【ảnh sáp át】Tác động Covid
Hàng hoá xuất khẩu của DN bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ảnh: T.H |
Gần 40% không XK được hàng hoá
Theácđộảnh sáp áto kết quả khảo sát trên 16.300 DN (chiếm gần 12% tổng số DN thực tế đang hoạt động) có đến 85,47% DN cho biết chịu ảnh hưởng tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Có 12 quận, huyện có tỷ lệ DN chịu tác động của dịch Covid-19 cao hơn mức bình quân 85,47%.
Trong đó, DN càng lớn, kinh doanh nhiều ngành nghề càng chịu bị tác động do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng nguyên vật liệu sản xuất.
Trong giai đoạn dịch Covid-19, DN phải đương đầu với nhiều khó khăn lớn, như: Thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, nhu cầu về nguyên vật liệu bị gián đoạn, chi phí đầu vào tăng. Về thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, có 49,45% số DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cho rằng thị trường tiêu thụ trong nước bị thu hẹp; 15,32% cho rằng hàng hóa sản xuất không tiêu thụ được trong nước và có đến 42,41% DN không thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đáng chú ý, trong các DN có hoạt động xuất khẩu, có tới 38,21% DN khẳng định hàng hóa sản xuất ra không xuất khẩu được do các thị trường xuất khẩu truyền thống (Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật...) phải thực hiện giãn cách xã hội, lao động mất việc làm, thu nhập giảm sút nên nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh.
Trong đó, DN nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài là đối tượng chịu nhiều tác động nhất từ thị trường tiêu thụ xuất khẩu, với 50,56% DN Nhà nước và 48,45% DN có vốn đầu tư nước ngoài không xuất khẩu được hàng hóa.
DN thuộc nhóm xuất khẩu các mặt hàng lương thực thực phẩm có tỷ lệ DN không xuất khẩu được hàng hóa là 48%; ngành sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất là 44,83%; ngành sản xuất thuốc và hóa dược là 52,38%; ngành sản xuất cao su plastic là 46,03%; ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại là 43,33%; ngành sản xuất sản phẩm điện tử là 46,67%; ngành dệt là 55,88%; ngành may trang phục 63,45%; ngành sản xuất da và các sản phẩm từ da có tỷ lệ là 56,62%.
Có đến 25,58% số DN không tuyển dụng được hoặc phải cắt giảm lao động để duy trì sản xuất. DN có quy mô càng lớn, càng khó khăn trong giải quyết việc tìm kiếm nguồn lao động. Cụ thể có 23,26% DN siêu nhỏ phải 30 đối mặt với khó khăn trong việc tuyển dụng lao động. Tỷ lệ này ở DN nhỏ là 33,45%, DN vừa là 35,8% và DN lớn là 35,88%.
Do cung, cầu bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng DN bị thua lỗ, tạm ngưng hoạt động nhiều hơn. Kết quả khảo sát cho thấy, trong số những doanh chịu tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19 hiện có tới 19,94% số DN đang phải tạm ngưng hoạt động.
Cùng với, sản xuất gặp khó khăn kéo theo nhu cầu về lao động của DN giảm, ảnh hưởng đến thị trường lao động. Qua số liệu khảo sát có thể thấy, đối với những DN đang chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 tính đến hết quý I/2020, có tới 29,52% lao động bị mất việc làm.
Nhiều sáng tạo khắc phục
Khó khăn là vậy, nhưng kết quả khảo sát cho thấy nhiều DN đã áp dụng các giải pháp sáng tạo để duy trì sản xuất kinh doanh theo định hướng khai thác thị trường nội địa, tranh thủ thị trường nước ngoài, phát triển thương mại điện tử.
Bên cạnh việc đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động (chiếm 41,65% trong lựa chọn của DN), nhiều DN đã phải áp dụng các giải pháp tạm thời như cắt giảm lao động, cho lao động nghỉ việc không lương, cho lao động giãn việc hoặc nghỉ luân phiên, giảm lương lao động, thu hẹp quy mô sản xuất hoặc tạm ngừng hoạt động.
Có đến 66,8% số DN bị tác động bởi dịch Covid -19 đã phải áp dụng các giải pháp liên quan đến lao động. Giải pháp cho lao động giãn việc hoặc nghỉ việc luân phiên được 39,5% DN lựa chọn, cao nhất trong các giải pháp về lao động;
Tỷ lệ DN cho lao động nghỉ việc không lương nhiều nhất là khối DN nhà nước và ngoài nhà nước với tỷ lệ DN lần lượt ở mức 18,91% và 15,92; loại hình doanh nghhiệp FDI có mức thấp nhất là 11,24%.
Qua đó cho thấy, lao động làm việc trong các DN FDI có số lao động cũng như mức lương ổn định nhất so với các khu vực DN còn lại với tỷ lệ chỉ 11,24% DN FDI áp dụng giải pháp cho lao động nghỉ không lương và 12,42% DN áp dụng giải pháp giảm lương nhân viên.
Về định hướng sản xuất kinh doanh thời Covid-19, lựa chọn tối ưu của DN là cắt giảm chi phí hoạt động thường xuyên, với 38,56%; kế đến là tìm thị trường tiêu thụ đầu ra ngoài thị trường truyền thống, với 14,8%. Giải pháp tìm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào cũng được 8,29% DN lựa chọn; giải pháp chuyển đổi sản phẩm chủ lực và đẩy mạnh thương mại điện tử cũng được một bộ phận DN lựa chọn với tỷ lệ lựa chọn lần lượt ở mức 5,34% và 5,1%...
Đặc biệt, không chỉ được áp dụng để đối phó với tình thế trước mắt, thương mại điện tử được đánh giá là xu thế không thể thiếu trong hoạt động của DN trong tương lai./.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Giá heo hơi hôm nay 15/9/2023: Biến động ở miền Bắc
- ·Doanh nghiệp niêm yết “sống khỏe” trong đại dịch
- ·Quảng Ngãi: Khởi tố, bắt tạm giam người vợ giết chồng rồi dựng chuyện giang hồ sát hại
- ·Tạm giữ lô hàng thực phẩm chức năng nhập khẩu trị giá 1,5 tỷ đồng
- ·Tổ chức Earth Care Foundation làm việc tại Long An
- ·Pele và hành trình trở thành Vua bóng đá
- ·Ông Trần Văn Dũng: Tập trung mọi nguồn lực để chống nghẽn lệnh
- ·Quốc hội thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi
- ·Điện lực triển khai công cụ tính hóa đơn điện online
- ·Vướng mắc hoàn thuế chống bán phá giá đối với nguyên liệu nhập SXXK
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
- ·Bóng đá Đông Nam Á ghen tị với HLV Park Hang Seo
- ·Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 12
- ·HLV Lào mong không phải đá 'sân khách' khi đấu tuyển Việt Nam
- ·Chủ tịch UBND tỉnh – Nguyễn Văn Út tiếp và làm việc với Tập đoàn Tripod
- ·Thanh khoản bùng nổ trên HOSE như thế nào?
- ·Choáng dự báo Messi giành Quả bóng vàng 2023
- ·Bộ Công an triệt phá đường dây buôn lậu vàng quy mô lớn từ Campuchia về Việt Nam
- ·Đa dạng các dòng máy chủ HPE chất lượng cao tại Elite
- ·Án mạng nghiêm trọng tại Phú Yên: Vợ tử vong bên cạnh cây búa, chồng nguy kịch