会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả bóng đá giải vô địch quốc gia trung quốc】Chính sách một con của Trung Quốc và nỗi đau kéo dài 3 thập kỷ!

【kết quả bóng đá giải vô địch quốc gia trung quốc】Chính sách một con của Trung Quốc và nỗi đau kéo dài 3 thập kỷ

时间:2024-12-25 17:10:49 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:636次

Sau 35 năm thực thi nghiêm khắc chính sách một con,ínhsáchmộtconcủaTrungQuốcvànỗiđaukéodàithậpkỷkết quả bóng đá giải vô địch quốc gia trung quốc kể từ đầu năm 2014, Trung Quốc đã cho phép các cặp vợ chồng được sinh con thứ hai nếu cha hoặc mẹ là con một. Nhiều khu vực đã thay đổi luật dựa theo quy định mới này. Tuy nhiên, một số địa phương lại không chấp nhận việc các cặp đôi tái hôn được phép sinh con thứ hai.

Sự không thống nhất trong quy định sinh con giữa các tỉnh đã khiến nhiều thai phụ Trung Quốc vẫn phải chịu đựng những bi kịch xã hội như những gì mà hàng ngàn người phụ nữ nước này từng trải qua mà mới đây nhất là trường hợp một cô giáo phải lựa chọn hoặc phá thai hoặc mất việc. Theo đó, một cô giáo có thể phải bỏ cái thai 5 tháng vì những khác biệt về quy định sinh con thứ hai giữa nơi cô làm việc và nơi cô đăng ký thường trú.

Đó là câu chuyện của cô giáo Qin Yi - giáo viên trung học ở huyện Lệ Ba, tỉnh Quý Châu thuộc miền tây nam Trung Quốc. Trước khi chuyển tới sống và làm việc ở Quý Châu, Qin và chồng, anh Meng Shaoping, đều từng có gia đình. Mỗi người có một con gái trong cuộc hôn nhân trước. Tuy nhiên, Qin vẫn muốn sinh thêm con, nhằm đảm bảo hôn nhân bền vững.

Cô giáo Qin sẽ phải lựa chọn giữa việc phá thai hay mất việc do những bất cập trong chính sách một con của Trung Quốc

Cô giáo Qin sẽ phải lựa chọn giữa việc phá thai hay mất việc do những bất cập trong chính sách một con của Trung Quốc. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, ngày 12/5, Qin nhận được yêu cầu từ giới chức phụ trách kế hoạch hóa gia đình Quý Châu, theo đó, cô buộc phải phá thai trước ngày 31/5 nếu không sẽ mất việc, Zing News đưa tin. Nguyên do bắt nguồn từ việc theo quy định của tỉnh An Huy – nơi Qin đăng ký thường trú, các cặp đôi kết hôn lần hai có thể đẻ con thứ hai, nhưng Quý Châu – nơi Qin đang làm việc hiện nay lại không có quy định cụ thể về việc này.

Trao đổi với báo chí, ông Wu Dongmei, người đứng đầu bộ phận thanh tra của cơ quan kế hoạch hóa gia đình huyện Lệ Ba cho biết, cơ quan này quy định các cặp vợ chồng tái hôn nhưng đã có con trong cuộc hôn nhân trước, không được phép sinh con thứ hai. "Cô Qin phải tuân thủ đúng quy định ở nơi cô sống và làm việc", ông Wu nói thêm.

Ông Wu đưa ra hai phương án để Qin giữ đứa bé: "Cô ấy nên chuyển việc về tỉnh An Huy, hoặc cố gắng xin giấy phép đặc biệt của cơ quan kế hoạch hóa gia đình cấp tỉnh". Dù vậy, "Tìm việc giảng dạy ở An Huy rất khó" Qin cho biết. Theo dự tính của Qin, chị sẽ cố gắng xin giấy phép đặc biệt, nhưng nếu thất bại, chị vẫn sinh con dù mất việc.

Câu chuyện éo le của Qin đã thu hút sự chú ý đặc biệt của cư dân mạng Trung Quốc và đáng buồn hơn, Qin và đứa con chưa chào đời không phải nạn nhân đầu tiên từ những bất cập trong chế độ một con ở Trung Quốc. Một cư dân mạng chia sẻ, “Một đồng nghiệp của tôi cũng đã bỏ thai khi cô ấy phải lựa chọn giữa công việc và đứa trẻ! Thật sự quá tàn nhẫn".

Theo ước tính, chế độ một con ở Trung Quốc đã ép hàng ngàn thai phụ phải phá thai, nhiều trường hợp thai nhi đã được trên 6 tháng

Theo ước tính, chế độ một con ở Trung Quốc đã ép hàng ngàn thai phụ phải phá thai, nhiều trường hợp thai nhi đã được trên 6 tháng. Ảnh Weibo.com

Còn nhớ vào thời điểm năm 2012, dư luận Trung Quốc từng xôn xao trước vụ việc một thai phụ 7 tháng ở tỉnh Thiểm Tây bị quan chức địa phương ép phá thai, theo báo Tuổi Trẻ. Lý do là bởi cô hông thể trả được khoản tiền phạt 40.000 NDT (6.320 USD) cho việc sinh con thứ 2. Bức ảnh chụp cảnh người mẹ nằm cạnh thi thể đứa bé không được cất tiếng khóc chào đời được tung lên mạng Weibo một tuần sau đó gây nên làn sóng phẫn nộ chưa từng có ở Trung Quốc.

