【nữ psg】Nén tâm nhang thay lời tạ lỗi
(CMO) Tháng Bảy tri ân, cứ đến những thời điểm đó, chúng ta lại rưng rưng, ngậm ngùi thương tưởng, đôi khi xen những giây phút xót xa, day dứt. Với tôi, đón tháng Bảy về với cõi lòng se sắt và cả những dằn vặt, xem như mình còn mang nợ và có lỗi với người thân.
1. Chuyện của Hải: Biết Hải Thiếu tá Trần Thị Hải (quân nhân chuyên nghiệp, y sĩ Tiểu đoàn 6, Lữ đoàn 226, Quân khu 9) nhiều năm, nhưng mỗi lần gặp, thường là tán gẫu chuyện trên trời, dưới bể, đâu có dịp lắng nghe, chia sẻ cõi lòng của nhau. Hôm nay, tháng Bảy, ngồi uống cà phê, đúng lúc một đoàn xe đưa tang đi qua, Hải ngậm ngùi: “Có gì thương đau bằng sinh ly, tử biệt chị nhỉ". Hải tự sự tiếp: “Nhưng những người ấy còn hạnh phúc hơn em, vì được trực tiếp tiễn biệt người thân và Thanh minh hàng năm, họ có nơi chốn thắp hương, tưởng nhớ”. "Còn em?", tôi hỏi. Mắt Hải ngân ngấn nước: “Ba hy sinh ở chiến trường miền Đông từ lúc em mới được 5 tháng tuổi. Và mấy chục năm nay, dòng tộc, đơn vị và cả đồng đội của ba liên tục, mải miết kiếm tìm, nhưng vẫn chưa thấy hài cốt. Em day dứt lắm, vì trước khi nhắm mắt, mẹ còn thều thào: cố gắng tìm cha con nhé”. Tôi động viên Hải: "Chiến tranh khốc liệt, đau thương là thế. Em hãy nguôi nỗi lòng, sống vươn lên và hiểu rằng sự hy sinh của ba cùng các anh hùng, liệt sĩ đã mang lại cho Tổ quốc hôm nay niềm hạnh phúc, yên bình, cho chúng ta thư thái ngồi đây trò chuyện".
Qua câu chuyện bi thương của Trần Thị Hải tôi hiểu thêm, đất nước hoà bình, non sông thống nhất đã 45 năm, nửa cuộc đời của một con người, vậy mà nỗi đau hậu chiến mãi còn âm ỉ khôn nguôi với bao gia đình, làng xóm. Chắc rằng ở muôn nẻo quê hương, biết bao người mẹ, người vợ, người con vẫn đang khắc khoải, đau đáu ngóng mong tin chồng, tin con, tin cha của mình!
2. Chuyện của tôi: Trong dòng chảy bi thương nhưng vô cùng oai hùng của dân tộc, dòng tộc tôi cũng góp phần nho nhỏ: hơn 10 liệt sĩ, 3 Bà mẹ Việt Nam anh hùng và hàng chục thương bệnh binh. Bác trai Hồ Văn Tha (hy sinh năm 1953) và anh trai, con bác Tư Hồ Văn Trọn (hy sinh năm 1968), đến nay vẫn chưa tìm thấy mộ phần. Tôi đã nhiều lần liên hệ với bộ phận chính sách thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau và Phòng Chính sách Quân khu 9 nhờ hỗ trợ, giúp đỡ, song đến nay vẫn mịt mờ tăm cá. Biết làm sao được, tôi tự an ủi mình, những mất mát của chiến tranh không có gì bù đắp nổi! Song, mỗi lần giỗ bác và anh, tôi thấy mình có lỗi vì chưa tìm được hài cốt của hai người. Trước bàn thờ, thắp nén tâm nhang, tôi luôn khấn nguyện hương hồn bác và anh hãy an ngủ trong lòng đất mẹ, Tổ quốc đời đời ghi công bác và anh, cùng các anh hùng liệt sĩ. Những lần ấy, tôi luôn nhắc nhở con cháu trong dòng tộc phấn đấu sống tử tế, xứng đáng với sự hy sinh của cha, anh.
Cán bộ chiến sĩ Đội K91 thăm nghĩa trang. |
3. Chuyện của nhiều nhà: Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cả nước còn khoảng 200.000 liệt sĩ chưa tìm thấy mộ, hơn 300.000 liệt sĩ đã quy tập vào các nghĩa trang liệt sĩ nhưng chưa xác định được danh tính. Quả thật công tác tìm kiếm, xác định danh tính liệt sĩ còn nhiều vướng mắc, khiến hàng ngàn thân nhân liệt sĩ gặp khó khăn trong hành trình tìm mộ người thân.
