会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd hn hom nay】3 điểm đột phá thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2030!

【kqbd hn hom nay】3 điểm đột phá thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2030

时间:2024-12-23 11:44:22 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:490次
3 điểm đột phá thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2030

PV:Thủ tướng Chính phủ vừa chính thức ban hành quyết định phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2030. Trong đó có các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể trong lĩnh vực tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN). Ông có thể cho biết những nét khái quát về các mục tiêu lớn đặt ra tại chiến lược này?

TS. Nguyễn Như Quỳnh:Chiến lược Tài chính đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 368/QĐ-TTg với mục tiêu tổng quát là “Xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại và hội nhập, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia. Thực hiện chính sách động viên hợp lý, cải thiện dư địa tài khóa, tạo điều kiện thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giải quyết hài hòa các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng và an sinh xã hội gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030”. Để đạt được mục tiêu, chiến lược đã đưa ra 7 nhóm mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, trong đó, đáng chú ý là những mục tiêu, nhiệm vụ về thu - chi, bội chi và nợ công.

3 điểm đột phá thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2030
TS. Nguyễn Như Quỳnh

Theo đó, chiến lược đặt mục tiêu đảm bảo nguồn lực tài chính ngân sách góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng.

Để thực hiện mục tiêu này, tỷ lệ huy động vào NSNN giai đoạn 2021 - 2025 bình quân không thấp hơn 16% GDP và giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 16 - 17% GDP. Tỷ lệ huy động từ thuế, phí giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 13 - 14% GDP và giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 14 - 15% GDP. Tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN đến năm 2025 khoảng 85 - 86%, đến năm 2030 khoảng 86 - 87%.

Ngoài ra, còn có các mục tiêu: quản lý chi NSNN hiệu quả; tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN theo hướng bền vững; ưu tiên chi đầu tư phát triển và đảm bảo nguồn lực cho chi trả nợ, tăng cường nguồn lực NSNN cho dự trữ quốc gia, tăng chi đầu tư phát triển, chi cho con người và bảo đảm an sinh xã hội. Giai đoạn 2021 – 2025, tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN bình quân khoảng 62 - 63%, tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN bình quân khoảng 28%. Trong thực hiện, phấn đấu tăng chi đầu tư phát triển đạt khoảng 29%, giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60%.

Giai đoạn 2021 - 2030, ưu tiên bố trí NSNN tăng cường tiềm lực dự trữ quốc gia, phù hợp với khả năng của NSNN, sẵn sàng ứng phó nhanh, hiệu quả trong các tình huống đột xuất, cấp bách.

Ngoài ra, thực hiện giảm dần bội chi NSNN; quản lý nợ công chặt chẽ, bảo đảm an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia. Theo đó, phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, giảm bội chi NSNN để đạt được chỉ tiêu bội chi trong Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm 2021 - 2025 bình quân khoảng 3,7% GDP; đến năm 2030 xuống khoảng 3% GDP. Trường hợp có biến động, rủi ro lớn, Bộ Tài chính kịp thời báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Đối với các chỉ tiêu về nợ công, giai đoạn 2021 - 2025, trần nợ công hàng năm không quá 60% GDP, nợ chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP

PV: Xuyên suốt cả giai đoạn, nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về tài chính - NSNN luôn được đặt ra. Dư luận đặc biệt quan tâm đến các chính sách về thuế trong giai đoạn tới, để vừa động viên một cách hợp lý cải thiện dư địa tài khóa, nhưng vẫn tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cho phát triển kinh tế - xã hội, thưa ông?

TS. Nguyễn Như Quỳnh: Việc hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về tài chính - NSNN là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tài chính thời gian tới. Trong đó, ngành Tài chính chú trọng việc hoàn thiện chính sách về thuế nhằm bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho NSNN, góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế. Hệ thống chính sách thuế sẽ được rà soát để hoàn thiện theo hướng bao quát các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thực tiễn, các cam kết hội nhập và thông lệ quốc tế tốt.

