【bong da so du lieu】Nhu cầu đường sắt đô thị tăng mạnh ở Đông Nam Á
Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên tại Việt Nam chính thức đi vào khai thác JICA hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực đào tạo nhân lực đường sắt đô thị Giải pháp cho tăng trưởng bền vững của Đông Nam Á |
Các nước Đông Nam Á đẩy mạnh phát triển đường sắt đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu. |
Kết quả khảo sát hệ thống đường sắt tại các vùng thủ đô và thành phố lớn khắp Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Indonesia cho thấy tổng chiều dài của các tuyến đường sắt ở những nước này dự kiến sẽ tăng từ 1.147 km tính đến tháng 1/2023 lên 1.356 km vào cuối năm 2024.
Tại Thái Lan, tuyến đường sắt Yellow Line nối ngoại ô Bangkok với tỉnh Samut Prakan lân cận đã bắt đầu hoạt động trong tháng 7. Đây là tuyến đường sắt một ray trên cao dài 30 km chạy qua 23 ga. Yellow Line đã thu hút khoảng 680.000 lượt hành khách chỉ trong hơn hai tuần chạy thử.
Tại Philippines, mạng lưới tàu điện ngầm Metro Rail Transit cũng đang được mở rộng. Vào cuối tháng 6, tập đoàn địa phương San Miguel cho biết đã huy động được 100 tỷ peso (1,79 tỷ USD) để xây dựng tuyến số 7 nối Manila với khu vực ngoại ô.
Dân số đô thị của Đông Nam Á đang tăng lên, khiến giao thông bị tắc nghẽn và ô nhiễm không khí nghiêm trọng do khí thải xe cộ. Mở rộng mạng lưới tàu điện ngầm là một thách thức chung của các quốc gia này khi họ tìm cách rút ngắn thời gian đi lại và giảm chi phí môi trường. Các công ty cơ sở hạ tầng đường sắt của Nhật Bản và châu Âu đã dẫn đầu về số lượng đơn đặt hàng từ Đông Nam Á. Riêng Tokyo đã có hơn 300 km đường sắt. Các doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch xuất khẩu bí quyết vận hành và xây dựng đường sắt và Đông Nam Á được coi là thị trường trọng điểm.
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang muốn cạnh tranh với các nhà cung cấp Nhật Bản và châu Âu trong các dự án đường sắt đô thị của khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, Trung Quốc đã xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối Lào với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, khai trương vào tháng 12/2021. Nước này cũng dẫn đầu việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc của Indonesia, sẽ bắt đầu hoạt động vào đầu năm nay.
Nhiều quốc gia Đông Nam Á áp dụng chính sách ngoại giao cân bằng nhằm duy trì mối quan hệ có lợi giữa phương Đông với phương Tây. Mạng lưới đường sắt ở Đông Nam Á thường không áp dụng các hệ thống thống nhất trên toàn quốc, nghĩa là các đoàn tàu sẽ hoạt động theo các tiêu chuẩn khác nhau tùy thuộc vào từng tuyến.
Tuy nhiên, vì nhiều dự án đường sắt ở Đông Nam Á đang được phê duyệt tại các thành phố đã phát triển, nên cơ hội cho các dự án bất động sản bổ sung không có nhiều. Junichiro Haseba, Phó Chủ tịch điều hành của công ty tư vấn SBCS, thừa nhận: "Thực tế là không có nhiều khả năng để đảm bảo quỹ đất mới dọc theo các tuyến đường sắt".
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tạp chí Time đưa ông Kim Jong
- ·Công ty nước ngoài đổ vào Việt Nam đón TPP
- ·Hòa Hiệp 'Mắt hí' khóc kể về người mẹ 'đại gia' thương con, lên bàn mổ 11 lần
- ·Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đạt kỷ lục mới
- ·2000 thùng sơn Be&C Vietnam làm phao cứu sinh cho miền Trung chống lũ
- ·Hoàn thiện hơn các quy định trong hoạt động nhượng quyền thương mại
- ·Hội nhập là “cuộc chơi” của DN, Nhà nước là "hậu phương" vững chắc
- ·EVN Hà Nội giải tỏa nỗi lo cắt điện luân phiên trong dịp Hè
- ·Con chấn thương sọ não, cha liệt giường, mẹ nghèo bất lực
- ·Doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm: Đón đầu cơ hội
- ·Lương hưu lao động nữ được điều chỉnh như thế nào?
- ·Văn học châu Âu trên nền cuộc chiến
- ·Hà Nội: Chủ động đón đầu hội nhập AEC
- ·Phan Thanh Liêm quảng bá múa rối nước tại Hàn Quốc
- ·Vitasco “tiếp sức” lực lượng phòng chống Covid tại Hà Nội hơn 2000 thùng nước
- ·Hội nhập TPP: Ngành chăn nuôi liệu có bị “nhấn chìm”?
- ·Họa sĩ Bùi Chát bị phạt tự tiêu hủy tranh vì triển lãm không xin phép
- ·iPhone 7 sẽ được bán ra từ ngày 16/9 tới
- ·Có được dùng thời gian thử việc để tính ngày nghỉ phép năm?
- ·Thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp Việt Nam