【ket quả bong dá】Xuất khẩu cá ngừ sang nhiều thị trường tăng đột biến
Xuất khẩu thủy sản - đà tăng ngày một cao | |
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam |
Chế biến cá ngừ xuất khẩu. Ảnh: T.H |
Xuất khẩu tăng 57 lần
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, Ả Rập Xê Út đang là thị trường xuất khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 3 của Việt Nam sau Mỹ và Canada.
Theo bà Nguyễn Hà, chuyên gia thị trường cá ngừ của VASEP, ngày 8/9/2020, Đại sứ quán Ả Rập Xê Út tại Việt Nam có công hàm gửi các cơ quan chức năng phía Việt Nam thông báo ý kiến của Tổng cục Thực phẩm và Dược phẩm Ả Rập Xê Út (SFDA) cho phép 12 doanh nghiệp hải sản Việt Nam được phép xuất khẩu trở lại một số mặt hàng hải sản vào thị trường Ả Rập Xê Út, trong đó có các công ty chế biến và xuất khẩu cá ngừ.
Quy định trên đã mở ra một thị trường mới cho ngành cá ngừ Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang nhiều thị trường gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Sau công hàm trên, đến tháng 7/2021, các lô hàng cá ngừ đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu sang thị trường này. Sau 9 tháng, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này đã tăng từ 85 nghìn USD trong tháng 7/2021 lên gần 5 triệu USD tính đến tháng 3/2022, tăng gấp 57 lần.
Theo nhận định của bà Tạ Hà, Ả Rập Xê Út là một quốc gia nằm sâu trong đất liền, không có ngành đánh bắt. Người dân Ả Rập Xê Út lại ưa chuộng các sản phẩm thuỷ sản tươi, đông lạnh và đóng hộp. Do đó, đây là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp cá ngừ Việt Nam gia tăng xuất khẩu.
Mới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Ả Rập Xê Út và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gửi hồ sơ đề nghị cung cấp giấy phép xuất khẩu cho 25 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, trong đó có cá ngừ. Dự kiến, sau khi được đánh giá và chấp nhận, thị phần của thủy sản Việt Nam tại Ả Rập Xê Út sẽ tăng cao.
Theo ông Trần Trọng Kim, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Ả Rập Xê Út, mặc dù thị trường này còn nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam khai thác, tuy nhiên, một số rào cản đang níu chân doanh nghiệp, trong đó có chi phí vận tải từ Việt Nam sang Ả Rập Xê Út tăng cao.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đáp ứng đúng và đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và quy định nhãn mác đóng gói khi xuất khẩu hàng hóa sang Ả Rập Xê Út. Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Ả Rập Xê Út (SFDA) ban hành và quy định các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn châu Âu và Mỹ, kiểm tra việc tuân thủ các quy định rất nghiêm ngặt. Doanh nghiệp vi phạm sẽ bị tước giấy phép kinh doanh, phạt tiền, thậm chí phạt tù, tất cả hàng vi phạm đều bị tiêu hủy…
Đảo chiều xuất khẩu tại nhiều thị trường
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi tăng trưởng liên tục trong 3 tháng đầu năm 2022, Đức đã thay thế Hà Lan trở thành thị trường nhập khẩu đơn lẻ lớn thứ 5 và thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Trong những tháng đầu năm, trị giá xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Đức có mức tăng trưởng bình quân so với cùng kỳ năm trước đạt gần 58%.
Nếu như năm 2021, Đức là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 2 của Việt Nam trong khối EU với trị giá đạt 23,4 triệu USD, giảm 5% so với năm 2020, sang năm 2022, tình hình xuất khẩu đã đổi chiều. Trong 3 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này tăng 59% so với cùng kỳ năm 2021, đạt gần 7 triệu USD.
Trong số các mặt hàng cá ngừ, năm nay xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ đóng hộp và thịt, loin cá ngừ đông lạnh của Việt Nam sang thị trường này tăng mạnh, lần lượt là 59% và 136%.
Một trong những nguyên nhân các nhà nhập khẩu Đức tăng nhập khẩu 2 nhóm sản phẩm này là do các hạn ngạch ưu đãi thuế quan theo thoả thuận trong Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU được khởi động lại trong những tháng đầu năm 2022 đang tạo động lực thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này. Bên cạnh đó, bước sang năm 2022, lượng cá ngừ đóng hộp tồn kho tại thị trường Đức đã giảm xuống mức thấp làm tăng nhu cầu nhập khẩu.
Hiện nay, Mỹ vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam. Hiện tại, sản lượng đánh bắt cá ngừ tại khu vực EPO thấp, do đó nguồn cung cá ngừ từ các nước châu Mỹ như Ecuador cho thị trường Mỹ giảm, chính vì vậy Mỹ sẽ phải tăng nhập khẩu từ các các nước tại khu vực khác như Thái Lan hay Việt Nam. Do đó, dự báo xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn tiếp tục tăng trong nửa đầu năm nay.
Các ưu đãi về thuế quan từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) tiếp tục tạo sức hút cho các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này trong những tháng đầu năm 2022.
Kim ngạch XK thuỷ sản trong 4 tháng đầu năm 2022 gần chạm mốc 3,6 tỷ USD, đây là kết quả tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây. Với đà tăng trưởng này, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự tin sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu thủy sản 9 tỷ USD trong năm 2022. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đóng tài khoản, thẻ tín dụng ngân hàng trả phí bao nhiêu?
- ·Thắc mắc về quy định kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu
- ·Chủ mới Chelsea, Todd Boehly hối hận vì đã sa thải Thomas Tuchel
- ·Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam đã đăng ký tham gia thành viên chính thức của WFE
- ·Lấy vợ vì tiền tôi đã không hạnh phúc
- ·Kết quả bóng đá nam SEA Games 32 U22 Thái Lan 3
- ·Bắt tạm giam nguyên Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Văn Cường
- ·Lịch thi đấu SEA Games 32 của đoàn Việt Nam hôm nay 12/5
- ·Con dâu học cao để về dạy cả nhà?
- ·Phê duyệt danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN 2017
- ·Từ bưng biền thành vùng đất trù phú
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 20/5
- ·BCM có thể được thay thế KDH trong rổ VN30
- ·Nhận định bóng đá U22 Indonesia vs U22 Timor Leste, SEA Games 32
- ·Lực lượng vũ trang với phong trào thi đua Dân vận khéo
- ·Hơn 100 người đến Công an TP. Hồ Chí Minh tố cáo Ngân hàng SCB và Manulife
- ·Chú trọng thực hiện tốt công tác chuyển đổi số ngành Tư pháp
- ·Kết quả bóng đá Milan vs Lazio, vòng 34 Serie A
- ·Bố cho hết tài sản con út
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính Việt Nam