Đồng thời, ngành Tài chính nghiên cứu, xây dựng mức thuế suất hợp lý, bảo đảm tính công bằng, trung lập của hệ thống chính sách thuế; rà soát, điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế, loại bỏ các ưu đãi thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển; hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các sắc thuế, khoản thu.

Điều này sẽ góp phần tạo dư địa cải thiện tài khóa, tạo điều kiện thực hiện các giải pháp về thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 trong những năm đầu thực hiện chiến lược, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo cân đối tài chính - NSNN.

PV: Đâu là các đột phá chiến lược tài chính cho giai đoạn 10 năm này và ngành Tài chính sẽ làm gì để hiện thực hóa các mục tiêu đó, thưa ông?

TS. Nguyễn Như Quỳnh:Chiến lược Tài chính đến năm 2030 đã đưa ra 3 đột phá về nâng cao chất lượng thể chế; phát triển nguồn nhân lực, nền tảng tài chính số; khơi thông và phát huy tiềm lực tài chính. Cụ thể là:

Thứ nhất, đẩy mạnh hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế tài chính đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ và hội nhập; thực hiện đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ NSNN để đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và tính chủ động của ngân sách địa phương; cơ cấu lại NSNN, phát triển thị trường tài chính hiện đại, minh bạch và bền vững.

Thứ hai, đổi mới cơ chế, chính sách tài chính cho phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh hiện đại hóa, phát triển nền tảng tài chính số trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin gắn với chuyển đổi số.

Thứ ba, khơi thông và phát huy tiềm lực tài chính cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; ưu tiên nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ về phục hồi và phát triển kinh tế.

Để thực hiện 3 đột phá nêu trên, Chiến lược Tài chính đến năm 2030 đã đề ra 11 nhóm giải pháp, trong đó: hoàn thiện chính sách huy động các nguồn lực tài chính quốc gia, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thu NSNN; nâng cao hiệu quả phân bổ, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính gắn với việc thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững; quản lý chặt chẽ, hiệu quả bội chi NSNN, nợ công.

PV:Xin cảm ơn ông!

Thực hiện đồng bộ cùng 8 chiến lược ngành

Chiến lược Tài chính đến năm 2030 được thực hiện theo 2 giai đoạn, tương ứng với Kế hoạch tài chính 5 năm 2021 - 2025 và Kế hoạch tài chính 5 năm 2026 - 2030 sẽ đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp và khả thi trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ tài chính - NSNN, tránh tình trạng mục tiêu, nhiệm vụ đề ra vượt quá khả năng thực hiện.

Cùng với chiến lược này, ngành Tài chính cũng cụ thể hóa nhiệm vụ thông qua 8 chiến lược ngành gồm: Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030; Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030; Chiến lược phát triển kho bạc nhà nước đến năm 2030; Chiến lược nợ công đến năm 2030; Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030; Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030; Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2030; Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030.

Việc cụ thể hóa Chiến lược Tài chính đến năm 2030 theo từng giai đoạn 5 năm sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Vay nặng lãi 'miệng', khó lòng khởi kiện
  • Giảm ăn 3 món quen thuộc giúp dạ dày khỏe hơn nhiều
  • Phát triển công nghiệp cơ khí: Mấu chốt là thị trường
  • Hà Nội, TP.HCM nhập siêu hàng tỷ USD
  • Chồng con đuề huề vẫn “say nắng” sếp phó
  • Đội ngũ bác sĩ tạo nên ‘bản sắc’ cho Thanh Hằng Beauty Medi
  • Bắc Giang ghi nhận ca Covid
  • Luật riêng cho nợ xấu: Gỡ được nút thắt?
推荐内容
  • Thương “cậu ấm” không tiền vá sọ sau tai nạn giao thông
  • Các cách đơn giản để tránh cơn đau tim đột ngột
  • Gia tăng giả mạo ngân hàng hỗ trợ xác thực khuôn mặt, mở thẻ, ứng lương
  • Bình Phước: 'Biệt phủ' sai phép hiên ngang tồn tại sau gần 1 năm bị xử phạt
  • Dứt tình vì bạn gái có con riêng?
  • Cảnh báo một số hành vi mạo danh, lừa đảo trong kiểm định xe cơ giới