会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bongda.net nhan dinh】Linh hoạt giảng dạy “trường học mới"!

【bongda.net nhan dinh】Linh hoạt giảng dạy “trường học mới"

时间:2024-12-23 21:15:41 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:197次

Báo Cà Mau(CMO) “Học sinh mạnh dạn, tự tin, phát huy tính tự học, sáng tạo, tự quản; đồng thời phát huy tốt kỹ năng giao tiếp, ứng xử dân chủ, bình đẳng thông qua những hoạt động trải nghiệm”, đây là hiệu quả tối ưu của mô hình trường học mới Việt Nam GPE-VNEN (VNEN) theo đánh giá của giáo viên đang dạy theo chương trình này.

Huyện Đầm Dơi có 4 trường (2 THCS, 2 tiểu học) tiếp tục duy trì giảng dạy mô hình VNEN trong năm học 2017-2018, ông Trần Thanh Văn, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện, cho biết, học theo mô hình này không chỉ học sinh tích cực hơn, mà đội ngũ quản lý cũng phải năng động, mạnh dạn đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, còn giáo viên phải nhiệt tình, sáng tạo, không rập khuôn, máy móc thì mới có được sự thành công.

Phát huy những điểm mạnh

Thầy Nguyễn Thanh Ngoan, Tổ trưởng Tổ bộ môn Khoa học xã hội Trường THCS Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi, cho rằng, mô hình trường học mới đã tạo điều kiện, thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, chuyển cơ bản từ hoạt động dạy của giáo viên sang hoạt động của học sinh. Nó không mới mà chỉ là sự chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình VNEN thông qua đổi mới sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, vai trò của giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và khích lệ các em tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, lấy hoạt động học và rèn luyện của học sinh làm trung tâm.

Chỉ dẫn bản đồ cộng đồng của học sinh Trường THCS Tạ An Khương.

Em Phạm Khả Như, lớp 8C, chia sẻ, ở lớp mọi hoạt động đều do các em tự quản, từ trang trí lớp (góc học tập, hộp thư cá nhân, bản đồ cộng đồng…), đến việc học, quản lý các hoạt động, phong trào. Thầy cô là người hướng dẫn, hỗ trợ khi cần thiết. Nhờ đó, mỗi cá nhân đều ý thức, riêng các bạn sức ỳ, học yếu, được các bạn trong hội đồng tự quản giúp đỡ, thầy cô bồi dưỡng thêm kiến thức để theo kịp.

“Học VNEN em thấy mình tự tin hơn, trách nhiệm hơn. Hiện em đảm trách đối ngoại, đối nội, theo dõi nhắc nhở việc chấp hành quy định nhà trường, vì vậy bản thân em luôn phải tiên phong, gương mẫu”, Khả Như bày tỏ.

Các em học sinh lớp 8C, Trường THCS Tạ An Khương gửi góp ý vào hộp thư cá nhân.

Hiện trường áp dụng mô hình cho toàn khối 6, 7, 8, riêng khối 9 vẫn học theo chương trình hiện hành (do VNEN ở cấp THCS từ năm học 2015-2016).

Hiệu trưởng nhà trường, thầy Trần Thanh Vũ cho hay, nhận thấy VNEN phù hợp với định hướng giáo dục mới, trường tự nguyện đăng ký tham gia mô hình, mặc dù đối tượng tuyển sinh lớp 6 là học sinh hoàn thành tiểu học theo chương trình hiện hành.

Thầy Vũ phân bày, ngay cuộc họp phụ huynh đầu năm, nhà trường thông tin rất rõ về hiệu quả của mô hình, lúc đầu khó tránh lúng túng, bỡ ngỡ. Tuy vậy, giáo viên đã chủ động vận dụng các thành tố của phương thức dạy học này một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Kết quả chuyển biến rõ nhất là những học sinh nhút nhát, học yếu, đã học tập tích cực hơn, tự tin đứng trước lớp nói lên suy nghĩ, phản biện với bạn bè… Cái hay ở VNEN còn là bộ sách 3 trong 1, tức là cả học sinh, giáo viên và phụ huynh đều có thể hiểu, học và sử dụng tốt.

“Nếu khéo vận dụng, tận dụng điểm mạnh của tài liệu hướng dẫn học, giáo viên ở các vùng sâu, vùng xa vẫn có thể sử dụng tài liệu của dự án làm tài liệu dạy học. Đối với giáo viên cần nâng cao, trên cơ sở tài liệu này hoàn toàn có thể sáng tạo, bổ sung thành tài liệu dạy học tốt cho bản thân”, thầy Nguyễn Thanh Ngoan nhận định.

Ở cấp tiểu học, mô hình được triển khai thử nghiệm từ năm học 2012-2013. Là trường thuộc dự án và đã kết thúc hỗ trợ tài chính từ tháng 6/2016, nhưng đến năm học mới này, trường vẫn tiếp tục duy trì dạy theo VNEN.

Tiết ngoại khoá tại thư viện xanh của học sinh Trường Tiểu học Đỗ Thừa Luông, Phường 1, TP Cà Mau.

Cô Nguyễn Thị Hoa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đỗ Thừa Luông, Phường 1, TP Cà Mau, khẳng định, dù học ở đâu, theo phương pháp nào, theo sách nào cũng cần giáo viên chủ động, sáng tạo, phải có “nghệ thuật” giảng dạy hiệu quả.

