【keo nha cai vip】Nhiều thách thức trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế
Với nhiều thách thức đã và đang diễn ra những tháng đầu năm 2020,ềuthchthứctrongthựchiệnnhiệmvụkinhtếkeo nha cai vip các ngành chức năng và địa phương trong tỉnh không khỏi lo lắng.
Ngành y tế đang tăng cường phun thuốc khử trùng để phòng bệnh corona.
Nông nghiệp gặp nhiều bất lợi
Một trong những vấn đề quan tâm của ngành nông nghiệp hiện nay là tình hình xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt với nồng độ tăng cao qua từng ngày. Trong đó, nước mặn không chỉ ảnh hưởng đến các địa phương ven đê ngăn mặn của tỉnh là thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ như hàng năm mà hiện nước mặn còn ảnh hưởng đến các địa phương đầu nguồn là huyện Châu Thành, thành phố Ngã Bảy và một phần huyện Phụng Hiệp. Theo kết quả đo được của ngành chức năng trong ngày 7-2 vừa qua, độ mặn tại một số điểm chính trên địa bàn huyện Long Mỹ đã vượt mức 11‰. Trong đó, tại kênh Mười Thước, thuộc xã Vĩnh Viễn A thì độ mặn đạt mức 12,1‰. Còn tại địa bàn thành phố Vị Thanh độ mặn cũng dao động từ 5-7‰. Riêng các địa phương đầu nguồn, độ mặn đang ở mức từ 1,5-2,7‰, trong đó, tại thành phố Ngã Bảy đã ở mức 2‰.
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Qua kết quả quan trắc của ngành chức năng, hiện nước trên dòng sông Mekong giảm từ 20-40% so với cùng kỳ. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình hình xâm nhập mặn đang diễn ra nhanh với nồng độ tăng cao trong những ngày gần đây trên địa bàn tỉnh nói riêng và nhiều tỉnh, thành khác của vùng ĐBSCL nói chung. Trước thực trạng nguồn nước cạn kiệt và đang vào cao điểm mùa khô nên khả năng tình hình xâm nhập mặn sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt và lấn sâu vào nội đồng tại nhiều địa phương trong tỉnh thời gian tới.
Đi liền với xâm nhập mặn gay gắt là khả năng tình hình thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân có thể xảy ra vào những tháng cao điểm của mùa khô (tháng 3 và tháng 4 tới). Theo ước tính của ngành nông nghiệp tỉnh, khả năng có khoảng 5.800ha lúa Đông xuân 2019-2020 ở các huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ, huyện Vị Thủy sẽ thiếu nước. Do đó, giải pháp đặt ra lúc này là các địa phương cần tính toán trong việc vận hành đóng các cống và xuống đập thời vụ để vừa chủ động ngăn mặn, cũng như vừa trữ nước ngọt cho người dân. Ông Lê Hồng Việt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ, thông tin: Hiện địa phương đã xuống gần 50 đập thời vụ, hơn 10 cống sắt và toàn bộ các cống thuộc tuyến đê bao ngăn mặn Long Mỹ - Vị Thanh, đoạn đi qua địa bàn huyện. Từ việc làm trên đã ngăn được nước mặn giáp ranh với tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang xâm nhập vào địa bàn. Mặt khác, địa phương cũng vận động người dân chủ động trữ nước ngọt từ đầu nguồn đổ về để sử dụng khi cần thiết.
Cùng với xâm nhập mặn thì công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) cũng được các ngành chức năng và chủ rừng trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm trong lúc này, nhất là trong điều kiện có thể thiếu nguồn nước ngọt vào các tháng cao điểm mùa khô do xâm nhập mặn. Theo đó, trước tình hình nắng nóng như hiện nay đã làm cho độ ẩm của rừng khô dần và ngành kiểm lâm tỉnh đã đặt cấp độ dự báo cháy rừng lên cấp III (cấp cao) trên phạm vi toàn tỉnh.
