会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo nhà cái là gì】Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021: Ngành Logistics lên ngôi!

【kèo nhà cái là gì】Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021: Ngành Logistics lên ngôi

时间:2024-12-23 21:51:26 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:785次
Đăng ký tuyển sinh đại học: Thí sinh được đăng ký trực tiếp và trực tuyến
Nhiều cơ hội cho thí sinh khi thi đánh giá năng lực xét tuyển đại học
Tuyển sinh đại học năm 2021: Định hướng nghề nghiệp gắn với chuyển đổi số
Ngành Logistics đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng thực hành thành thạo về giao nhận và vận chuyển hàng hóa, nghiệp vụ kho bãi hàng hóa, nghiệp vụ hải quan. 	Ảnh: TKTS
Ngành Logistics đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng thực hành thành thạo về giao nhận và vận chuyển hàng hóa, nghiệp vụ kho bãi hàng hóa, nghiệp vụ hải quan. Ảnh: TKTS

Nhiều đại học lớn mở ngành Logistics

Năm 2021, theo phương án tuyển sinh của trường Đại học Giao thông vận tải, sẽ tuyển 110 chỉ tiêu ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.

Năm nay, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một trong những ngành nằm trong chương trình đào tạo tài năng Elitech của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Chương trình đào tạo này có mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học công nghệ ưu tiên cho phát triển kinh tế- xã hội.

Năm 2021, trường Đại học Quốc tế Sài Gòn có thêm 3 ngành mới: tâm lý học theo hướng chuyên sâu tham vấn và trị liệu; ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng; khối ngành kế toán gồm 2 chuyên ngành kế toán doanh nghiệp và kế toán kiểm toán. Theo Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh của nhà trường, ngành Logistisc và Quản lý chuỗi cung ứng là ngành học mới nên có nhiều chính sách ưu đãi về học phí do các doanh nghiệp hỗ trợ. Phương thức xét tuyển ngành này tương tự như các ngành học khác. Các bạn học ngành này sẽ có các kỹ năng như quản lý kho vận, các phương thức vận tải… và sẽ được thực tế, thực tập các các cảng lớn của TPHCM. Chương trình đào tạo ngành Logistisc hướng đến tính thực tế, được trợ cấp học chứng chỉ tiếng Anh và tin học theo chuẩn quốc tế.

Từ năm 2018, trường Đại học Kinh tế Quốc dân bắt đầu tuyển sinh ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Qua các năm tuyển sinh của nhà trường, điểm trúng tuyển ngành này cũng liên tục tăng từ 23,85 điểm (năm 2018) đến 28 điểm (năm 2020). Năm 2020, điểm trúng tuyển ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của nhà trường cao nhất trong tất cả các ngành đào tạo. Mùa tuyển sinh năm nay, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng thông báo tuyển sinh 120 chỉ tiêu ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.

Nếu như từ năm 2012, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã chính thức mở chuyên ngành đào tạo Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng với lượng tuyển sinh ban đầu là 200 sinh viên thì hiện Đại học này đã "nâng cấp" ngành logistics bằng việc mở chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế và Logistics. Chuyên ngành mới này giảng dạy toàn bộ bằng tiếng Anh theo chương trình hợp tác với Học viện Hàng hải California (Mỹ). Hiện tại, trường Đại học Hàng hải Việt Nam là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xây dựng, phát triển kinh tế biển, trung tâm đào tạo logistics tại khu vực. Ngành logistics và Chuỗi cung ứng của nhà trường cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các loại hình dịch vụ logistics, thị trường vận tải, đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như các chỉ tiêu khai thác và hiệu quả kinh doanh trong chuỗi cung ứng dịch vụ vận tải; kiến thức về cảng biển, hoạt động của cảng, quản trị cảng trên quan điểm hệ thống logistics; thương vụ cảng biển, chứng từ trong vận tải biển, bộ, sắt, hàng không và vận tải đa phương thức; kiến thức về hợp đồng thương mại và vận tải về cơ sở pháp lý, khiếu nại, bảo hiểm…

Không chỉ các trường đại học, những năm gần đây nhiều trường cao đẳng cũng mở đào tạo ngành Logistics. Danh sách này năm nay có thêm trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2, trường Cao đẳng Thương mại…

Một số ý kiến cho rằng, Quyết định số 200/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 là một động lực quan trọng thúc đẩy nhiều trường đại học, cao đẳng đã mạnh dạn mở thêm ngành đào tạo mới liên quan đến logistics. Quyết định như một bước đột phá mới đối với lĩnh vực logistics của Việt Nam, một lĩnh vực đang nhận được sự quan tâm lớn của cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp.