Theo cô Hoa, sách giáo khoa (SGK) VNEN không hướng dẫn quá chi tiết mà đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, luôn tìm tòi thêm thông tin, trao đổi thêm với đồng nghiệp. Cô cho rằng, cái hay của SGK VNEN là đã giảm tải các nội dung mà SGK hiện hành cần giảm tải theo quy định của Bộ GD&ĐT, còn cách dạy thì linh hoạt tổ chức nhóm, tăng hoạt động trải nghiệm, phát huy tính tích cực và tạo hứng thú học tập cho học sinh.

Sau 5 năm triển khai mô hình, chất lượng dạy học tại trường nâng lên rõ rệt, học sinh đạt chuẩn về kiến thức kỹ năng, tỷ lệ học sinh khá, giỏi cao hơn.

Thầy Giang Trường An, giáo viên chủ nhiệm lớp 5D, minh chứng, lớp học có 23 học sinh, hơn 2/3 trong số đó tiến bộ vượt bậc, phát huy tốt tính tích cực trong học tập. Riêng có 2 em “chậm tiến” được thầy An dạy bổ trợ kiến thức cho các em.

Thầy An cho hay, giáo viên phải là người biết quan sát, quan tâm các em học sinh trong mọi hoạt động. Chẳng hạn, khi giáo viên gõ nhịp thước, các em hiểu rằng hoạt động nhóm 4 học sinh, sau đó cho cá nhân các em giải quyết vấn đề. Đối với học sinh yếu, các em không đạt yêu cầu, giáo viên sẽ có ngay định hướng gợi mở cho các em hiểu bài, hướng dẫn các em ôn tập.

Cần khắc phục những hạn chế

Bên cạnh những điểm ưu việt của mô hình, các trường còn chỉ rõ mặt hạn chế: giá SGK đắt so hơn giá sách hiện hành, sĩ số lớp học đông trong khi phòng học nhỏ hẹp, cách đánh giá năng lực học sinh chưa thường xuyên...

Tổ chức hoạt động lớp học linh hoạt theo nhóm.

Theo thầy Nguyễn Thanh Ngoan, mô hình VNEN hiện rất thiếu trang thiết bị phụ trợ giảng dạy, hoặc chưa phù hợp. Tuy có chủ trương tận dụng dụng cụ chương trình hiện hành để giảng dạy nhưng rất khó thực hiện bởi tính chất mỗi bài giảng khác nhau.

Ông Trần Văn Dũng, Phó trưởng Phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT, cho hay, những hạn chế này Bộ GD&ĐT đã nhìn thấy và đã có chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Theo đó, Sở GD&ĐT tỉnh đã chỉ đạo các trường trong toàn tỉnh thực hiện kết hợp những mặt tốt của chương trình VNEN, nhưng phải vận dụng linh hoạt tuỳ theo điều kiện thực tế. Theo đó, phụ thuộc vào kỹ năng dạy học của giáo viên và có thể phải chấp nhận mức độ thành công khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau

Băng Thanh

Mô hình VNEN được Cà Mau thử nghiệm từ năm học 2012-2013 ở cấp tiểu học; từ năm 2015-2016 ở cấp THCS. Sau 5 năm, toàn tỉnh có 29 trường tiểu học (với 6.661 học sinh) tham gia mô hình, kết quả có 99,91% học sinh hoàn thành chương trình lớp học (lên lớp); đối với 16 trường THCS theo VNEN tính đến tháng 5/2017, tỷ lệ lên lớp đạt gần 90%. Năm học 2017-2018 này, toàn tỉnh có 10 trường tiểu học (131 lớp với 3.376 học sinh) tự nguyện đăng ký tham gia VNEN; cấp THCS duy trì ở 6 trường (46 lớp, 1.395 em).

 

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Kiện toàn nhiều chức danh khối Quốc hội
  • Xét xử Vạn Thịnh Phát: Bị yêu cầu cung cấp số nợ trước khi hợp nhất, SCB từ chối
  • Công ty Luật Tín Minh tư vấn, giải đáp câu hỏi về tranh chấp đất đai
  • Căng thẳng vụ kiện đòi thừa kế tài sản của NSƯT Vũ Linh
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) chất lượng cao
  • Cựu Thứ trưởng Công Thương cùng thuộc cấp bị cáo buộc nhận hối lộ 365.000 USD
  • Những trường hợp nào không được đăng ký thường trú theo quy định mới nhất?
  • Nộp 1,2 tỷ đồng khắc phục, cựu quyền Tổng Giám đốc SCB được đề nghị giảm án
推荐内容
  • Phụ nữ Thái Nguyên: Đoàn kết, sáng tạo phát triển kinh tế hiệu quả trong thời kỳ hội nhập
  • Trương Mỹ Lan khẩn cầu được giảm án tử, xin áp dụng cơ chế đặc biệt
  • Công ty Luật Tín Minh tư vấn, giải đáp câu hỏi về tranh chấp đất đai
  • Cựu Giám đốc Sở Xây dựng Đắk Nông lĩnh án 30 tháng tù giam
  • Virus corona đang hoành hành, Trung Quốc lại có dịch cúm H5N1
  • Bắt nhóm thanh thiếu niên hỗn chiến khiến một người chết