Được biết, chính sách một con của Trung Quốc quy định, các gia đình sống ở thành phố chỉ được phép sinh một con. Gia đình ở nông thôn được phép sinh hai con nếu con đầu là nữ. Người vi phạm sẽ bị phạt tiền rất nặng. Mức phạt được chính quyền các địa phương tự định ra tính theo thu nhập của gia đình vi phạm và nhiều yếu tố khác.

Tuy nhiên, người giàu đương nhiên có tiền nộp phạt, giới quan chức thậm chí có thể không bị phạt nhưng những gia đình nghèo khổ lại phải cắn răng chịu đựng khoản tiền phạt khổng lồ. Vì quá nghèo, không ít thai phụ buộc phải bỏ đi phần máu mủ của mình hoặc đứa bé dù được ra đời nhưng sẽ phải sống chui lủi vì không có tên trong hộ khẩu, đồng nghĩa với việc không được cấp CMTND, không được đến trường hoặc hưởng các phúc lợi xã hội khác.

Bàn về điều này, một chuyên gia dân số khẳng định tiền phạt vi phạm chính sách một con là nguồn lợi nhuận khổng lồ của chính quyền các địa phương. Truyền thông Trung Quốc từng tiết lộ, mỗi năm các cơ quan kế hoạch hóa gia đình ở Trung Quốc thu được 3,1 tỉ USD từ “phí gánh nặng xã hội” này, nhưng không ai biết số tiền khổng lồ này được chi tiêu ra sao.

Những hệ lụy khủng khiếp từ chính sách sinh một con của Trung Quốc đã gây ra những tranh cãi gay gắt kéo dài

Những hệ lụy khủng khiếp từ chính sách sinh một con của Trung Quốc đã gây ra những tranh cãi gay gắt kéo dài

Không dừng lại ở đó, để hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp vi phạm, trong suốt một thời gian dài, nhiều địa phương đã sử dụng những khẩu hiệu tuyên truyền ‘rùng rợn và vô nhân đạo’. Theo báo VnExpress, một nghiên cứu của Ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình và Tổng cục dân số Trung Quốc đăng tải trên Nhật báo Nhân dân cho thấy, tính đến năm 2012, có tới 1/4 số khẩu hiệu phục vụ chính sách một con là tàn nhẫn và vô cảm.

Cụ thể, những khẩu hiệu này thường mô tả một số hình ảnh khiến người ta lạnh xương sống, chẳng hạn như: "Hãy giết cả gia đình nếu không tuân theo luật” và “Chúng ta thà phá thai còn hơn là có con thứ hai", "Nếu bạn trốn (triệt sản), chúng tôi sẽ truy lùng bằng được; Nếu bạn muốn treo cổ, chúng tôi sẽ tặng ngay sợi dây thừng"...

Có thể nói, trong 3 thập kỷ qua, nhiều điều luật liên quan đến chính sách một con của Trung Quốc đã gây ra những tranh cãi gay gắt, trong đó có việc thúc bách triệt sản và thậm chí là ép buộc phá thai. Chính sách một con cũng bị đổ lỗi gây ra sự mất cân bằng giới tính, khi các gia đình bằng mọi cách có con trai và phá thai gái.

Vì những lý do đó, nhiều chuyên gia xã hội đã lên tiếng kêu gọi chính phủ hủy bỏ chính sách một con ở Trung Quốc và kiềm chế tốc độ tăng dân số bằng các biện pháp giáo dục. Tuy nhiên, cho đến tận lúc chế độ một con ở Trung Quốc được hủy bỏ, người ta vẫn phải đặt câu hỏi liệu sẽ có bao nhiêu thai phụ rơi vào trường hợp của cô giáo Qin.

Minh Thùy(T/h)

 

‘Trung Quốc đưa tàu du lịch ra đảo Hoàng Sa chỉ là việc làm vô giá trị’

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Dự báo thời tiết ngày mai 19/5/2015: Ngày nắng nóng, chiều tối có mưa
  • Việt Nam xếp thứ hai về thị trường bất động sản được săn đón trong khu vực
  • Đảm bảo xuất khẩu hơn 8 triệu tấn gạo
  • Phát hiện 15 ổ dịch tả heo châu Phi ở Tiền Giang
  • Dự báo thời tiết ngày mai 26/4/2015: Bắc Bộ giảm mưa, trời hửng nắng
  • Nhiều loại trái cây giảm giá
  • Đa dạng thị trường quà tặng 8
  • Tôm Cà Mau – Tự hào thương hiệu Việt
推荐内容
  • Hơn 26 nghìn tấn thịt trâu nhập khẩu từ Ấn Độ đi đâu?
  • Giá tôm thẻ tăng, hút hàng dịp Tết, ngư dân phấn khởi
  • Chung tay làm đẹp cảnh quan nông thôn
  • Doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng mạnh
  • Tin tức pháp luật mới nhất hôm nay ngày 26/4
  • Sạt lở ngày càng nghiêm trọng