【lich thi đấu cup c2】Thị trường tiếp nhận lao động ngày càng được mở rộng
Gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động: Mới giải ngân được 40 tỷ đồng cho hơn 10.000 lao động | |
Kiều hối về Việt Nam năm 2021 ước đạt 12,ịtrườngtiếpnhậnlaođộngngàycàngđượcmởrộlich thi đấu cup c25 tỷ USD | |
Điều kiện đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài |
Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, nhu cầu tiếp nhận lao động của các nước rất lớn, là cơ hội để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trong 10 năm qua, mỗi năm, Việt Nam đã giải quyết việc làm bình quân cho khoảng 1,5-1,6 triệu lao động trong và ngoài nước, số lao động ngoài nước giải quyết được khoảng 10% số này.
Từ năm 2016 đến nay, số lực lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài gia tăng từ khoảng 40.000 cho đến năm cao nhất khoảng 120.000 vào năm 2019, đến năm 2020, 2021 có giảm do dịch bệnh và hiện nay đang tiếp tục tăng trở lại. Ước tính năm 2022 là khoảng 80.000 lao động. Đáng chú ý, mỗi năm, bình quân lao động và chuyên gia gửi về ước tính khoảng 10 tỷ USD, tăng 5 lần so với trước khi có Chỉ thị số 16-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”. Nhiều tỉnh, thành đóng góp nguồn thu quan trọng cho ngân sách địa phương, đóng góp và xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.
Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài” được tổ chức ngày 25/8, ông Đỗ Ngọc An, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cho biết, quy mô tổ chức, doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng nhanh qua các năm. Đến năm 2022 đã có 451 tổ chức, doanh nghiệp, cao hơn hơn 2 lần so với thời điểm ban hành Chỉ thị.
Thị trường tiếp nhận lao động nước ngoài ngày càng mở rộng và phát triển, từ 9 thị trường năm 2013 đến nay đã mở rộng được lên tới 25 thị trường; đưa được hơn 1 triệu lượt người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, tăng gần 40% so với bình quân giai đoạn trước khi ban hành Chỉ thị, tạo việc làm cho khoảng từ 7-10% lực lượng lao động tăng thêm hàng năm. Thu nhập người lao động làm việc ở nước ngoài tương đối ổn định, bình quân 200 triệu đồng người/năm cao hơn nhiều so với làm việc trong nước cùng ngành nghề; bình quân mỗi năm người lao động và chuyên gia gửi về nước khoảng 10 tỷ đô la, tăng 5 lần so với giai đoạn trước khi ban hành Chỉ thị, không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo mà còn có tích lũy, đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm; đóng góp vào nguồn ngoại tệ của đất nước.
Quanh cảnh hội nghị. Ảnh: XT. |
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: công tác đánh giá chất lượng đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động chưa chặt chẽ, chưa có sự gắn kết giữa hệ thống các cơ sở đào tạo nghề với tạo nguồn đi làm việc ở nước ngoài nên chất lượng lao động tuy đã được tăng lên nhưng chưa cao và đồng đều, tỷ lệ lao động có tay nghề còn thấp, số lượng lao động chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài chưa nhiều.
Đặc biệt, chưa khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và nguồn lực tài chính của lao động và chuyên gia có được trong quá trình đi làm việc ở nước ngoài khi về nước…
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, trong điều kiện tình hình trong nước và thế giới có nhiều thay đổi, việc tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Đảng, trong đó đối với những vấn đề liên quan đến lao động ngoài nước cần quán triệt, đó là “Đổi mới phương pháp tiếp cận trong xây dựng và thực hiện pháp luật, chính sách lao động, việc làm bám sát với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xu hướng của thời đại; gắn trực tiếp các mục tiêu, chỉ tiêu về lao động, việc làm với mục tiêu phát triển kinh tế… Nâng cao chất lượng của lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài”.
Đồng thời, đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nâng cao nhận thức về công việc này, coi đây là xu hướng tất yếu; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, đặc biệt chú ý đàm phán với các quốc gia; nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước; chú ý đến cung - cầu lao động, hướng tới gắn kết giữa lao động trong nước, lao động ngoài nước; quan tâm đến việc làm cho lao động ngoài nước về; xây dựng thị trường lao động linh hoạt, hiện đại và bền vững…
(责任编辑:World Cup)
- ·Các thầy cô giáo đã biến nguy cơ, thách thức thành cơ hội và động lực để đổi mới giáo dục
- ·Kịp thời dập tắt đám cháy tại nhà dân trong Khu dân cư Việt Sing
- ·Hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy chung cư, nhà cao tầng
- ·Triệt xóa đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia: Chiến công xuất sắc của Công an Bình Dương
- ·Siết quy định ngân hàng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
- ·Chuyển hóa địa bàn
- ·Siết chặt xử lý vi phạm nồng độ cồn: Góp phần kéo giảm tai nạn giao thông
- ·Xử phạt học sinh đi xe máy phân khối lớn khi chưa đủ tuổi theo quy định
- ·Chủ động bảo vệ lúa Thu Đông
- ·Lực lượng Cảnh sát hình sự triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm
- ·Từ 10/5, chi trả tiền hỗ trợ lao động tự do bị ảnh hưởng COVID
- ·Điều tra nguyên nhân giảng viên trường đại học tử vong trong khu nhà công vụ
- ·Tuần tra, bắt đối tượng ghi số đề
- ·Phát huy hiệu quả từ các đợt xử lý theo chuyên đề
- ·Hàng không: Áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh cấp độ 1 trong thời gian diễn ra bầu cử
- ·Xe đầu kéo va chạm xe máy, 1 người tử vong
- ·Điều tra nguyên nhân vụ nổ trong phòng trọ làm người đàn ông nguy kịch
- ·Bắt đối tượng nghi chém cụ bà lượm ve chai
- ·Điểm chuẩn Học viện Cảnh sát năm 2018
- ·TP.Dĩ An: Kiên quyết di dời cơ sở phế liệu trong khu dân cư