Ông Lư Xuân Hội, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, cho hay: Hiện đơn vị đang vào cao điểm cho công tác PCCCR, trong đó, những ngày làm việc bình thường thì đảm bảo 100% quân số thực hiện các cuộc tuần tra, kiểm soát người dân vào rừng; còn thứ bảy, chủ nhật thì bố trí 50%. Thế nhưng, sang các tháng cao điểm của mùa khô thì ngày nào cũng 100% lực lượng đều có mặt. Mặt khác, qua kiểm tra thực bì trên rừng, tuy độ ẩm vẫn còn nhưng không đáng kể. Do đó, đơn vị đang tích cực dẫn nước từ kênh Hậu Giang 3 vào các khu rừng để trữ lại trước khi tình hình xâm nhập mặn lấn sâu vào nhằm đảm bảo có đủ nguồn nước cung cấp, tạo độ ẩm cho rừng, cũng như để xử lý các tình huống khi cần thiết.
Song song với những bất lợi trên, một vấn đề khó khăn khác cũng đang đặt ra không ít lo lắng cho ngành nông nghiệp và người dân là tình hình nhiều mặt hàng nông sản của tỉnh như: Mít Thái siêu sớm, thanh long, dưa hấu,... đang bị rớt giá và khó tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi-rút corona. Trong đó, một trong những loại cây trồng đang bị tác động lớn và làm giảm nguồn thu nhập đáng kể cho người dân là cây mít Thái siêu sớm. Ông Nguyễn Văn Toàn, ở ấp Trường Khánh 2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, thông tin: “Gia đình tôi có 4 công mít Thái siêu sớm, dự kiến vài ngày nữa sẽ thu hoạch khoảng 1 tấn trái. Tuy nhiên, giá mít hiện chỉ còn 5.000-6.000 đồng/kg, trong khi mọi năm lúc này là 30.000-40.000 đồng/kg. Giá mít giảm nhưng việc kêu lái để bán cũng không hề dễ dàng vì mít đang khó xuất khẩu do dịch bệnh corona”.
Qua thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, hiện toàn tỉnh có khoảng 5.585ha mít, trong đó có 1.030ha đang cho trái, ước sản lượng 440.000 tấn. Với sản lượng mít hiện tại đang thật sự là bài toán khó về vấn đề tiêu thụ cho nông dân. Mặc dù giá mít đang ở mức thấp, nhưng theo tính toán của ngành nông nghiệp tỉnh thì người trồng mít chỉ giảm nguồn lợi nhuận và vẫn có lời. Bởi, giá thành sản xuất mít chỉ ở mức khoảng 4.000 đồng/kg.
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết thêm: Để giải quyết phần nào về đầu ra cho trái mít, hiện đơn vị phối hợp với Sở Công thương tỉnh trong việc kêu gọi doanh nghiệp đến thu mua mít cho nông dân. Về mặt kỹ thuật, khuyến cáo bà con không nên để trái trong lúc này mà cần loại bỏ để dưỡng cây, nếu cần thiết chỉ để số lượng ít. Đợi tình hình dịch bệnh corona lắng dịu, thị trường mở cửa thì nông dân tiếp tục để trái bình thường trở lại. Như vậy, với những gì đang diễn ra thì ngành nông nghiệp tỉnh đang gặp nhiều bất lợi lớn ngay đầu năm.
Giá mít Thái đang giảm sâu và khó tiêu thụ khiến nhiều nhà vườn lo lắng.
Tích cực phòng, chống bệnh corona
Giống như ngành nông nghiệp, lĩnh vực y tế cũng đang đối mặt nhiều áp lực về tình hình dịch bệnh, nhất là dịch bệnh corona. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, chia sẻ: Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm bệnh corona. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên toàn ngành đã và đang tích cực thực hiện nhiều công việc ứng phó.
Theo đó, hiện ngành y tế tỉnh đã triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh đến ngành y tế các địa phương trong việc phòng, chống bệnh corona; đồng thời công khai 3 số điện thoại đường dây nóng để mọi tổ chức, người dân kịp thời phản ánh khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ về dịch bệnh. Bên cạnh đó, ngành y tế cũng thành lập 24 đội phản ứng nhanh để sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh; tổ chức tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh và hướng dẫn người dân về các biện pháp phòng tránh hiệu quả; đồng thời cấp đủ đồ phòng hộ cho ngành y tế trong toàn tỉnh. Ngoài ra, ngành y tế tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra và kịp thời xử lý nhiều cơ sở, đại lý thuốc tây có dấu hiệu tăng giá khẩu trang y tế; cũng như tổ chức phun xịt khử trùng tại nhiều trường học, chợ, khu đông dân cư trên địa bàn tỉnh.
