会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả leeds hôm nay】Vi phạm bản quyền trên môi trường số tại Việt Nam diễn ra công khai!

【kết quả leeds hôm nay】Vi phạm bản quyền trên môi trường số tại Việt Nam diễn ra công khai

时间:2024-12-23 20:46:16 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:516次

Ngày 19/7,ạmbảnquyềntrênmôitrườngsốtạiViệtNamdiễnracôkết quả leeds hôm nay Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT, Bộ TT&TT) và Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh (VSTV/K+) tổ chức Hội thảo chuyên đề: Vi phạm bản quyền trực tuyến và các biện pháp ngăn chặn tại Việt Nam. 

Hội thảo có sự góp mặt của Tập đoàn Canal+ (Pháp), Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh (VSTV/K+), Công ty CP Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia), Đài Truyền hình Việt Nam VTV, Công ty Next Media, Tập đoàn VNPT, FPT, Viettel, Công ty VieOn, cơ quan bảo vệ bản quyền Hàn quốc Kcopa... và các đơn vị chủ sở hữu bản quyền có liên quan.

Toàn cảnh buổi Hội thảo.

Các hành vi vi phạm bản quyền phổ biến

Hiện nay, trên môi trường Internet có hàng nghìn trang thông tin điện tử (website) và mạng xã hội đang hoạt động, trong đó có các mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, YouTube... Các trang thông tin và mạng xã hội này hàng ngày truyền tải lượng thông tin báo chí, nội dung số, video clip khổng lồ tới hàng triệu người dùng Internet. 

Trong đó, có nhiều nội dung thông tin được lưu trữ, đăng tải trái phép, không thực hiện đúng quy định về trao đổi bản quyền với các chủ sở hữu bản quyền nội dung, gây thiệt hại tới quyền lợi và uy tín của các đơn vị chủ sở hữu nội dung.

Trong thời gian vừa qua, Cục PTTH&TTĐT đã nhận được rất nhiều yêu cầu xử lý vi phạm bản quyền nội dung, đa số là các nội dung về giải trí như bóng đá, phim, game show, ca nhạc,...

Các hình thức, phương pháp vi phạm bản quyền hết sức tinh vi và biến đổi liên tục, luôn che giấu thông tin chi tiết và thực hiện xuyên biên giới từ nước ngoài cung cấp dịch vụ vào Việt Nam.

Các đại diện đơn vị tại Hội thảo bày tỏ quan điểm.

Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác chống vi phạm bản quyền nội dung số, được sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ TT&TT, Cục PTTH&TTĐT tổ chức hội thảo để trao đổi, thảo luận cùng các đơn vị và đưa ra các giải pháp phối hợp, từ đó có thể triển khai công tác rà quét phát hiện vi phạm bản quyền, lập hồ sơ và triển khai các biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bản quyền cho các chủ sở hữu hợp pháp nội dung số trên không gian mạng.

Chia sẻ về thực trạng vi phạm bản quyền trên môi trường số tại Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Đo kiểm phát thanh truyền hình và thông tin điện tử Phạm Hoàng Hải cho biết, hiện nay việc vi phạm bản quyền trên môi trường số diễn ra công khai trên nhiều nền tảng, nội dung bị vi phạm thuộc sở hữu của các đơn vị sản xuất nội dung số được phát sóng và đăng tải trên các nền tảng truyền thông, gây thiệt hại cho chủ sở hữu.

Các hành vi vi phạm bản quyền phổ biến như: Thực hiện livestream, phát trực tiếp trên các mạng xã hội hoặc website; sao chép nguyên trạng các nội dung đã phát hoặc cắt ghép, chỉnh sửa các video, sau đó đăng tải trái phép lên Internet.

Nội dung vi phạm được sử dụng trái phép tại nhiều nền tảng: Các website, ứng dụng (app) OTT được nhà nước cấp phép; các website đăng ký tên miền và đặt server ở nước ngoài; các app OTT lậu được chia sẻ trên Internet hoặc được cài đặt qua các thiết bị Android TV Box; các mạng xã hội phổ biến như Facebook, YouTube, TikTok, Gapo, TalkTV, Instagram, Twitch; các nhà cung cấp nội dung trên mạng di động…

Tính đến tháng 6/2023, Trung tâm Đo kiểm phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng, chặn truy cập của người dùng tại Việt Nam đến trên 800 website vi phạm bản quyền.

Vi phạm bản quyền video trực tuyến làm thất thoát 348 triệu USD

Theo báo cáo của Media Partners Asia, ngành công nghiệp video trực tuyến của Việt Nam được dự báo là sẽ tạo ra doanh thu 249 triệu USD vào năm 2022, trong đó doanh thu từ lượng thuê bao chiếm 15% và video theo yêu cầu (AVOD) chiếm 85%. 