Tại địa bàn Quân khu 9, sau gần 20 năm nỗ lực, miệt mài tìm kiếm, 4 đội K (K90, K91, K92 và K93), chuyên làm nhiệm vụ tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ hy sinh qua các thời kỳ ở chiến trường Campuchia và trong nước, mới tìm thấy và cất bốc đưa vào các nghĩa trang chưa được chục ngàn bộ hài cốt liệt sĩ. Con số này còn thấp so với số chiến sĩ đã hy sinh tại các chiến trường. Đã vậy, nhiều bộ hài cốt chưa xác định được danh tính, trước bia mộ của các liệt sĩ còn mang dòng chữ: “Chưa xác định được thông tin”. Theo Đại tá Đặng Văn Thời, Trưởng phòng Chính sách Quân khu 9, đi qua các cuộc chiến tranh, ĐBSCL có hơn 182.000 người con đã nằm lại các chiến trường, trong đó, đến nay gần 37% liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, hoặc tìm được nhưng chưa xác định được danh tính.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay, 4 đội K tạm dừng việc tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ tại chiến trường Campuchia. Thay vào đó, các đội tập trung tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ trong nước. Kết quả, đã tìm và quy tập được 232 bộ hài cốt, trong đó hơn 60% chưa xác định được danh tính. Vào dịp 27/7 năm nay, những bộ hài cốt này sẽ được các địa phương kết hợp cùng các đội K tổ chức an táng.
… Một trưa tháng Bảy tôi ghé qua Nghĩa trang Liệt sĩ Tam Nông, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp - nơi yên nghỉ của gần 4.900 liệt sĩ. Rảo qua các khu mộ tôi nhìn thấy nhiều ngôi mộ trước bia ghi dòng chữ: “Chưa xác định được thông tin”. Anh Ngô Thanh Tuấn, Phó Ban Quản trang Tam Nông, thông tin: “Hiện nghĩa trang còn hơn 78% số mộ chưa xác định được danh tính”. Một trong số người vượt đường xa hàng ngàn cây số đến Nghĩa trang Tam Nông tìm người thân là Đại tá Vũ Đình Toản, Phó chủ nhiệm Chính trị Học viện Biên phòng Việt Nam. Được biết, Đại tá Vũ Đình Toản có 2 anh trai hy sinh ở chiến trường miền Nam (Liệt sĩ Vũ Qui Hoạch và Liệt sĩ Vũ Ngọc Đoan), trong đó một anh hy sinh ở chiến trường K. Đã 2 lần tìm về Tam Nông, nhờ Ban chỉ huy Đội K91 (thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Tháp) hỗ trợ, nhưng cuộc kiếm tìm người thân vẫn chưa có kết quả. “Đến Đội K 91, gia đình tôi luôn nhận được sự hỗ trợ chu đáo, tận tình của cán bộ, chiến sĩ nên cảm thấy rất ấm lòng”, Đại tá Vũ Đình Toản tâm sự.
… Mỗi ngày, mỗi ngày, Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam đều dành thời lượng từ 10-15 phút phát sóng tiết mục “Đi tìm đồng đội”. Ai đã 1 lần nghe hoặc thấy những bản tin ấy sẽ se lòng và trào dâng niềm thương cảm, trước những mất mát, hy sinh to lớn của dân tộc, của đồng chí, đồng bào.
Gần nửa thế kỷ đất nước yên bình nhưng còn nhiều liệt sĩ - những người đã hiến dâng xương máu cho Tổ quốc độc lập, thống nhất vẫn chưa tìm thấy mộ phần để quy tập vào nghĩa trang. Day dứt vì điều đó, thời gian qua, bằng nhiều biện pháp, hình thức, rất nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đã và đang nỗ lực tìm kiếm đồng đội đã hy sinh. Mỗi cuộc tìm kiếm là một trong những việc làm thể hiện lòng tri ân của chúng ta đến các anh hùng./.
Hồ Trúc Điệp
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Nâng cao nhận thức chủ quyền biên giới, biển, đảo cho học sinh
- ·Việt Nam tự tin tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- ·Lịch thi đấu bóng đá World Cup nữ 2023 hôm nay 2/8
- ·Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
- ·Thi trực tuyến tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng
- ·Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 8
- ·Lịch thi đấu World Cup nữ 2023 hôm nay 6/8
- ·Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- ·Chế định đặc xá thể hiện rõ quan điểm, chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·Khởi công hai “Mái ấm công đoàn”
- ·Đội Cựu quân nhân phòng, chống tội phạm: Mô hình tích cực
- ·Bảng xếp hạng bóng đá Ngoại hạng Anh 2023
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·HOSE quyết liệt các giải pháp hỗ trợ thị trường hoạt động an toàn, hiệu quả
- ·GMD dự kiến phát hành hơn 4,5 triệu cổ phiếu ESOP bằng mệnh giá
- ·GMD dự kiến phát hành hơn 4,5 triệu cổ phiếu ESOP bằng mệnh giá
- ·Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- ·Quảng Nam: Không để tái diễn “vàng tặc” tại các khu vực đã tổ chức truy quét, đẩy đuổi