Thí sinh phải học cật lực

Với điểm đầu vào khá cao với ngành đào tạo liên quan đến logistics nên thí sinh phải nỗ lực mới có cơ hội đỗ vào những ngành này. PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo trường Đại học Ngoại thương khuyên, thí sinh nên nghiên cứu kỹ mức học phí của ngành học Logistics vì đây là ngành rất “hot”, sinh viên năm thứ 3 đã đi thực tập và có lương, 100% sinh viên ra trường có việc. Học phí ngành này có thể lên tới 40-60 triệu đồng/năm. PGS.TS Vũ Thị Hiền nhắn nhủ, thí sinh muốn vào hai ngành này phải học cật lực, học thật giỏi mới có thể đăng ký.

Để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của xã hội, người học cũng cần phải được trang bị đầy đủ các kỹ năng thực hành, kỹ năng thực tập về cảng, cần trục, băng chuyền, xuất nhập khẩu… PGS.TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Bàng chia sẻ, đặc thù những ngành học liên quan đến logistics yêu cầu người học phải được trang bị các kỹ năng, có kỹ năng thực hành, thực tập về cảng, cần trục, băng chuyền, xuất nhập khẩu, kỹ năng máy tính… Cơ sở đào tạo phải có đội ngũ có kinh nghiệm, đồng thời phải có các phòng thực hành mô phỏng đủ lớn để người học thực hành. Do đó, nếu không có đủ đội ngũ giảng viên và mở ngành theo kiểu “mượn đầu heo nấu cháo” chắc chắn không đảm bảo được chất lượng đào tạo.

Theo lãnh đạo của trường Đại học Hàng hải Việt Nam, bức tranh nghề nghiệp năm 2021 liên quan đến chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển dịch vụ logistics, phát triển kinh tế biển... Ngành Logistics đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng thực hành thành thạo về giao nhận và vận chuyển hàng hóa, Nghiệp vụ kho bãi hàng hóa, Nghiệp vụ hải quan, Thanh toán quốc tế, Dịch vụ khách hàng. Logistics kết nối các công việc từ giao dịch hợp đồng giữa các cá nhân, doanh nghiệp đến khi giao hàng tận tay người tiêu dùng và bảo hành, với việc huy động các phương thức vận tải từ đơn giản đến hiện đại như đường biển, hàng không, đường sắt, đường bộ.

Ở Việt Nam, hiện doanh nghiệp vận tải và logistics đang hoạt động với các tập đoàn logistics hàng đầu như: Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel; Công ty Cổ phần Gemadept; Công ty Cổ phần Transimex… với nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngày càng cao. Điều này đã mở ra cơ hội lớn trong việc tìm kiếm việc làm và có mức thu nhập hấp dẫn đối với các bạn trẻ theo học ngành logistics.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Không để “tháng Giêng là tháng ăn chơi”
  • Hon Thom Paradise Island
  • Khóc ròng chốt lời vàng, bắt đáy chứng khoán, chơi tiền ảo
  • Quảng trường nhạc nước kỷ lục
  • WB: Việt Nam cần quyết liệt cải cách để tận dụng tối đa Hiệp định EVFTA
  • TP Hồ Chí Minh tổ chức gặp mặt cán bộ cao cấp Quân đội nghỉ hưu
  • Chủ tịch Quốc hội: Nguồn lực từ dầu khí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
  • Công nghiệp Hoá dược góp phần nâng cao chuỗi giá trị kinh tế
推荐内容
  • Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh
  • Tiền thì cần hàng trăm nghìn tỷ nhưng làm một cây cầu vật vã mãi không xong 
  • Đề xuất gia hạn 20.000 tỷ đồng tiền thuế cho ô tô sản xuất trong nước
  • Giá vàng hôm nay 9/5: USD mạnh lên ép vàng giảm giá
  • Chống tham nhũng không ngừng, không nghỉ
  • Đẩy mạnh tuyên truyền lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời áp mái