP). Đây là cơ chế đa phương mà Cảnh sát biển Việt Nam tham gia đầy đủ nhất, thay mặt Chính phủ Việt Nam tham gia Hội đồng điều hành, là đầu mối quốc gia về chia sẻ thông tin, cùng nhiều cơ chế diễn đàn như: Hội nghị những người đứng đầu Cảnh sát biển các nước châu Á (HACGAM); Diễn đàn Tư lệnh lực lượng thực thi pháp luật trên biển các quốc gia Đông Nam Á (SEAMLEI); các hoạt động trong khuôn khổ do Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tổ chức; hội nghị Cảnh sát biển toàn cầu (CGGS).

Trong thời gian tới, trước yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình mới, Thiếu tướng Lê Quang Đạo nhấn mạnh, Cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công tác đối ngoại, thúc đẩy quan hệ hợp tác với lực lượng bảo vệ bờ biển, Cảnh sát biển các nước, ưu tiên các nước trong khu vực, các nước có vùng biển giáp với nước ta và các đối tác truyền thống. Đặc biệt, thông qua các hoạt động đối ngoại, Cảnh sát biển Việt Nam mang thông điệp hợp tác, phát triển và hội nhập đến với lực lượng thực thi pháp luật trên biển của các nước. Từ đó, góp phần giữ vững sự ổn định hướng biển, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; bảo vệ không gian sinh tồn của dân tộc.

Từ khi được thành lập đến nay, Cảnh sát biển Việt Nam đã chủ động thúc đẩy và mở rộng quan hệ hợp tác với lực lượng thực thi pháp luật trên biển của 21 quốc gia và tổ chức quốc tế; đại diện cho Việt Nam tham gia 5 cơ chế, diễn đàn đa phương. Đặc biệt, với sự nỗ lực và hỗ trợ của các cơ quan có liên quan, Cảnh sát biển Việt Nam đã đạt được thành tựu quan trọng khi ký kết 9 văn bản hợp tác bao gồm Bản ghi nhớ, Quy chế đường dây nóng, Nghị định thư, Ý định thư với lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước: Hàn Quốc, Philippines, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Campuchia, Malaysia, Indonesia. Những văn bản hợp tác này là cơ sở pháp lý quan trọng để Cảnh sát biển Việt Nam triển khai các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế của mình.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Trao tiền giúp Hùng binh Hoàng Sa Mai Phụng Lưu
  • Chủ quán cà phê tự đặt lẵng hoa mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc mừng
  • 35 năm nhìn lại toàn cảnh trận chiến Gạc Ma
  • Nhóm lợi ích và chiêu ‘vòi' tiền doanh nghiệp trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’
  • Hồi âm đơn thư cuối tháng 10/2013
  • Thiếu hơn 100 nghìn khối đất đắp, dự án đê ngăn lũ 200 tỷ nguy cơ chậm tiến độ
  • Diện mạo Quảng Ninh, thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai
  • Xe mới 'đắp chiếu' chờ tem đăng kiểm: Cũ, mới như nhau, ai cũng phải xếp hàng
推荐内容
  • Thương bé học giỏi, bệnh tật trong ngôi nhà tàn
  • Cáo buộc hành vi của Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân trong vụ án Nguyễn Phương Hằng
  • Ô tô lật 4 người tử vong ở Phú Yên: Nạn nhân là người trồng dưa, theo xe về quê
  • Chủ ngôi nhà 'án ngữ' giữa đường ở Quảng Ninh nhận 1,3 tỷ đồng và 300m2 đất
  • Xin hãy cứu bé 9 tháng tuổi bị bệnh tim bẩm sinh!
  • Bộ Công an: Tội phạm lừa đảo dùng trí tuệ nhân tạo để ghép mặt, giọng nói