【keo cai 5】Việt Nam gửi nước ngoài 13 yêu cầu dẫn độ trong năm 2023
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Longthay mặt Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội về hoạt động tương trợ tư pháp năm 2023.
Báo cáo nêu rõ,ệtNamgửinướcngoàiyêucầudẫnđộ trongnăkeo cai 5 năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và đề nghị TAND tối cao, VKSND tối cao phối hợp chặt chẽ để triển khai toàn diện các nhiệm vụ trọng tâm trên cả 4 lĩnh vực: Dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.
Đã ký 3 hiệp định song phương về dẫn độ
Theo đánh giá của Chính phủ, hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp được các bộ, ngành chú trọng, khẳng định sự tích cực và trách nhiệm của Việt Nam thông qua việc nỗ lực khắc phục khó khăn, chủ động tham gia các diễn đàn, hội nghị quốc tế và đàm phán điều ước quốc tế.
Cụ thể, năm 2023 nhiều điều ước quốc tế song phương đã được ký kết trong các chuyến thăm, làm việc của các Đoàn cấp cao Việt Nam. Kết quả có được từ những nỗ lực của các cơ quan chủ trì, bộ, ngành liên quan trong xây dựng đề xuất, kết nối đối tác.
Về kết quả trong tương trợ tư pháp về dân sự, Bộ trưởng Tư pháp cho hay, thực hiện ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký 2 Hiệp định song phương (hiện đều đã được Chủ tịch nước phê chuẩn).
Ở lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự, VKSND tối cao chủ trì phối hợp với các bộ, ngành tổ chức đàm phán thành công 3 Hiệp định song phương. Cạnh đó, thực hiện ủy quyền của Chủ tịch nước, Viện trưởng VKSND tối cao đã ký 5 Hiệp định song phương.
Trong lĩnh vực dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, Bộ Công an chủ trì phối hợp với các bộ, ngành tổ chức đàm phán thành công 10 Hiệp định song phương.
Thực hiện ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Công an đã ký 7 Hiệp định song phương (3 Hiệp định dẫn độ với Argetina, Iran, Italia, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Lào; 4 hiệp định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù với Argentina, Iran, Italia, Kazakhstan). Ngoài ra còn có 3 Hiệp định đã kết thúc đàm phán.
Về việc thực hiện ủy thác tư pháp, Bộ trưởng Tư pháp cho biết, năm 2023, Việt Nam gửi nước ngoài 2.385 ủy thác tư pháp về dân sự, nhận 1.830 kết quả. Phía nước ngoài gửi Việt Nam 1.033 ủy thác tư pháp, nhận 1.231 kết quả.
So với năm 2022, ủy thác tư pháp của Việt Nam gửi nước ngoài tăng 245 hồ sơ, ủy thác tư pháp của nước ngoài gửi Việt Nam giảm 29 hồ sơ. Số kết quả ủy thác tư pháp nhận được cả hai chiều đi và đến tăng lần lượt là 184 và 148 hồ sơ.
Với ủy thác tư pháp hình sự, số ủy thác tư pháp Việt Nam gửi nước ngoài là 377 yêu cầu, nhận về 217 kết quả. Số yêu cầu nước ngoài gửi Việt Nam là 89, nhận về 72 kết quả.
So với năm 2022, số ủy thác tư pháp hình sự của Việt Nam gửi nước ngoài tăng 42,8%, số yêu cầu có trả lời cũng cao hơn. Còn số lượng ủy thác tư pháp của nước ngoài gửi Việt Nam giảm nhưng tỉ lệ giải quyết tăng 12%.
40 yêu cầu chuyển giao từ nước ngoài về Việt Nam
Với việc thực hiện yêu cầu về dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, số liệu của Bộ Công an cho thấy, năm 2023 Việt Nam đã gửi nước ngoài 13 yêu cầu về dẫn độ. Hiện Bộ Công an đang tiếp tục trao đổi với phía đối tác để hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu.
Ngoài ra, Bộ Công an đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức bàn giao 2 đối tượng yêu cầu dẫn độ cho Liên bang Nga.
Về chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, Việt Nam đã nhận 4 yêu cầu chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài và gửi đi 40 yêu cầu chuyển giao từ nước ngoài về Việt Nam.
Các yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù từ Việt Nam gửi đi nước ngoài đang được tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật (xác minh quốc tịch, thông tin có liên quan...). Bộ Công an đã chuyển cho TAND có thẩm quyền xem xét 1 trường hợp.
Đối với các trường hợp chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài, Bộ Công an đã chuyển TAND có thẩm quyền 2 trường hợp; 2 trường hợp còn lại đang tiếp tục trao đổi với phía nước ngoài.
Cơ quan công an cũng đã phối hợp với các cơ quan chức năng chuyển giao 3 phạm nhân (1 phạm nhân quốc tịch Hàn Quốc; 2 phạm nhân quốc tịch Australia) về nước tiếp tục thi hành án phạt tù.
Nhiều ủy thác tư pháp có kết quả đã thể hiện nỗ lực và trách nhiệm của các cơ quan trung ương và địa phương.
Để khắc phục hạn chế, bất cập trong thời gian qua, trong năm 2024, Chính phủ yêu cầu hoàn thành đề xuất xây dựng Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và chuẩn bị xây dựng các dự án luật sau khi được đưa vào chương trình.
Xét xử vắng mặt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là tiền đề để dẫn độ về nước
Theo Phó Ban Nội chính Trung ương, việc xét xử vắng mặt cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn là cơ sở để dẫn độ tội phạm.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Năm 2030, Việt Nam phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt 7.500 USD
- ·Ngoại trưởng Iran thăm Pakistan nhằm hàn gắn quan hệ
- ·Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen êkíp ca ghép tim xuyên Việt
- ·Ukraine chặn hàng loạt tên lửa của Nga, cảnh báo tăng cường tập kích Crưm
- ·Khô cá phục vụ thị trường tết bắt đầu sôi động
- ·Bị hủy tài khoản ngân hàng trong trường hợp nào?
- ·Phong Điền yêu cầu đóng cửa 1 cơ sở bán lẻ thuốc tân dược
- ·Nghệ An bắt hai đối tượng vận chuyển 5 kg thuốc phiện từ nước ngoài về Việt Nam
- ·Chuyên gia đề xuất giải pháp kiểm soát lạm phát giai đoạn 2021
- ·Israel muốn đóng cửa biên giới giữa Gaza và Ai Cập tới khi xung đột kết thúc
- ·Hành trình vải thiều Việt Nam chinh phục người tiêu dùng ‘đảo quốc sư tử’
- ·OCB ra mắt ứng dụng ngân hàng số OMNI phiên bản 4.0
- ·Video cường kích Su
- ·Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin xuất viện
- ·Tiếp tục lộ diện nhiều quảng cáo dối trá, uy tín chất lượng của Top White ở đâu?
- ·Sẽ có quy quy định mới về hồ sơ lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
- ·SHB chiến thắng 3 giải thưởng quan trọng tại FinanceAsia Awards 2024
- ·Người giàu nhất Ukraine mất toàn bộ tài sản ở Nga
- ·Đồng hành cùng doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
- ·Ông Putin buộc tội Ukraine trong vụ rơi máy bay chở tù binh của Nga