【ty.so.truc.tuyen】Cần sự phối hợp để quản chặt khâu cấp phép và hậu kiểm
Đây là ý kiến của ông Nguyễn Văn Thủy, Trưởng phòng Kiểm soát ma túy, Cục Điều tra chống buôn lậu (ĐTCBL) Tổng cục Hải quan cho hay.
Phát hiện nhiều trường hợp nhập khẩu tiền chất không có giấy phép
Theo đánh giá của Cục ĐTCBL, cơ quan hải quan đã và đang đối mặt với thách thức trong việc kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) các loại tiền chất có thể dùng để sản xuất, chế biến ma túy. Hiện nay trên thế giới có hơn 800 chất ma túy và liên tục xuất hiện các tiền chất mới được sử dụng sản xuất ma túy tổng hợp, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng, trong đó có hải quan khi phát hiện, điều tra.
Nghiêm túc thực hiện Thông báo số 455/TB-BTC (ngày 26/4/2019) của Bộ Tài chính về tăng cường công tác kiểm soát ma túy, tiền chất trong ngành Hải quan, Tổng cục Hải quan ban hành Kế hoạch 4575/KH-TCHQ về tăng cường công tác kiểm soát ma túy, tiền chất trong ngành Hải quan có hiệu lực từ ngày 15/7/2019. Như vậy, cùng với công tác chống buôn lậu ma túy, các loại tiền chất có thể dùng để sản xuất, chế biến ma túy được cơ quan hải quan đặc biệt quan tâm.
Theo Cục ĐTCBL, mặc dù 6 tháng đầu năm 2020 dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, ảnh hưởng đến việc tổ chức, triển khai các chuyên án, nhưng toàn ngành không chủ quan với tình hình.Thống kê sơ bộ của Cục ĐTCBL, 5 tháng đầu năm 2020, lực lượng hải quan đã chủ trì, phối hợp bắt giữ 50 vụ/40 đối tượng; trong đó, đường bộ 36 vụ, đường hàng không 13 vụ, đường biển 1 vụ… Đáng kể là, Đội Kiểm soát chống buôn lậu ma túy khu vực miền Bắc (Đội 5), Cục ĐTCBL đã phát hiện 2 vụ buôn lậu tiền chất, trong đó 1 vụ đã ra 7 quyết định xử phạt thu nộp ngân sách hơn 2 tỷ đồng.
Liên quan đến công tác đấu tranh với nhập lậu tiền chất, ông Nguyễn Văn Thủy cho hay, trên thực tế, cơ quan hải quan đã phát hiện, bắt giữ, xử lý rất nhiều trường hợp DN nhập khẩu tiền chất không có giấy phép. Khó khăn của hải quan là hiện nay việc cấp phép của các bộ quản lý chuyên ngành dễ dàng, không căn cứ theo năng lực thực tế sản xuất của DN. Nhiều trường hợp DN nhập khẩu tiền chất, khi cơ quan hải quan phát hiện, bắt giữ, DN mới xin cấp phép bổ sung. Nhiều trường hợp cơ quan hải quan điều tra phát hiện giấy phép nhập khẩu của DN không có địa chỉ trụ sở rõ ràng cũng được cấp phép nhập khẩu tiền chất. Sau khi cấp phép cơ quan cấp phép cũng không tiến hành hậu kiểm để xem thực lực của DN, DN có sử dụng tiền chất để sản xuất hàng hóa và việc tiêu thụ hàng hóa có đúng mục đích, đối tượng hay không, dễ bị các đối tượng lợi dụng sử dụng tiền chất để chế biến ma túy.
Cần sự phối hợp của nhiều ngành
Về giải pháp chống nhập lậu và sử dụng tiền chất sai mục đích, ông Thủy đề xuất, các cơ quan quản lý chuyên ngành (Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) quản lý chặt từ khâu cấp phép tiền chất đến hậu kiểm việc sử dụng tiền chất, không để thất thoát vào các mục đích bất hợp pháp. Tăng cường kiểm tra, kiếm soát ở khâu sản xuất, tiêu thụ đúng mục đích, đối tượng; cấp phép đúng năng lực sản xuất của DN, định mức tiêu hao nguyên liệu.
Bên cạnh đó, ông Thủy cho rằng, các đơn vị chức năng kiểm soát hải quan, chống buôn lậu cần thực hiện nghiêm túc Kế hoạch 4575/KH-TCHQ về tăng cường công tác kiểm soát ma túy, tiền chất trong hải quan, trong đó, đặc biệt chú ý đến một số mục tiêu quan trọng.
Cụ thể, Kế hoạch 4575/KH-TCHQ nêu rõ, phòng, chống ma túy là nhiệm vụ của toàn ngành Hải quan, không chỉ của riêng lực lượng chuyên trách. Kiểm soát phát hiện ma túy phải được tăng cường triển khai và là trách nhiệm của tất cả các công chức ở các khâu trong quy trình nghiệp vụ hải quan (từ tiếp nhận hồ sơ phân tích rủi ro, phân luồng, giám sát, kiểm tra, kiểm định..) để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát ma túy.
