【lịch thi đấu epl hôm nay】Cơ quan nào sẽ quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo?
Sáng 8/9, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách bắt đầu phiên thảo luận thứ nhất với dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Đề nghị lấy tên là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
Tại báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (UBVHGDTNTN&NĐ) đề nghị giữ tên gọi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo để bao quát phạm vi điều chỉnh của Luật, trong đó có cả việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng như tổ chức, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Tên gọi này cũng phù hợp và có tính kế thừa các văn bản của Đảng cũng như hệ thống pháp luật có liên quan.
Tại phiên thảo luận, các ĐB Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai), ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cũng đồng thuận với các đặt tên gọi như trên. Tuy nhiên BĐ Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đề nghị lấy tên luật là Luật Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo sẽ phù hợp với các quy định trong dự thảo Luật.
Một nội dung nữa của dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được đề cập trong báo cáo của UBVHGDTNTN&NĐ là: Tổ chức có đăng ký hoạt động tôn giáo sau 5 năm hoạt động ổn định được xem xét công nhận tổ chức tôn giáo, nhằm kiểm nghiệm thực tế hoạt động của tổ chức trước khi công nhận, bảo đảm tổ chức tôn giáo hoạt động ổn định, tồn tại lâu dài.
Phát biểu tại phiên thảo luận, nhiều ĐB không nhất trí với quy định về điều kiện để một tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo phải hoạt động ổn định sau một thời gian dài.
Một số ĐB đề nghị quy định theo hướng khi tổ chức đã đăng ký hoạt động tôn giáo và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một tổ chức tôn giáo thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và công nhận ngay.
Đồng quan điểm, ĐB Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh: “Căn cứ nào để chúng ta cho rằng cần 5 năm, hay 10 năm mới được công nhận là tổ chức tôn giáo, nếu chúng ta quy định là 1 năm hay 3 năm thì cũng được đúng không? Điều này không cần thiết, đặt ra rào cản cho các tổ chức tôn giáo”. ĐB Lợi đề nghị cần quy định rõ các điều kiện thành lập của tổ chức tôn giáo và nếu đáp ứng được điều kiện thì thẩm tra và cho phép hoạt động.
Cần quy định cơ quan quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
Báo cáo giải trình, tiếp thu cũng nêu rõ, hiện nay, theo phân công của Chính phủ, Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tôn giáo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc quản lý lễ hội tín ngưỡng; chưa có cơ quan nào quản lý nhà nước về tín ngưỡng. Việc giao chức năng quản lý nhà nước về tôn giáo cho Bộ Nội vụ cũng chưa thật sự phù hợp, vì mới chỉ dựa trên sự tiếp cận theo góc độ quản lý tổ chức mà chưa chú trọng việc bảo đảm cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như là hoạt động văn hóa, tinh thần. Do đó, quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong thực tiễn còn phân tán, thiếu đồng bộ và chưa hiệu quả.
Phát biểu tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến ĐB đề nghị phải có một cơ quan nhà nước phù hợp chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo nhằm bảo đảm sự thống nhất và thuận lợi trong quản lý nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Nhiều ĐB đề nghị giao chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thống nhất quản lý và bảo đảm cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như là hoạt động văn hóa, tinh thần.
ĐB Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) nhấn mạnh: Cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý, cơ quan nào quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cũng phải thể hiện rõ là tạo điều kiện cho tôn giáo hoạt động, do vậy đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là hợp lý.
ĐB Trần Duy Vượt (Gia Lai) cho rằng, cần giao cho một cơ quan độc lập để quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo sẽ tốt hơn. Ông Vượt cũng cho biết, vấn đề tôn giáo trên địa bàn Tây Nguyên rất phức tạp, nếu giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ giao cho Sở thì quản lý vẫn chưa sát vì Sở cũng có rất nhiều việc cần làm.
Một số ĐB đề nghị nếu chưa sắp xếp được cơ quan quản lý thì giữ nguyên như hiện nay./.
Một số ĐB đề nghị bổ sung các quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và quy định cụ thể hơn về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Theo đó, người nước ngoài về cơ bản có quyền sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như công dân Việt Nam, kể cả việc theo học tại cơ sở đào tạo tôn giáo Việt Nam hay được tổ chức tôn giáo Việt Nam phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử. |
Hồng Chi
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đề xuất bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng
- ·Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường
- ·Chung tay xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên
- ·Dùng bao bì thân thiện môi trường: Nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp
- ·Giá vàng hôm nay 24/6: SJC và vàng thế giới đảo chiều tăng trở lại
- ·Khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thải rắn xây dựng
- ·Doanh nghiệp cùng chung tay chống rác thải nhựa
- ·Tích tem đổi quà 2023: Du lịch theo phong cách vì thế giới phát triển bền vững
- ·'Điểm nghẽn' trong chương trình chuyển đổi số quốc gia
- ·Xu hướng tiêu dùng xanh và thời cơ của doanh nghiệp
- ·Chăm sóc sức khỏe với sản phẩm 'made in Long An'
- ·Chai nhựa, túi nylon
- ·BIDV đồng hành cùng Hội nghị Năng lượng tái tạo 2023
- ·Tiệm tạp hóa 'tẩy chay' túi nilon
- ·Tiết kiệm điện
- ·Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: TP.HCM là nơi thử nghiệm tốt chính sách kinh tế xanh
- ·Khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thải rắn xây dựng
- ·Tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường: Khuynh hướng của cuộc sống hiện đại
- ·Nhãn hàng riêng Co.op
- ·Đà Nẵng vận động ngư dân phân loại và mang rác về bờ