【ti le 2 1】Tăng lương: Giải mãi chưa xong
Chưa xong đợt này đã lo đợt tới
Hiện Hội đồng Tiền lương Quốc gia đang lấy ý kiến các DN để đánh giá tác động của chính sách lương,ănglươngGiảimãichưti le 2 1 chính sách bảo hiểm với DN. Đồng thời cân nhắc các yếu tố để lựa chọn các phương án khi đưa ra tranh luận. Đặc biệt, năm nay bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương Quốc gia phải chuẩn bị nhiều phương án và quan trọng nhất là phân tích cơ sở các phương án đưa ra. Với dự báo mức tăng lương tối thiểu năm 2017 sẽ thấp hơn 12,4% của năm 2016, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho rằng rất khó đến năm 2018 có thể đạt mục tiêu đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người lao động. |
Ông Triệu Tuấn Phong (Giám đốc Công ty Xây dựng Hùng Mạnh) cho biết: “Công ty luôn tuân thủ các quy định của pháp luật về chế độ lương, thưởng, ngày lễ… của người lao động. Bởi vậy, việc năm nào cũng phải tăng lương cho người lao động theo quy định khiến chúng tôi hết sức lo lắng bởi ở đây không phải là việc lo chi phí cho người lao động trong 1 tháng hay 1 năm mà là cả một quá trình lâu dài. Với tình hình khó khăn như hiện nay, chúng tôi không biết có đảm bảo doanh số để có thể trả lương cho người lao động theo đúng luật hay không. Rất có thể đợt tăng lương năm 2017 chúng tôi sẽ phải cắt giảm một số khoản phụ cấp của người lao động để họ chia sẻ khó khăn với công ty”.
Cùng với nỗi lo giải bài toán chi phí để tăng lương, bà Nguyễn Thị Hảo (Công ty TNHH Thương mại Haco) cho biết, đợt tăng lương năm 2016, DN đã phải lỗi hẹn với người lao động tới 4 tháng bởi tình hình kinh doanh không cho phép doanh nghiệp tiêu tốn thêm bất cứ một khoản chi phí nào. “Khoản lương truy thu của lao động trong mấy tháng đầu năm chúng tôi còn chưa trả được. Nay lại phải tính toán lên phương án cho đợt tăng lương của năm tới. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nguồn vốn của DN”.
Chủ một DN dệt may lớn tại Hưng Yên cũng nhận định rằng, việc tăng lương tối thiểu là cần thiết, song trong bối cảnh kinh tế như hiện nay thì tăng lương, đồng nghĩa với việc DN phải tăng chi phí, giảm lợi nhuận. “Nếu tăng lương thì giá thành sản xuất cũng phải tăng theo, điều này sẽ khiến DN của chúng tôi nói riêng và các DN khác nói chung bị giảm tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đối với các DN sản xuất hàng nội địa cũng phải tăng giá sản phẩm nếu như lương tối thiểu tăng, khiến sức mua của thị trường ít nhiều bị giảm xuống. Ngoài ra, tình trạng nợ đọng thuế, nợ bảo hiểm xã hội khả năng còn tiếp diễn và tình trạng thất nghiệp cũng là tình huống có thể xảy ra”, vị lãnh đạo này nhận đinh.
Vấn đề khó giải
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân đã từng nhận định rằng, DN muốn doanh thu ngày càng tăng, lợi nhuận ngày càng cao, thì người lao động cũng có ước mơ thu nhập ngày càng tăng để đời sống ngày càng thăng tiến. Chính vì vậy, việc tăng lương là một điều không thể tránh khỏi và mặc dù rất khó khăn, song DN buộc phải chấp nhận.
Để giải bài toán tăng lương, nhiều chuyên gia cho rằng có hai phương án để DN lựa chọn, đó là tăng giá thành sản phẩm hoặc tăng năng suất lao động.
Về phương án thứ nhất, ông Nguyễn Xuân Quang (Giám đốc Công ty May 9 Nam Định) cho rằng, có thể sẽ phải thực hiện phương án này, tuy nhiên đây sẽ chỉ là phương án tạm thời, mang tính chất đối phó ngắn hạn. Theo ông Quang: “Ở Việt Nam, năng lực cạnh tranh của DN phần lớn phụ thuộc vào việc bán sản phẩm với giá thành thấp. Chính vì vậy, nếu tiến hành tăng giá, DN phải chấp nhận việc giảm năng lực cạnh tranh. Xét trong dài hạn, điều này đồng nghĩa với việc lượng hàng hóa, doanh thu, lợi nhuận của DN sẽ giảm, thậm chí bị đào thải ra khỏi thị trường”.
Với phương án thứ hai là tăng năng suất lao động, theo nhận định của nhiều DN, phương án này có hiệu quả chậm hơn và chi phí ban đầu tốn kém hơn, song đây là một phương án phát triển bền vững. Tuy nhiên, để tăng năng suất lao động không phải là điều đơn giản.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam, một trong những giải pháp hữu hiệu để tăng năng suất lao động mà các chuyên gia kinh tế đưa ra đó là đổi mới công nghệ. Nhưng thực tế cho thấy, hiện nay việc đổi mới khoa học công nghệ của DN trong nước còn chậm, ít được quan tâm đầu tư, hoặc nếu có đầu tư thì tốc độ đổi mới rất chậm so với các nước trong khu vực.
Lý giải về việc doanh nghiệp chậm đầu từ đổi mới công nghệ, ông Triệu Tuấn Phong cho rằng bất cứ một DN nào cũng mong muốn, khao khát cho một dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại bởi đây là chìa khóa để nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa. Tuy nhiên, để có công nghệ, vốn mà DN phải bỏ ra là một con số không hề nhỏ. “Theo tính toán, nếu chúng tôi đầu tư những thiết bị hiện đại nhất như máy trộn bê tông, hệ thống cẩu, máy khoan… con số phải bỏ ra vào khoảng gần 1 triệu USD. Vốn lưu động không cho phép chúng tôi bỏ ra số tiền đó”.
Đại diện nhiều DN cũng tỏ ra “bất lực” trước bài toán đổi mới công nghê. “Trong thời buổi kinh tế khó khăn, việc bỏ ra 1-2 tỷ đồng mỗi năm để tăng lương cho công nhân còn khó nói gì đến bỏ ra vài chục tỷ để đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại. Chúng tôi cũng muốn đầu tư, nhưng chúng tôi không làm được”, giám đốc một DN chia sẻ.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hệ thống 500 rạp chiếu phim đóng cửa vì Covid, 40 nghìn nhân viên nguy cơ mất việc
- ·Infographics: Tình hình kinh tế
- ·Trí tuệ nhân tạo phát hiện sự thật bất ngờ về bức tranh 500 tuổi
- ·Infographics: Nhiều kết quả tích cực trong công tác an sinh xã hội
- ·Đảm bảo nguồn cung hàng hóa để ổn định tâm lý nhân dân
- ·IMF thông qua đánh giá với chương trình tái cơ cấu nợ của Argentina
- ·Giới thiệu bản Truyện Kiều chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn
- ·FED sẽ điều chỉnh lãi suất nhiều lần trong năm 2022 để kiềm chế lạm phát
- ·Sở Công Thương Long An thông tin về 7 cửa hàng xăng dầu bị rút giấy phép
- ·Infographics: 73 ngày, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID
- ·Thủ tướng: Mỗi tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải là một trung tâm đổi mới sáng tạo
- ·Panasonic giới thiệu sản phẩm mang phong cách sống đẳng cấp
- ·VNMID tăng trưởng vượt trội trong năm 2015
- ·WHO cảnh báo virus gây bệnh COVID
- ·Quyết liệt phòng chống Covid
- ·Lạm phát cao kỷ lục, các nghiệp đoàn châu Âu lên tiếng kêu gọi khẩn cấp, tránh thảm họa
- ·Số ca mắc mới COVID
- ·Doanh nghiệp Hàn Quốc trao 100 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam
- ·Bình ổn thị trường, giá cả những tháng cuối năm và dịp Tết
- ·Honda Việt Nam triệu hồi thay thế phụ tùng xe SH