【monaco đấu với reims】Ngành in là ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng
Ngành in vượt khó
Báo cáo tổng kết năm 2022,ànhinlàngànhcôngnghiệpphụtrợquantrọmonaco đấu với reims tại Hội nghị triển khai công tác ngành in năm 2023 tổ chức ngày 17/2, ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, in và phát hành (Bộ TT&TT) cho biết, trong năm qua, thị trường in có nhiều biến động. Những tháng đầu năm, ảnh hưởng xung đột quân sự Nga - Ukraine, các cơ sở in gặp phải rất nhiều khó khăn, không đủ nguyên liệu cho sản xuất, nguồn cung vật tư chính như giấy, kẽm, mực đều tăng, giá các loại sản phẩm giấy in tăng cao từ 14,6 - 30,8%, đặc biệt vật tư keo tăng rất cao từ 50 - 70%. Chi phí logistics và vận tải đường biển tăng cao do bất ổn nguồn cung nhiên liệu…
Nhưng hệ thống mạng lưới cơ sở in được giữ vững, doanh thu toàn ngành đạt 94.000 tỉ đồng, tăng trưởng 9% so với năm 2021, số lượng cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp liên kết Việt Nam - nước ngoài tăng 3,2%.
Xuất hiện một số doanh nghiệp in qui mô, doanh thu từ 300-1.000 tỷ đồng, tập trung chủ yếu lĩnh vực in bao bì, tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất hàng hóa lớn như: Liksin, Goldsun, Bao bì Nông nghiệp APP, Việt Hưng, In Số 7...
Nhờ đổi mới công nghệ, kịp thời áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nên số lượng và chất lượng các sản phẩm in không ngừng được nâng lên rõ rệt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng và đòi hỏi ngày càng cao của đông đảo bạn đọc và người sử dụng. Sản lượng in tăng bình quân đạt hơn 10%/năm.
Một trong những đóng góp lớn về sự phát triển ngành in trong thời gian qua phải kể đến ngành công nghiệp bao bì. Theo ông Đặng Ngọc Sang, Chủ tịch Hiệp hội Bao bì Việt Nam, hiện ngành công nghiệp bao bì Việt Nam có khoảng 14.000 doanh nghiệp, tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm, ngành này có tốc độ tăng trưởng ổn định và khá cao, khoảng 13,4% trong vòng 5 năm (từ 2015 – 2020), doanh số chiếm đến 13,2 tỉ USD và ngành cũng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, in bao bì gần như xuất hiện đến 90% trên số lượng các bao bì được sản xuất và có giá trị chiếm 35% trong ngành công nghiệp này.
Ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm đánh giá, trong năm 2022, có thể khẳng định, ngành in đã có nhiều nỗ lực, vượt khó vươn lên, phát huy nội lực, từng bước khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh thời hậu Covid, đưa doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách tăng khá.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng nhìn sâu vào sự phát triển của ngành in vẫn còn có một số hạn chế, năng lực, tiềm lực chưa tương xứng với vị thế của ngành. Hiện chỉ có khoảng 2.400 doanh nghiệp với tổng doanh thu vào khoảng trên dưới 4 tỉ USD, đứng thứ 4, sau Indonesia, Malaysia, Thái Lan. So sánh với Thái Lan, con số doanh nghiệp in khoảng 5.000 và tổng giá trị sản phẩm in là 9 tỉ USD còn một khoảng cách dài để theo kịp. Vì thế, Thứ trưởng cho rằng, ngành in cần phát triển nhanh, mạnh hơn nữa, trở thành ngành kinh tế-công nghệ hiện đại, nằm trong top đầu khu vực.
Thứ trưởng chia sẻ, ngành in nói chung, đi song song là ngành công nghiệp bao bì đang cần rất nhiều sự hỗ trợ của nhà nước, để làm sao chính sách quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp này được đồng bộ, nhằm thúc đẩy phát triển và không bị thiệt thòi trên sân nhà với các doanh nghiệp FDI.