Các đơn vị chủ động có giải pháp kịp thời ngăn chặn và bịt kín các sơ hở không để cho tội phạm ma túy lợi dụng các chính sách ưu đãi về thương mại, đầu tư, du lịch, quản lý tiền chất trong công nghiệp, y tế và các quy trình, quy định nghiệp vụ hải quan để vận chuyển ma túy qua các khu vực kiểm soát hải quan hoặc đưa các phương tiện, dụng cụ, tiền chất để sản xuất ma túy trong địa bàn kiểm soát hải quan, khu công nghiệp, khu chế xuất.
Kế hoạch 4575/KH-TCHQ cũng chỉ đạo các đơn vị hải quan tập trung chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả phát hiện ma túy qua công tác tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, trung chuyển tại các chi cục hải quan. Công chức hải quan ở các khâu tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan khi thực hiện quy trình, bên cạnh việc phục vụ cho thông quan hàng hóa, cần phải đặc biệt chú ý việc phát hiện ma túy, tiền chất các loại.
Đồng thời, ông Thủy cho rằng, các đơn vị cần nâng cao khả năng phát hiện ma túy, tiền chất ở khâu kiểm tra trong và sau thông quan hàng hóa; tăng cường kiểm soát các hoạt động xuất, nhập khẩu tiền chất, phương tiện, dụng cụ, máy móc, thiết bị có thể dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
Theo đó, các đơn vị hải quan khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, tiến hành điều tra nghiên cứu nắm tình hình, lập hồ sơ cụ thể đối với từng DN XNK, kinh doanh, sử dụng tiền chất. Thường xuyên tuần tra, kiểm soát trong khu công nghiệp, khu chế xuất để nắm tình hình về doanh nghiệp XNK, kinh doanh, sử dụng tiền chất để sản xuất từ việc xây dựng lắp đặt nhà xưởng, dây chuyên công nghệ, máy móc sử dụng tiền chất trong sản xuất, kho bãi tập kết chứa tiền chất, số lượng công nhân phục vụ, quá trình sản xuất làm ra sản phẩm... DN sử dụng tiền chất phải quản lý chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào, định mức tiêu hao khi sản xuất, nguyên liệu thừa, tiêu hủy hoặc chuyển sang hợp đồng khác... Công chức thực hiện nhiệm vụ soi chiếu container, hàng hóa, hành lý phải có ý thức cảnh giác và nâng cao năng lực phân tích hình ảnh, dấu hiệu lạ trong khi soi chiếu để phát hiện ma túy, tiền chất được cất giấu, trà trộn trong hàng hóa, hành lý (hình ảnh qua soi chiếu phải được lưu giữ theo quy định và chiết xuất ảnh để lưu hồ sơ).
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 60/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất. Đáng chú ý, nghị định cũng bổ sung 2 chất (Etizolam; Flualprazolam) vào Danh mục III các chất ma túy được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Đối với Danh mục IV các tiền chất, nghị định bổ sung 13 chất vào Danh mục IVA các tiền chất thiết yếu, tham gia vào cấu trúc chất ma túy. |
Phương Thảo - Hải Linh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hướng dẫn cách tính điểm tốt nghiệp THPT 2018
- ·Gìn giữ, quảng bá nét đẹp văn hóa Việt Nam tại Thái Lan
- ·Giai điệu của yêu thương
- ·Thủy điện Thác Mơ đoạt nhiều giải thưởng tại hội diễn văn nghệ
- ·Vụ mẩn ngứa hàng loạt khi tắm biển Đà Nẵng: Tiết lộ về kết quả phân tích
- ·Văn hóa mang niềm tin tới…
- ·Những tháng năm không trở lại
- ·Có một tình bạn lạ lắm
- ·Thủ tướng đồng ý đề nghị cấp phép bay cho Bamboo Airways
- ·Hội xuân Yên Tử 2024
- ·Việt Nam hưởng lợi gì sau khi được Fitch nâng hạng tín nhiệm?
- ·Lịch sử của mỳ ăn liền
- ·Đầu tư trọng tâm, đưa giá trị văn hóa Việt ra thế giới
- ·Cô “tiên” của tôi
- ·Dự báo thời tiết đêm 31 ngày 1/6: Mưa rào và dông trên cả nước
- ·Bảo vệ di sản
- ·Những chuyến xe tri thức vui vẻ
- ·Ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên những ngôi chùa nổi tiếng Hà Nội
- ·Thủ tướng yêu cầu đưa giá lợn hơi về mức 60.000 đồng/kg ngay trong tháng 5
- ·Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh