【ty so u19】Minh bạch và an dân
Do đó với 3 ca trực mỗi ngày phải chăng tổng doanh thu mỗi ngày sẽ cao hơn nhiều con số trên?ạchvàandâty so u19 Doanh nghiệp đã giải thích số tiền này do một số ca dồn lại nhưng có vẻ chưa thuyết phục. Trước sức ép từ dư luận, hiện Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang thanh tra hoạt động thu phí ở tuyến cao tốc này để rõ con số thực hư. Và kết quả ngày đầu thanh tra (18/2) trạm phí Dầu Giây đã thu được số tiền 767 triệu đồng, tổng số thu toàn tuyến trong ngày là 3,3 tỷ đồng. Cho dù con số ngày đầu được công bố nhưng dư luận cũng chưa hết nghi ngờ.
Thực tế hiện nhiều trạm thu phí BOT đang bị người dân phản đối hết sức quyết liệt bởi trạm đặt sai vị trí, đặt trên tuyến đường vốn không phải xây dựng theo hình thức BOT, tuy nhiên những trạm thu phí này vẫn được Bộ Giao thông vận tải đồng ý cho hoạt động. Hơn nữa, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, tất cả các trạm BOT phải sử dụng công nghệ thu phí không dừng (tự động). Lộ trình bắt buộc hết năm 2018 tất cả trạm trên Quốc lộ 1 phải thu phí không dừng, hết 2019 là với tất cả trạm trên toàn quốc. Tuy vậy, đến nay mới chỉ một số trạm thực hiện.
Một ngày trì hoãn thu phí tự động là thêm một ngày các trạm BOT có thể giấu con số thực thu của mình. Khi những trạm thu phí này còn chưa minh bạch, chưa hợp lý thì những bất ổn từ sự bức xúc của người dân chưa thể dừng lại.
Một câu chuyện khác đầu năm, khi hoạt động dâng sao giải hạn “bùng nổ” ở nhiều ngôi chùa, người ta mới ước tính có chùa thu đến hàng chục tỷ đồng. Không chỉ tiền “dịch vụ” này, số tiền công đức khổng lồ ở một số đền, chùa khiến nhiều người đặt câu hỏi: Ai quản lý số tiền này? Nó được sử dụng ra sao? Người dân công đức, đóng góp tiền “giọt dầu” trên cơ sở của chữ Tâm, để người thụ nhận phục vụ hoạt động phật sự, tu bổ cơ sở thờ cúng. Nếu như trước đây người ta ít quan tâm vấn đề này nhưng nay hiện tượng trục lợi tâm linh, buôn thần bán thánh đang nở rộ thì việc cần minh bạch những số tiền khổng lồ trên là điều cần phải làm. Minh bạch điều này chính là thúc đẩy hoạt động phật sự được đúng giáo lý nhà Phật, đúng pháp luật. Quan trọng hơn qua đó người dân thấy thỏa mái hơn, yên tâm mỗi khi cúng tiến. Qua đó hoạt động tâm linh của toàn xã hội nề nếp, văn minh hơn.
Hai câu chuyện đang nóng hổi tính thời sự trên chỉ là một vài ví dụ về sự thiếu minh bạch trong quản lý kinh tế, xã hội.
Nhìn thẳng thực tế, việc thiếu minh bạch trong quản lý kinh tế, xã hội đang là nguồn cơn của những bất an trong đời sống xã hội. Mỗi bộ, ngành cần thấy rõ trách nhiệm của mình để thúc đẩy các hoạt động kinh tế, xã hội đúng pháp luật, công khai, minh bạch. Khi thấy rõ sự minh bạch, hợp lý, người dân sẽ tin tưởng vào sự quản lý của các cấp ngành, hạn chế những bất ổn trong đời sống xã hội, tạo nền tảng, động lực quan trọng để phát triển đất nước.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- ·Thực phẩm chay đắt hàng tháng Giêng
- ·'70 năm Quan hệ Ngoại giao Việt Nam
- ·Toàn Tâm
- ·Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- ·1314 là gì? Ứng dụng chọn sim đuôi 1314 như thế nào đúng cách?
- ·Nhiều công trình góp phần chỉnh trang đô thị, đảm bảo an toàn giao thông
- ·Dấu mốc lịch sử trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường biển
- ·Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
- ·Chưa có quy định nào bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe bản giấy sang thẻ nhựa
- ·Party chief works with Bình Dương Military Command
- ·Bắt giam nhân viên công ty dược phẩm tham ô tài sản
- ·Vướng vào ma túy, tan nát cuộc đời
- ·Lắp đặt hệ thống đèn cảnh báo giao thông khu vực trước cổng trường học
- ·Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới
- ·Huyện ủy Vĩnh Lợi: Tổng kết “Năm dân vận khéo” năm 2021
- ·Ghi hình chương trình nghệ thuật mừng xuân Nhâm Dần 2022
- ·“Chung tấm lòng, xây ngày mới”
- ·Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
- ·Ra quân phát thanh cổ động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam