【cao nhà cái】Hàng trăm dự án nhà ở xã hội đình trệ vì thiếu vốn
Đối tượng mở rộng,àngtrămdựánnhàởxãhộiđìnhtrệvìthiếuvốcao nhà cái nguồn lực hạn chế
Theo báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội liên quan đến lĩnh vực xây dựng vừa được gửi đến các vị đại biểu, chương trình phát triển nhà ở xã hội tại khu vực đô thị trên địa bàn cả nước đến nay đã hoàn thành 207 dự án, quy mô xây dựng khoảng hơn 85.810 căn, với tổng diện tích hơn 4.290.500 m2. Đang tiếp tục triển khai 220 dự án, quy mô xây dựng khoảng 179.640 căn, với tổng diện tích khoảng 8.982.000 m2.
Trong đó nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị hoàn thành đầu tưxây dựng 107 dự án, quy mô xây dựng khoảng 44.810 căn hộ với tổng diện tích khoảng 2.240.500 m2. Đang tiếp tục triển khai 147 dự án, quy mô xây dựng khoảng 91.240 căn, với tổng diện tích khoảng 4.562.000 m2.
Bên cạnh đó nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp đã hoàn thành 100 dự án, 18.400/21.600 hộ nghèo đã được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở phòng tránh bão, lụt. Chương trình hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo tính đến tháng 2/2020, đã có khoảng 104.000 hộ dân tại 56 tỉnh, thành hoàn thành xây dựng nhà ở vay vốn với dư nợ là 2.600 tỷ đồng...
Các quy định của pháp luật về đối tượng cần hỗ trợ về nhà ở xã hội ngày càng mở rộng, trong khi nguồn lực về vốn còn rất hạn chế không đáp ứng được nhu cầu, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nêu lại khó khăn đã được phản ánh đến Quốc hội một năm trước.
Theo đánh giá của người đứng đầu ngành xây dựng, thu nhập của các hộ thu nhập thấp tuy đã được cải thiện, nâng cao từng bước nhưng còn thấp, rất khó khăn trong việc chi trả chi phí nhà ở, kể cả trường hợp đã được Nhà nước hỗ trợ một phần. Việc phối hợp giữa các bộ, ngành đôi khi còn chưa chặt chẽ, có chính sách chưa được hướng dẫn triển khai kịp thời. Không ít các địa phương chưa quan tâm đúng mức đến phát triển nhà ở xã hội, chưa tích cực xây dựng cơ chế ưu đãi thêm để phát triển nhà ở xã hội thuộc thẩm quyền để thu hút các doanh nghiệptham gia, chưa tích cực hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào các dự án nhà ở xã hội từ nguồn ngân sách địa phương.
221 dự án đình trệ vì thiếu vốn
Đáng chú ý là khó khăn về nguồn vốn tín dụng để phát triển nhà ở xã hội. Cụ thể, sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng theo quy định tại Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ đã giải ngân hết, từ cuối tháng 12/2016 đến nay, việc triển khai chương trình nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã bị ách tắc.
Vì không có nguồn vốn để tiếp tục cho vay nên hầu hết các dự án nhà ở xã hội đang triển khai bị chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công (221 dự án), trong đó có một số chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội có nhu cầu xin chuyển đổi sang dự án nhà ở thương mại. Số lượng nhà ở xã hội hoàn thành, đưa vào sử dụng trong thời gian gần đây rất hạn chế.
Khó khăn nữa là việc cân đối nguồn vốn ngân sách cho phát triển nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn do chương trình hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội không thuộc danh mục các chương trình ưu tiên sử dụng vốn ngân sách Trung ương tại Nghị quyết số 1023 ngày 28/8/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Về giải pháp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàngNhà nước để triển khai thực hiện việc cấp thêm 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo nghị quyết số 71 của Quốc hội và cấp bổ sung thêm 2.000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội theo Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 3/2020 của Chính phủ.
Bộ Xây dựng cũng "hứa" sẽ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có diện tích nhỏ, giá bán thấp, đẩy mạnh phát triển nhà ở cho thuê.
Bộ cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách phát triển nhà ở xã hội, chính sách nhà ở cho cán bộ công nhân viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII, đảm bảo phù hợp yêu cầu phát triển kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách, mô hình hợp lý để huy động các nguồn lực, kiểm soát chặt chẽ việc quy hoạch và khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị dành cho phát triển nhà ở xã hội.
(责任编辑:World Cup)
- ·Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh
- ·Zoom: “Bao giờ cho đến… ngày xưa”
- ·Bộ truyện tranh “Dũng sĩ Hesman”
- ·MoMo sắp mở trung tâm công nghệ tại Đà Nẵng
- ·Lễ khởi động các sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam
- ·Vedan Việt Nam và hành trình 8 năm đồng hành cùng sức khỏe cộng đồng
- ·iPad có khả năng chống nước như iPhone hay không?
- ·Apple chuyển hướng thành công ty fintech?
- ·Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc tết Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An
- ·Cách nhận diện hình thức lừa đảo qua app tín dụng đen
- ·Hồi âm đơn thư nửa đầu tháng 2/2011
- ·Smartphone sụt giảm, các hãng tăng cường bán phụ kiện tại Việt Nam
- ·CEO CZ mong được tạo điều kiện để Binance mở rộng hoạt động tại Việt Nam
- ·Chuẩn bị khởi công Đại học FLC tại Quảng Ninh
- ·Báo VietNamNet chia khó với học sinh vùng lũ
- ·Vì sao chuỗi nhà hàng Món Huế đổ vỡ?
- ·Netflix chèn cảnh báo vào nội dung bạo lực sau sự kiện thảm sát Texas
- ·Trung Quốc nới lỏng phong tỏa, 'ác mộng' chuỗi cung ứng sắp kết thúc?
- ·Giá vàng hôm nay 10/7/2024: Chỉ còn vàng nhẫn tăng/giảm
- ·Hé lộ nhiều doanh nghiệp logistics lãi lớn