【thứ hạng của banfield】Đại học Quốc gia Hà Nội tiên phong mở ngành về đào tạo quản trị địa phương
Thông tin trên được chia sẻ tại Hội thảo khoa học Quản trị và phát triển địa phương từ tiếp cận liên ngành và khu vực học,ĐạihọcQuốcgiaHàNộitiênphongmởngànhvềđàotạoquảntrịđịaphươthứ hạng của banfield diễn ra ngày 21/12, do Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
Tại Hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành đề xuất các khung lý thuyết và phương pháp để quản trị địa phương một cách hiệu quả. Đồng thời, hoàn thiện Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị địa phương lần đầu tiên tại Việt Nam.
TS. Phạm Đức Anh, Viện Phó phụ trách Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Ở Việt Nam, quản trị quốc gia hay quản trị địa phương là những tiếp cận còn khá mới mẻ. Nghị quyết Đại hội XIII khẳng định chủ trương “đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả”... Đây là lần đầu tiên, thuật ngữ “quản trị quốc gia” được sử dụng chính thức trong các văn kiện của Đảng.
Theo TS. Phạm Đức Anh, một trong những giải pháp vô cùng quan trọng tăng cường năng lực quản trị địa phương là công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao trực tiếp tham gia vào công việc quản trị tại địa phương.
Nhận thấy tầm quan trọng của lĩnh vực chuyên môn này, Đại học Quốc gia Hà Nội sớm có chủ trương mở Chương trình đào tạo Thạc sĩ về Quản trị địa phương, giao cho Viện Văn học và Khoa học phát triển nghiên cứu xây dựng đề án. Ngày 16/5/2023, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1707/QĐ-ĐHQGHN về việc bổ sung Quy hoạch ngành, chuyên ngành đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có ngành Quản trị địa phương của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề án mở Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị địa phương của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển đã được Hội đồng chuyên môn cấp Đại học Quốc gia Hà Nội thẩm định và thông qua.
Nội dung của Chương trình Thạc sĩ Quản trị địa phương được xây dựng dựa trên ba khối kiến thức cơ bản, gồm: Khối kiến thức về địa phương học, khu vực học, Việt Nam học; Khối kiến thức về khoa học quản trị, quản trị công; Khối kiến thức về các công cụ và phương pháp quản trị (thể chế, chính sách, nền tảng công nghệ…).
Theo khảo sát của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, chương trình đào tạo về Quản trị địa phương ở cả bậc cao đẳng, đại học và sau đại học từ lâu đã được triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức… Tuy nhiên, tại Việt Nam, đây là chương trình đào tạo đầu tiên về Quản trị địa phương được xây dựng.
Cũng theo kết quả khảo sát, 66,7% các cơ quan, đơn vị tại các địa phương có nhu cầu tuyển dụng nhân sự trình độ sau đại học có kiến thức chuyên sâu, bài bản về Quản trị địa phương; 68,2% cơ quan, đơn vị có nhu cầu cử cán bộ tham gia bồi dưỡng kiến thức, đào tạo ở trình độ Thạc sĩ về Quản trị địa phương.
“Điều đó cho thấy, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ chuyên môn sâu về Quản trị địa phương hiện nay là rất lớn”, TS. Phạm Đức Anh khẳng định.
(责任编辑:World Cup)
- ·Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Giáng chiều' hay 'ráng chiều'?
- ·Bộ GD&ĐT dự kiến siết xét tuyển học bạ từ 2025
- ·24 tân sinh viên một trường làm giả kết quả tốt nghiệp để vào đại học
- ·Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
- ·Các chuyên gia uy tín quy tụ ở Hà Nội chia sẻ về 'Hạnh phúc trong giáo dục'
- ·Quốc đảo nào nhỏ nhất thế giới?
- ·Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư 2024
- ·Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- ·Huyện Phú Xuyên: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
- ·Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Dành giật' hay 'giành giật'?
- ·Bộ GD&ĐT lý giải siết quy định xét tuyển sớm không quá 20%
- ·Phụ huynh TP.HCM bị gọi lừa 'con đang cấp cứu tại Chợ Rẫy'
- ·Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- ·Symphony of Stars: Đêm Gala kỷ niệm đầy cung bậc cảm xúc của Trường Quốc tế TIS
- ·Đại học Duy Tân thu hồi bằng bác sĩ nha khoa
- ·Nam sinh Đường lên đỉnh Olympia trở thành tiến sĩ hàng không tại Pháp
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- ·Nhiều thí sinh 'ngã ngửa' khi Bộ GD&ĐT dự kiến siết xét tuyển sớm