【soi keo atlanta】Sáng kiến ngăn tai nạn đường sắt của học sinh cấp ba
Là một trong những học sinh có niềm đam mê nghiên cứu và tạo ra những mô hình thiết thực trong tương lai,ángkiếnngăntainạnđườngsắtcủahọcsinhcấsoi keo atlanta em Đinh Minh Trí (học sinh lớp 12B2, trường THPT Gia Viễn A, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) đã giành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi ở cấp huyện, tỉnh. Trong đó, thành công nhất là mô hình hệ thống cảnh báo và đảm bảo ATGT đường sắt.
Ám ảnh tai nạn đường sắt
Năm 2017, em Đinh Minh Trí (học sinh lớp 12B2) xuất sắc đoạt giải Nhất cấp huyện và giải Ba cấp tỉnh Ninh Bình với mô hình hệ thống cảnh báo và đảm bảo ATGT đường sắt. Dù đang bước vào những năm cuối cấp, nhưng Trí vẫn miệt mài với những sáng kiến của mình để mong một ngày nào đó được triển khai áp dụng vào thực tế.
Thoạt nhìn mô hình của Trí khá đơn giản, với hệ thống đường ray, nhà điều hành, barie, dây dẫn điện, còi báo động được gắn trên một tấm ván làm bằng gỗ ép rộng khoảng hơn 3m2. Tuy nhiên, để hoàn thiện được sản phẩm này, Trí phải ngày đêm nỗ lực thực hiện trong 3 tháng trời.
“Hàng ngày theo dõi và tận mắt chứng kiến các vụ TNGT đường sắt rất thương tâm, cướp đi sinh mạng của nhiều người khiến em bị ám ảnh. Do vậy, trong đầu em luôn có suy nghĩ phải quyết tâm tìm tòi mô hình có thể ngăn chặn sớm các vụ va chạm và tai nạn. Khi thực hiện mô hình này, em không đặt mục tiêu đoạt giải cấp huyện hay cấp tỉnh, mà chỉ với mục đích duy nhất góp phần kéo giảm TNGT đường sắt”, Trí chia sẻ.
Cũng theo Trí, quá trình hoàn thiện mô hình khá vất vả vì hiện tại ở xã Gia Phú, huyện Gia Viễn không có tuyến đường sắt ngang qua. Do vậy, mỗi ngày nghỉ em lại tranh thủ đạp xe hàng chục cây số xuống tận ga đường sắt ở TP.Ninh Bình để nghiên cứu hoạt động của barie và cách vận hành của nhân viên đường sắt. Em ghi chép tỉ mỉ từng chi tiết, sau đó lên ý tưởng thực hiện. Hoàn thành xong mô hình ở bản thử nghiệm mất 1 tháng và để hoàn thiện mất thêm 2 tháng nữa.
Mong có ngày được áp dụng thực tế
Cơ cấu hoạt động của hệ thống này chủ yếu là hệ thống cảm biến dẫn tới rơ-le đóng, ngắt điện đến barie và đèn cảnh báo tín hiệu. “Mô hình này có 4 rơ-le chính, trong đó có 3 rơ-le thường điều chỉnh chuông cảnh báo và 1 rơ-le thời gian. Khi tàu chạy qua công tắc từ được đặt dưới đường ray sẽ đóng rơ le, đồng thời bật chuông cảnh báo, barie phía trước hạ xuống. Trong trường hợp, ở vị trí barie nếu có người cố ý đi ngang qua, hay barie không đóng, sẽ có cảm biến bật tín hiệu cho tàu hỏa biết để giảm tốc độ trước khi đến điểm giao cắt có chắn barie.
“Mô hình của em sẽ giúp giảm bớt nhân công tại các điểm gác chắn và tăng độ chính xác cảnh báo cho tàu hỏa giúp giảm thiểu TNGT đường sắt. Em chỉ mong một ngày nào đó mô hình này được các cơ quan chức năng xem xét và áp dụng vào thực tiễn”, Trí chia sẻ.
