【truc tiep bong ngoai hang anh】Thu hút vốn FDI: Quảng bá lợi thế để thu hút nhà đầu tư tiềm năng
Triển vọng thu hút FDI từ nhà đầu tư châu Âu lớn
TheútvốnFDIQuảngbálợithếđểthuhútnhàđầutưtiềmnătruc tiep bong ngoai hang anho báo cáo của Tổng cục Thống kê, vốn FDI đăng ký trong quý I/2021 tăng 17,8% so với quý I năm trước. Tính đến ngày 20/4/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài 4 tháng đầu năm 2021 đã đạt 12,25 tỷ USD, bằng 99,3% so với cùng kỳ năm 2020. Các chuyên gia kinh tế nhận định, đầu tư gia tăng sẽ là một động lực tăng trưởng then chốt trong năm nay và năm sau. Thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát Covid-19 và Luật Đầu tư chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2021 đã giảm bớt các rào cản quy định về kinh doanh, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TBTCVN, GS.TS. Andreas Stoffers – Giám đốc Quốc gia, Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) của Đức tại Việt Nam nhận định, so với nhiều nước trên thế giới, năm 2020 là một năm thành công của Việt Nam khi đạt mức tăng trưởng kinh tế dương (2,91%) cho cả năm 2020, trong khi bóng đen tăng trưởng âm phủ lên các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Anh. Theo GS. Andreas Stoffers , việc Việt Nam tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng như sự ra đời của Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực từ 1/1/2021 đóng vai trò quan trọng trong sự thành công về tăng trưởng kinh tế trong đại dịch. Điều này thể hiện cho thế giới thấy một Việt Nam rất hội nhập và cởi mở. GS. Andreas Stoffers thông tin thêm, theo khảo sát của Phòng Thương mại Đức (AHK) vào quý IV/2020, có tới 55% công ty Đức đặt kỳ vọng Việt Nam sẽ phục hồi trong năm nay và 32% trong năm tới. Về hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam, 50% trong số các công ty Đức được phỏng vấn vẫn kỳ vọng hoạt động kinh doanh tốt hơn vào năm 2021 và chỉ có 9% là bi quan.
Thêm ý kiến về triển vọng xu hướng đầu tư của doanh nghiệp (DN) nước ngoài, ông Phạm Hoàng Hải - Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Ý tại Việt Nam cho biết, trong bối cảnh Covid-19 toàn cầu từ 2020 cho đến nay, rất nhiều DN Ý đã trì hoãn hoặc hủy hoàn toàn các dự án đầu tư tại nước ngoài. Tuy nhiên, một số DN ở mảng tự động hóa, IT, high-tech (công nghệ cao) do đặc thù thị trường trong tương lai sẽ chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và các quốc gia có dân số trẻ như Việt Nam nên vẫn gia tăng đầu tư. “Tôi cho rằng, đối với các DN mảng IT và high-tech, thị trường Đông Nam Á, trong đó đặc biệt là Việt Nam có lẽ là “lối thoát duy nhất” để có thể tiếp tục phát triển trong những năm sắp tới”, ông Hải nhận định.
Quảng bá lợi thế của Việt Nam ra nước ngoài còn hạn chế
Trả lời câu hỏi làm sao để có thể tận dụng làn sóng dịch chuyển đầu tư này, ông Phạm Hoàng Hải cho rằng, bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chính sách đã được đề cập nhiều thì vấn đề quan trọng là cần phải làm công tác truyền thông tốt hơn nữa.
Cũng theo ông Hải, chúng ta có thể nhấn mạnh việc Việt Nam có môi trường an toàn. An toàn khi trong năm 2020, Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng dương và năm nay, các tổ chức quốc tế đều dự báo Việt Nam có thể quay trở lại mức phục hồi hơn 6,5% GDP. Nếu nhìn vào những con số thì không nhiều nước trên thế giới có được sức hấp dẫn như thế này. Đây là công tác mà chúng ta cần làm truyền thông tốt hơn. Tiếp đó, cần nhấn mạnh thêm là, ở Việt Nam việc kinh doanh diễn ra bình thường, không bị vấn đề về “lock down”, giãn cách xã hội làm ảnh hưởng nhiều. Điều này không phải quốc gia nào cũng biết và không phải truyền thông nào cũng phổ cập, mặc dù Internet rất phổ biến.
