【lịch bóng ngoại hạng】Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
(CMO) Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018 của ngành nông nghiệp vừa được Bộ NN&PTNT tổ chức sáng nay, ngày 4/1.
Năm 2017, sản xuất nông, lâm và thủy sản vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, góp phần ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội. Cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh phù hợp với định hướng tái cơ cấu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Sản lượng nhiều loại nông sản tăng mạnh trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt. GDP toàn ngành đã tăng 3,16% so với năm 2016. Trong đó: trồng trọt tăng 2,23%, chăn nuôi tăng 2,16%; lâm nghiệp tăng 5,17%; thuỷ sản tăng 5,89%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 36,37 tỷ USD, tăng 4,19 tỷ USD, tăng tương đương 13% so với năm 2016, cao nhất từ trước đến nay. Đã có 5 mặt hàng bao gồm tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ có kim ngạch xuất khẩu đạt từ 3 tỷ USD trở lên.
Công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là trồng rừng phòng hộ ven biển được quan tâm; diện tích rừng bị thiệt hại giảm tới 55,9%, sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đã đáp ứng khoảng 80% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ, tỷ lệ độ che phủ rừng tăng lên 41,45%.
Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai rộng khắp, đạt mục tiêu đề ra. Đến cuối năm 2017, cả nước có 2.884 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 524 xã so với năm 2016. Trong đó có 305 xã được công nhận đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016–2020.
Riêng tỉnh Cà Mau, thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn với diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước, với khoảng 302.800 ha. Trong đó, có gần 280.000 ha nuôi tôm (chiếm khoảng 40% so cả nước) với nhiều loại hình và đối tượng nuôi như: siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh, tôm – lúa, tôm - rừng. Nuôi trồng thủy sản đã tạo công ăn việc làm trực tiếp cho khoảng 150.000 hộ, với hơn 370.000 lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất cho nông dân. Con tôm Cà Mau đã được nhiều tổ chức quốc tế cấp chứng nhận (ASC, B.A.P, GlobalGAP, EU, Naturland...) với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2017 đạt trên 1,1 tỷ USD.
Hiện tỉnh Cà Mau đang thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2014–2020, xác định 5 ngành hàng chủ lực gồm: tôm, cua biển, lúa, chuối và gỗ. Theo đó, đến năm 2020, sản lượng tôm nuôi đạt khoảng 230.000 tấn, diện tích nuôi đạt 280.000 ha và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7-1,8 tỷ USD. Đến năm 2025, sản lượng tôm nuôi đạt khoảng 320.000 tấn, diện tích nuôi đạt 280.000 ha và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,8-3,0 tỷ USD. Đến năm 2030, sản lượng nuôi tôm đạt khoảng 400.000 tấn, diện tích nuôi đạt 280.000 ha và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,8-4,0 tỷ USD.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử đề xuất Bộ NN&PTNT trình Chính phủ xem xét hỗ trợ vốn để Cà Mau đầu tư nâng cấp đê biển Tây, xây dựng mới đê biển Đông; các dự án kè bảo vệ bờ sông, bờ biển, trồng rừng bảo vệ đê biển trên địa bàn tỉnh; đầu tư nạo vét, mở rộng hệ thống sông rạch vùng ngọt để nâng cao năng lực cấp, thoát và trữ nước phục vụ sản xuất; đầu tư hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi phục vụ điều tiết, quản lý chất lượng nước phục vụ sản xuất lúa - tôm; đầu tư các hồ chứa nước ngọt để phục vụ sinh hoạt, thay thế dần nguồn nước ngầm.
Năm 2018, ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện mục tiêu “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất; nâng cao khả năng cạnh tranh cao, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường”. Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng ngành đạt khoảng 2,8-3%, kim ngạch xuất khẩu khoảng 37–38 tỷ USD.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra, ngành NN&PTNT vẫn còn một số hạn chế như: năng suất lao động còn thấp, thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều bất cập, các yếu tố đầu vào của ngành như phân bón, giống chưa được quản lý tốt, thương mại điện tử trong nông nghiệp phát triển chưa mạnh, nhiều địa phương chưa quan tâm đến phát triển nông thôn mới. Nạn chặt phá rừng là vấn đề lớn, đe dọa sự phát triển của đất nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chú trọng đến giá trị xuất khẩu hơn là lượng xuất khẩu thô và chú ý đến vấn đề xây dựng thương hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý. Ngành NN&PTNT cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp từ chiều rộng sang chiều sâu, tăng cường liên kết sản xuất trong nông nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp chế biến, tiếp tục đầu tư hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn...
Trung Đỉnh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·Người cao tuổi sống vui, sống khỏe
- ·Bộn bề giải ngân vốn đầu tư công
- ·Ðộng lực cho thị trấn biển tương lai
- ·Nhận định, soi kèo Al
- ·Tôm sinh thái Rạch Gốc nâng chất để vươn xa
- ·Điều kiện được thanh toán trực tiếp chi phí thuốc, thiết bị y tế
- ·Ðảm bảo hàng hoá phục vụ thị trường Tết
- ·Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?
- ·26.880 ly sữa tặng trẻ em khó khăn
- ·Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- ·Khai mạc liên hoan đội tuyên truyền ca khúc cách mạng năm 2011
- ·Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Định chủ động ứng phó cơn bão số 8
- ·Hàng chục nghìn khách đến Đà Lạt ngày đầu năm
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·Kỳ vọng từ ngày hội tôm
- ·CÙNG BẠN ĐỌC
- ·Chủ động phòng, chống bệnh sởi
- ·Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
- ·Thuỷ sản tươi Cà Mau đã đi nhanh, đi xa