【kqbd u19 đức】Câu chuyện thích nghi của các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản Na Uy hậu Covid
Tuyên bố chung Việt Nam - Na Uy | |
[Infographics] Việt Nam-Na Uy còn nhiều cơ hội mở rộng hợp tác | |
Doanh nghiệp Na Uy quan tâm đến thị trường Việt Nam | |
Xuất khẩu sang Na Uy tăng khá |
Ngư dân Na Uy. Ảnh: Nguồn Hội đồng Hải sản Na Uy. |
Năm 2020, các công ty hải sản tại Na Uy thực sự lao đao. Họ đã phải mua cá với giá tương đối cao từ các đội tàu nhưng sản phẩm bán ra vào mùa hè và mùa thu lại giảm. Thêm vào đó, một số mặt hàng tươi sống, cùng các loại cá khô, cá phơi và cá muối - những sản phẩm tiêu thụ chính của ngành khách sạn và nhà hàng tại Italy, Bồ Đào Nha và Brazil - đã bị sụt giảm nặng nề.
Trong năm 2020, hầu như toàn thế giới đều thực thi các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại để phòng dịch Covid-19. Điều này khiến hoạt động kinh tế nói chung và ngành hải sản toàn cầu, trong đó có Na Uy, bị ảnh hưởng đáng kể.
“Tuy nhiên, năm 2021 tình hình đã tốt hơn. Điều may mắn là chính sách tại Na Uy về sản xuất hải sản luôn bám sát sự vận động của đại dịch. Chúng tôi nhận được tư vấn của Hội đồng Hải sản Na Uy thông qua các cuộc họp trực tuyến, thư điện tử, thông báo thường kỳ…”, ông Jarle Aarseth, Giám đốc Công ty Arctic Seafood Norway AS cho biết.
Theo đó, mỗi lần cần thông tin tại Na Uy và nước ngoài Công ty Arctic Seafood Norway AS luôn tìm đến Hội đồng Hải sản Na Uy. Họ trả lời email thường nhật, giới thiệu chúng tôi đến những tổ chức phù hợp hơn nếu họ không trả lời được. DN này đã nhận được hỗ trợ lớn cả về thông tin, chính sách… trong suốt thời gian Covid-19 và đã vượt qua khó khăn ấy.
Sự thay đổi tích cực này một phần còn đến từ chính sách đẩy mạnh tìm kiếm thị trường nước ngoài của Công ty Arctic Seafood Norway AS. Công ty này quan tâm đến thị trường ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, nơi hải sản Na Uy được ưa chuộng bởi giới sành ăn giàu có.
Công cuộc chinh phục thực khách Việt đang trong quá trình “tìm hiểu”, song sẽ không quá khó khăn khi Công ty Arctic Seafood Norway AS tạo dựng được niềm tin cho các đối tác tại Việt Nam bằng quy trình tiền kiểm chặt chẽ.
“Để hỗ trợ khách hàng Việt Nam nhất là những năm đại dịch Covid-19, chúng tôi nỗ lực kiểm hàng tại Na Uy tối đa có thể. DN Việt Nam thường không có người của họ tại Na Uy để kiểm hàng tại kho. Họ chỉ mua qua hình ảnh, video, và hợp đồng đảm bảo chất lượng. Thậm chí, hàng trên đường về cảng Việt Nam rồi họ vẫn còn nơm nớp lo. Chỉ khi hàng về kho lạnh tại Việt Nam, mở ra xem tận mắt, họ mới thở phào yên tâm”, đại diện DN này chia sẻ.
Kiểm hàng tại nhà máy cá hồi. Nguồn ảnh: Công ty Arctic Seafood Norway AS. |
“Doanh nghiệp Việt Nam sẽ yên tâm với dịch vụ kiểm hàng tiền trạm của chúng tôi. Công ty Arctic Seafood Norway ASN sẽ đại diện cho khách hàng Việt Nam, tới tận kho lạnh của nhà máy hải sản tại Na Uy, lấy mẫu kiểm tra, xác định đúng chất lượng, đúng lô và ngày sản xuất… rồi khách Việt Nam mới đặt bút ký hợp đồng.”, ông Jarle Aarseth nói.