Đồng tình với quan điểm trên, GS. Andreas Stoffers cho rằng, trong năm 2021, hoạt động đầu tư vào Việt Nam vẫn sẽ khó tận dụng được hết tiềm năng của mình. Bởi lẽ các doanh nghiệp EU vẫn tập trung chính trong khối EU, tại các nước lân cận và Mỹ. Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nhân và nhà đầu tư tiềm năng ở nước ngoài vẫn chưa nhận thức được tác động tích cực của chính sách mở cửa của Việt Nam. Vì vậy Việt Nam cần thực hiện những hành động, chiến dịch truyền thông và nâng cao nhận thức trong năm 2021. Tại Việt Nam, các cơ quan xúc tiến thương mại như VCCI, EuroCham và các phòng thương mại quốc gia châu Âu (như tổ chức AHK của Đức) có thể đóng vai trò phổ biến thông tin trong các chiến dịch này. “Tôi cùng với tổ chức FNF cũng đã và hiện đang tiếp tục tham gia vào một số dự án xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và châu Âu cho năm nay”, GS. Andreas Stoffers cho biết.
Khuyến nghị với các DN Việt, đại diện FNF cho rằng, DN hãy sử dụng tiềm năng từ hợp tác và thương mại với các công ty EU, Đức… Trong đó nhấn mạnh sự trao đổi với EuroCham (Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam), Phòng Thương mại Đức và Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, tận dụng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, các sự kiện kết nối DN… Những sự kết nối như vậy sẽ đưa tới cho các DN nhiều giá trị, giúp DN Việt tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, qua đó thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài.
67% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam Theo dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu khởi đầu năm 2021 với sự tích cực và lạc quan về môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam. Theo Eurocham, Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ từ đầu năm 2021 và kết quả này cũng được phản ánh qua niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu. Khi được hỏi về triển vọng của môi trường kinh doanh của Việt Nam trong quý tới, 67% dự đoán là “xuất sắc” hoặc “tốt” - tăng 12% so với quý trước. Trong khi đó, chỉ có 4% doanh nghiệp cho rằng, nền kinh tế có khả năng xấu đi trong quý tới (con số này trong quý IV/2020 là 10%). Nhìn chung, tâm lý lạc quan bao trùm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu khi họ hướng tới một quý mới tăng trưởng mạnh mẽ và một nền kinh tế được cải thiện tổng thể. |
Thảo Miên
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Udinese, 02h45 ngày 5/1: Cơ hội của Verona
- ·Đề xuất ghi chung hóa đơn các khoản giảm và không giảm thuế giá trị gia tăng
- ·Giảm thuế giá trị gia tăng, tác động lan tỏa lớn
- ·Giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu: Phát huy hiệu quả thông qua gắn seal định vị
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·Kết nối thị trường, xây dựng thương hiệu tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm làng nghề
- ·Bắc Giang: Khoảng 60
- ·Địa phương phấn đấu sớm “về đích” triển khai hóa đơn điện tử giai đoạn 2
- ·5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- ·Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi quyết toán thuế năm 2021?
- ·Soi kèo góc Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Phát triển điện gió ngoài khơi: Cần sớm hoàn thiện chính sách
- ·Lo thiếu điện miền Bắc, làm đường dây tải điện từ Lào về
- ·Xuất khẩu nông sản qua Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai có chiều hướng giảm
- ·Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
- ·Sẽ chuẩn hóa lại mã cảng, tên cảng thống nhất trên toàn quốc
- ·Doanh nghiệp 'rỗng ruột' nhìn từ Faros
- ·Cơn sốt đi qua, đất nền ven Hà Nội vẫn được đẩy lên hơn 100 triệu/m2
- ·Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định
- ·Tăng cường hợp tác quốc tế về năng lượng, tiết kiệm năng lượng