Bởi các doanh nghiệp FDI hiện nay có rất nhiều ưu đãi, trong khi bản thân các doanh nghiệp ngành này trong nước với sự hoàn thiện và khả năng cạnh tranh ngày càng tăng lên, hoàn toàn không thua kém. Doanh nghiệp của Việt Nam đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, có xuất khẩu tại chỗ và làm FDI ngay chính trong nước, nhưng lại không nhận được những ưu đãi tương ứng như đất đai hay các vấn đề khác so với doanh nghiệp FDI nước ngoài. Và ở đây cần có bài toán quản lý liên ngành, không phải chỉ riêng ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT).
“Với tư duy của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có Bộ TT&TT là tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, nếu không làm được cũng sẽ không gây hại, đẻ ra các thủ tục hành chính, các giấy phép con… để làm khổ doanh nghiệp. Trên tinh thần đó, trong không gian của lĩnh vực ngành in và công nghiệp bao bì, doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần đồng hành cùng với nhau, không chỉ giới hạn trong câu chuyện đã biết đến mà sắp tới cần tiếp tục chia sẻ thông tin, kết nối sức mạnh cho nhau”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm tiếp lời.
Trong báo cáo tổng kết ngành in 2022, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ TT&TT năm 2023, là tiến hành nghiên cứu hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển lĩnh vực in theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Cụ thể xây dựng phương án sửa đổi Luật Xuất bản năm 2012 nhằm thay đổi các quy định về in xuất bản phẩm theo hướng thông thoáng, mở rộng thị trường in, đối tượng in…
Việc thay đổi này để ngành ngày càng phát triển hơn, khi in không chỉ là ngành công nghiệp, mà nó còn là ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng ảnh hưởng hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ hiện nay. Theo nhiều chuyên gia đánh giá, 85% sản phẩm cung ứng trên thị trường đều liên quan đến lĩnh vực in.
Ngành xuất bản phải là trung tâm của công nghiệp nội dung sốThứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm mong muốn ngành xuất bản sẽ có nhiều cuốn sách có giá trị, có các cuốn sách được chuyển thể thành phim truyền hình, hay kịch bản các trò chơi điện tử ăn khách sau này.(责任编辑:La liga)
- ·Công bố bộ chỉ số FTA Index về thực hiện hiệp định tự do thương mại
- ·Chứng khoán tuần: Giảm lãi suất
- ·Lặng lẽ lễ chùa cầu an ngày đầu năm mới
- ·Cổ đông lớn NNC bị phạt do báo cáo không đúng thời hạn
- ·5 địa chỉ thuê xe máy ở Hạ Long giá rẻ, thủ tục nhanh chóng
- ·Phấn đấu nâng kim ngạch XNK Việt Nam
- ·Đề xuất khai báo số container đối với hàng XK
- ·Thu ngân sách tại Hải quan Quảng Ninh giảm mạnh
- ·Giải pháp máy ép mía siêu sạch tại Công ty Việt Thống
- ·Chuyện bí mật trong cung đình thời vua Khải Định
- ·Không thoả mãn chồng, tôi ngã vào kẻ khác
- ·Bảo tồn cồng chiêng Nam Đông
- ·FCM bị phạt và truy thu hơn 387 triệu đồng
- ·Huỳnh Như nói gì trước khi sang Bồ Đào Nha chơi bóng
- ·Từ hôm nay 15/6, mua bán vàng không hóa đơn điện tử sẽ bị rút giấy phép
- ·Đặng Văn Lâm trở về V
- ·Nghĩ về cây mưng
- ·Nguyễn Hữu Thắng ngồi 'ghế nóng' giải cứu TPHCM
- ·Về bài văn của trò nghèo trường Ams
- ·Hải quan Quảng Ninh: “Hậu kiểm” để nâng cao tính tuân thủ của DN