Cùng với ngành y tế, hiện nhiều sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương trong tỉnh cũng tích cực phòng, chống dịch bệnh corona. Ông Trần Thanh Lâm, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, cho hay: Là địa phương có khu, cụm công nghiệp đang hoạt động nên huyện đang tích cực rà soát và quản lý chặt các đối tượng người nước ngoài, nhất là người Trung Quốc; đồng thời tổ chức cách ly khi có những dấu hiệu lạ. Ngoài ra, địa phương cũng tiến hành phun thuốc khử trùng để phòng bệnh tại các trường học trên địa bàn huyện và tới đây sẽ mở rộng ra các khu chợ.
Bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, cho biết: Tỉnh ủy, UBND tỉnh chấp thuận cho học sinh nghỉ học thêm 1 tuần nữa (từ ngày 10 đến 16-2). Việc học sinh nghỉ học thêm một tuần không làm ảnh hưởng lớn đến chương trình dạy học, bởi năm học 2019-2020 này, học sinh Hậu Giang được tựu trường sớm. Ngoài công tác trên, sở cũng chỉ đạo các trường học trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt việc vệ sinh trường lớp và phối hợp chặt với ngành y tế trong công tác phun thuốc khử trùng để phòng bệnh. Đảm bảo các trường học đều an toàn trong phòng, chống dịch bệnh khi học sinh quay trở lại lớp.
Trước nhiều khó khăn, thách thức đặt ra ngay từ đầu năm, ông Lê Tiến Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đề nghị các sở, ngành và địa phương trong tỉnh cần chủ động ngay từ đầu năm và có giải pháp, lộ trình nhằm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu KT-XH năm 2020 đã đề ra. Không để bất cứ vấn đề khó khăn nào làm cản trở đến sự phát triển KT-XH của tỉnh, trong đó, những vấn đề nào trong tầm xử lý thì thực hiện tốt theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, còn ngoài khả năng thì kiến nghị Trung ương xem xét hỗ trợ. Bên cạnh đó, tích cực quan tâm phòng, chống cháy nổ, xâm nhập mặn và có kế hoạch trữ nước ngọt ngay thời điểm này để phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân trong thời gian tới. Bên cạnh đó, ngành y tế các cấp có giải pháp hướng dẫn học sinh, người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh corona; ngành công an tỉnh quản lý tốt các đối tượng người nước ngoài ra, vào tỉnh để phòng dịch corona;...
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
(责任编辑:La liga)
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 3/2016 (Lần 4)
- ·Ở rể nhà vợ, tôi biến mình thành gã đàn ông nhu nhược
- ·Rối bời khi đêm tân hôn phải ra dỗ con ngủ, yên ổn thì chồng lại giận dỗi
- ·Khẩn trương triển khai các hạng mục Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
- ·Môi trường sống nông thôn ngày càng ngột ngạt
- ·Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu tinh bột sắn Việt Nam, tăng nhập từ Thái Lan
- ·Nhan sắc lai Tây xinh đẹp của em gái BTV thời sự 19h VTV
- ·Cô gái lấy chàng trai dị tật 2 năm trước đã có chồng mới
- ·Đóng BHXH 10 năm được hưởng chính sách gì?
- ·‘Cô bé ăn xin’ nổi tiếng 4 năm trước đổi đời nhờ làm người mẫu
- ·Xin cứu bé cao huyết áp, suy thận mạn tính giai đoạn 3
- ·Người phụ nữ lao tâm khổ tứ vì muốn được con chồng thờ cúng sau này
- ·Bí ẩn về thác nước biến mất sau một đêm
- ·Thương hiệu Nghỉ dưỡng an toàn về tay Du lịch Việt Nam
- ·Cha bật khóc xin lỗi vì không đủ tiền mua thuốc cho con
- ·NutiFood tặng hàng ngàn sản phẩm dinh dưỡng cho bộ đội chống dịch
- ·Xuất siêu sang Mỹ, nhập siêu từ Trung Quốc
- ·Khẩn trương xác minh thông tin mì Hảo Hảo chứa chất cấm
- ·Nhờ bạn đọc giúp đỡ mổ tim, bé Trâm đã đi học lại
- ·Bác sĩ bật cười kể cuộc điện thoại nữ bệnh nhân Covid