【bxh h1 anh】EU tuyên bố đã xuất khẩu hơn 1 tỷ liều vắc xin ngừa COVID
Nhân viên y tế tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)
Liên minh châu Âu (EU) đã xuất khẩu hơn 1 tỷ liều vắc xin phòng COVID-19 ra hơn 150 quốc gia từ tháng 12/2020.
Thông tin trên được Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC),ênbốđãxuấtkhẩuhơntỷliềuvắcxinngừbxh h1 anh bà Ursula von der Leyen công bố ngày 18/10.
Trong một thông báo, bà Ursula von der Leyen nhấn mạnh "dấu mốc quan trọng" này rõ ràng cho thấy EU xuất khẩu vắc xin phòng COVID-19 nhiều nhất thế giới.
EU bắt đầu xuất khẩu vắc xin phòng COVID-19 từ khi thế giới bắt đầu triển khai tiêm phòng vào tháng 12/2020.
Tuy nhiên, các lô vắc xin xuất khẩu từ EU chủ yếu là cung cấp cho các quốc gia lớn, trong đó có Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh, vì các quốc gia này đã ký hợp đồng với các nhà sản xuất vắc xin đặt nhà máy ở EU.
Số lượng vắc xin xuất khẩu hoặc quyên góp cho các nước nghèo hơn vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ.
Theo bà Von der Leyen, 87 triệu liều vắc xin đã được EU xuất khẩu thông qua cơ chế phân bổ vác xin đến các nước thu nhập trung bình và thấp do Liên hợp quốc đồng điều phối (COVAX). Trong khi đó, phần đa số còn lại là theo các hợp đồng mà các quốc gia khác trả tiền để mua vắc xin COVID-19 được sản xuất tại EU.
Bà Von der Leyen cũng cho biết trong những tháng tới EU sẽ quyên góp ít nhất 500 triệu liều vắc xin cho các quốc gia dễ bị tác động bởi dịch bệnh nhất, đồng thời kêu gọi các quốc gia khác cùng tăng tốc chia sẻ vắc xin.
Hiện nay tỷ lệ bao phủ vắc xin COVID-19 tại các nước giàu và nước nghèo đang chênh lệch rõ ràng.
EU, Mỹ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UEA), Qatar, Singapore và Nhật Bản nằm trong số những quốc gia đã tiêm phòng đầy đủ cho hơn 50% dân số. Trong khi đó, nhiều quốc gia ở châu Phi và các quốc gia khác như Afghanistan, Ai Cập, Myanmar và Syria mới tiêm phòng được chưa đến 10%.
Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cam kết sẽ phân bổ vắc xin COVID-19 công bằng hơn sau khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hồi đầu tháng này chỉ ra dù thế giới đã sử dụng hơn 6 tỷ liều vắc xin phòng COVID-19 nhưng mới chỉ có 1,4% dân số các nước nghèo được tiêm phòng đầy đủ.
Hiện EU có một cơ chế kiểm soát xuất khẩu vắc xin, trong đó yêu cầu các lô vắc xin trước khi đưa ra nước ngoài cần được Brussels và các nước đặt nhà máy sản xuất vắc xin phê duyệt.
Bà von der Leyen khẳng định EU luôn chia sẻ vắc xin một cách công bằng với các nước khác trên thế giới, theo đó số vắc xin xuất khẩu tương đương số vắc xin được sử dụng cho người dân trong khối.
Chủ tịch EC nêu rõ EU cùng với Mỹ đặt mục tiêu phối hợp giúp thế giới đạt tỷ lệ tiêm phòng cho 70% dân số vào năm tới./.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Xem xét thi hành kỷ luật nguyên Bí thư Huyện ủy Mai Châu, Hòa Bình
- ·Bi sắt Bình Dương: Sức bật từ Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2022
- ·Man Utd đại thắng Real Betis
- ·Đề xuất cơ chế đặc thù xây tuyến cao tốc Châu Đốc
- ·Diễn đàn Phát triển Nông nghiệp Việt Nam 2023 sẽ được diễn ra vào ngày 28/6 tại Long An
- ·U21 Becamex Bình Dương: Ông vua “lội ngược dòng”
- ·Xung lực đầu tư từ Diễn đàn “Đà Nẵng
- ·Đoàn thể thao Bình Dương đoạt thêm 7 huy chương đồng từ Pencat Silat và Kickboxing
- ·Nuôi chồn hương mang lại thu nhập cao
- ·Kinh tế Trà Vinh nhiều khởi sắc
- ·Long An: Thu hút hơn 11 tỉ USD vốn FDI
- ·Man Utd rơi chiến thắng trước Barca
- ·Kinh tế xanh
- ·Trà Vinh khánh thành Bệnh viện Đa khoa vốn đầu tư trên 1.600 tỷ đồng
- ·Địa chỉ cung cấp tấm Mica giá tốt TP.HCM
- ·Đầu tư 3.901 tỷ đồng phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam
- ·Mở rộng hợp tác, kinh doanh với Hoa Kỳ
- ·Quảng Bình cương quyết thu hồi đất đối với dự án chậm xây dựng
- ·Xử phạt 6 cơ sở kinh doanh 'tự phong' là siêu thị
- ·Nghiên cứu làm điện mặt trời trên hồ thuỷ điện Sơn La