Khi xem xét ngành hải sản Na Uy trong cả năm 2021, có thể thấy giá trị xuất khẩu đã nhanh chóng phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, quốc gia này đã xuất khẩu 3,1 triệu tấn hải sản, đạt giá trị 120,8 tỷ NOK, lập kỷ lục cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu.
Không chỉ phục hồi về giá trị xuất khẩu, họ cũng vẫn bảo đảm được hoạt động xuất khẩu sang các thị trường truyền thống với top 10 quốc gia tính theo giá trị xuất khẩu là Ba Lan, Đan Mạch, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Italy, Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong khi Ba Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Na Uy tính theo giá trị xuất khẩu vì nước này nổi tiếng là thị trường chế biến hải sản thì Đan Mạch là thị trường lớn thứ hai do đây là cửa ngõ trung chuyển cho hải sản của Na Uy, chủ yếu là đến Liên minh châu Âu (EU).
Đánh giá về đà tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu hải sản Na Uy và những con số xuất khẩu ấn tượng tới nhiều thị trường lớn, ông Bjørnar Skjæran, Bộ trưởng Bộ Thủy sản và Các vấn đề Hàng hải nước này cho biết: “Dù năm 2021 là một năm nhiều thách thức nhưng ngành thủy hải sản đã mang lại những kết quả tuyệt vời. Chính phủ cũng có những mục tiêu rất lớn đối với ngành thủy hải sản. Cùng với tất cả các chuyên gia lành nghề trong ngành, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa trong xuất khẩu các sản phẩm thân thiện với môi trường, triển khai nhiều hoạt động hơn ở vùng ven biển và thiết lập nhiều kỷ lục mới ấn tượng hơn nữa”.
Hội đồng Hải sản Na Uy xếp Việt Nam vào nhóm thị trường mới nổi. Từ năm 2023, Hội đồng Hải sản Na Uy sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho hải sản Na Uy tại Việt Nam. Theo đó, người tiêu dùng cũng như nhà nhập khẩu phía Việt Nam sẽ nhận được nhiều hỗ trợ từ Na Uy, ví dụ như chương trình Marketing Đồng Hành do Hội đồng Hải sản Na Uy bảo trợ và Công ty Arctic Seafood Norway AS đang triển khai. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Trao hơn 31 triệu đồng tới người phụ nữ nghèo phải mượn nhà thờ chồng
- ·Ứng dụng công nghệ AI phát triển sang lĩnh vực không gian 3 chiều
- ·Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành hàng không
- ·ByteDance lén dùng công nghệ của OpenAI để phát triển đối thủ cạnh tranh?
- ·Lốp xe mòn coi chừng bị xử phạt
- ·Trung Quốc lập nhóm chuyên trách phát triển vũ trụ ảo Metaverse
- ·WinMart đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng
- ·Bổ nhiệm Tổng giám đốc Tổng công ty Chuyển phát nhanh Bưu điện
- ·Rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng xuống còn 20 ngày
- ·Meta kiếm bộn tiền từ Trung Quốc bất chấp bị 'cấm cửa'
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc đầu tháng 2/2020
- ·Lần đầu tiên TP.HCM có Trung tâm Livestream
- ·Năm 2023, GELEX lãi gần 1.400 tỷ đồng
- ·Nvidia bán chip yếu hơn cho Trung Quốc để tuân thủ quy định của Mỹ
- ·Tin vui đến từ gia đình bé Hà Minh Quân
- ·TKV nộp ngân sách vượt 8,5 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch
- ·Sáng tạo phương pháp ứng dụng UAV trong bảo trì cáp điện ngầm
- ·Người Việt tìm kiếm ‘concert’, ‘tìm việc làm’, ‘chatgpt’ nhiều nhất năm 2023
- ·Dự đám cưới người yêu cũ, 'lỡ tay' đâm chú rể trọng thương
- ·Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ cam kết đầu tư vào TPHCM