Đại diện đơn vị nước ngoài chia sẻ thông tin tại Hội thảo.

Tình trạng vi phạm bản quyền video trực tuyến đang ngày càng phổ biến, số lượng người dùng trái phép tăng lên 15,5 triệu năm 2022, làm thất thoát 348 triệu USD, chiếm 18% doanh thu của toàn ngành video hợp pháp. Nếu không kiểm soát được tình hình này, đến năm 2027, số người dùng vi phạm bản quyền có thể tăng tới 19,5 triệu, dẫn tới doanh thu bị thất thoát ở mức 456 triệu USD. 

Kiểm soát tình trạng vi phạm bản quyền sẽ giúp gia tăng giá trị nhờ vào việc tăng lượng khách hàng hợp pháp và tăng doanh thu của lĩnh vực video trực tuyến cao cấp, có thể tăng gấp đôi giá trị đầu tư cho các nội dung video trực tuyến trong nước lên mức 150 triệu USD vào năm 2027 so với con số ​​hiện tại ước tính là 75 triệu USD. Các biện pháp gia tăng kiểm soát tình trạng vi phạm bản quyền sẽ làm cho khoảng 60% hoặc nhiều hơn số thuê bao trái phép phải chuyển đổi sang các dịch vụ SVOD chi phí thấp và phổ biến ở Việt Nam.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, đẩy mạnh nỗ lực chống vi phạm bản quyền các nội dung video trực tuyến sẽ giúp tăng 3 lần doanh thu video trực tuyến với cấp số nhân đáng kể trong quá trình này. Kiểm soát được tình trạng vi phạm bản quyền sẽ tạo thêm 4.870 việc làm mới cho thị trường lao động nhờ sản lượng lao động trong lĩnh vực video tăng lên 351 triệu USD vào năm 2027, một mức tăng đáng kể so với con số 134 triệu USD hiện nay.

Giải pháp kỹ thuật ngăn chặn vi phạm bản quyền trực tuyến

Chia sẻ về giải pháp ngăn chặn vi phạm bản quyền trực tuyến, Tập đoàn Canal+ cho biết: "Tại Pháp, chúng tôi chặn tất cả các trang web lậu có thể truy cập được từ Pháp, bất kể nguồn phát là ở Pháp hay ở các nước khác. Việc cho phép chặn các trang web từ nước ngoài có lượng truy cập lớn có thể đem lại những tác động to lớn tới tình trạng vi phạm bản quyền (lượng truy cập có thể được đo bởi những công cụ như Similarweb…).

Vi phạm bản quyền video trực tuyến làm thất thoát 348 triệu USD, chiếm 18% doanh thu của toàn ngành video hợp pháp, năm 2022.

Một điểm quan trọng khác chúng tôi thấy rằng cần phải rút ngắn thời gian tiến hành chặn qua việc có thể thiết lập một công cụ để kết nối giữa đơn vị phát sóng/chủ sở hữu quyền, vừa để thu thập các trang web cần phải chặn cùng với các bằng chứng, và kết nối với các ISP để việc chặn truy cập có thể được thực thi một cách gần như tự động bởi các ISP. 

Ngoài ra, tuy việc chặn các trang web là quan trọng nhưng việc chặn các máy chủ phát lậu cũng vô cùng quan trọng và vì thế các bạn phải chặn các địa chỉ IP bởi vì các máy chủ không có DNS". 

Cuối cùng, để tăng nhận thức của cộng đồng, ngoài việc chặn tên miền thì có thể chuyển hướng người dùng tới một trang web nêu rõ rằng trang web họ đang cố truy cập là trang lậu và hướng họ tới những dịch vụ hợp pháp. 

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Hiệu quả từ những hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
  • Việt Nam appreciates high level of political trust with Japan
  • Vietnamese foreign minister meets with Indonesian President Joko Widodo
  • Senior officials visit Laos to celebrate 60th anniversary of diplomatic ties
  • Bán hàng không rõ nguồn gốc 6 cửa hàng chuỗi kinh doanh Kim Hiền (Ninh Bình) bị phạt
  • Việt Nam and China to work together to facilitate trade, expand cooperation
  • Vietnamese Party delegation busy in RoK
  • State President inspects special amnesty work in Đồng Nai
推荐内容
  • Gần 1.500 tấn thịt lợn từ Nga đã về Việt Nam chuẩn bị thông quan
  • Vietnamese Party delegation busy in RoK
  • Justice Ministry considers leniency for corruption criminals willing to pay up
  • Cooperation key to peace in South China Sea: ASEAN foreign ministers
  • Thông báo khẩn của Bộ Y tế: Thêm 3 chuyến bay có nguy cơ lây lan Covid
  • Việt Nam, Laos mark 60th anniversary of diplomatic ties in Vientiane