Ông Đinh Mạnh Tình (50 tuổi, ở xã Gia Phú, huyện Ngia Viễn - bố em Đinh Minh Trí) cho hay, từ nhỏ Trí luôn thể hiện tính tò mò khi thường chế tạo những thứ lặt vặt. Lúc đầu, gia đình không muốn con bận tâm những thứ này mà chỉ muốn con tập trung việc học hành vì cuối cấp 3 rồi. Nhưng thấy con đam mê, gia đình cũng ủng hộ việc con làm.
“Ý tưởng mô hình đường sắt xuất phát từ những hình ảnh TNGT thảm khốc chiếu trên ti vi. Xem những hình ảnh này, Trí nói sẽ chế tạo một cái gì đó để ngăn ngừa tai nạn cho mọi người. Và không ngờ mô hình đó được giải thưởng”, ông Tình nói.
Trao đổi với Báo Giao thông, Hiệu phó Trường THPT Gia Viễn A Vũ Thị Thanh cho biết, em Đinh Minh Trí là học sinh ngoan và có nhiều sản phẩm sáng tạo thiết thực. Năm nào em Trí cũng có sản phẩm tham gia dự thi và đạt giải cao.
Theo cô Thanh, năm 2016 Trí đạt giải khuyến khích của tỉnh, năm 2017 đạt giải ở huyện, tỉnh và năm nay Trí đăng ký mô hình phòng học thông minh để dự thi. “Chúng tôi đánh giá cao mô hình hệ thống cảnh báo và đảm bảo ATGT đường sắt. Chúng tôi cũng như em Trí rất mong muốn mô hình sẽ được áp dụng vào cuộc sống để góp phần giảm thiểu TNGT. Về phía nhà trường, chúng tôi luôn tuyên truyền tới các học sinh về sáng tạo khoa học kỹ thuật và chọn đội ngũ thày cô giúp các em hoàn thiện những mơ ước sáng tạo. Nếu học sinh nào có sáng kiến mô hình đạt giải ở trường sẽ cho đi dự thi ở cấp huyện, tỉnh. Trung bình hàng năm trường có 5 đến 6 giải thưởng của các em mang về”, cô Thanh chia sẻ.
"Về nguyên lý, cơ bản sáng kiến của em Trí như công nghệ cảm biến điện từ ngành Đường sắt đang áp dụng rộng rãi cho các đường ngang cảnh báo tự động có hoặc không có cần chắn tự động. Tuy nhiên, để biến một ý tưởng thành hiện thực, được áp dụng trong thực tế cần nghiên cứu sâu và thử nghiệm trên hiện trường vì phụ thuộc rất nhiều yếu tố như chất lượng thiết bị, độ tin cậy trong điều kiện nhiều tác động từ môi trường, xã hội, phải đảm bảo độ chính xác đến 1/1.000.000. Có vậy mới đảm bảo an toàn chạy tàu, ATGT đường sắt khi tàu qua đường ngang. Ngành Đường sắt luôn khuyến khích và hoan nghênh mọi người dân có những sáng kiến như em Trí, thể hiện tinh thần, ý thức quan tâm và mong muốn góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu TNGT đường sắt”. Ông Nguyễn Văn Hưng- Phó giám đốc Công ty CP Thông tin tín hiệu đường sắt Vinh. |
T.D (theo atgt.vn)
(责任编辑:La liga)
- ·Chơi trò tình cảm nơi công sở, tôi nhận phải trái đắng không ngờ
- ·THPT Hùng Vương
- ·Công nghệ số tiến gần với người dân
- ·Trường THCS Tân Phú nhất khối THCS thi kể chuyện theo sách
- ·Sát hại người tình rồi phân xác phi tang ở Sài Gòn
- ·Khai mạc hè và khai giảng các lớp năng khiếu
- ·PM Chính asks northern border province Lai Châu to focus on infrastructure, eco agriculture
- ·Trường lớp khang trang chào năm học mới
- ·Chiến sĩ uy danh!
- ·Lộc Ninh ra quân chiến dịch kỳ nghỉ hồng 2019
- ·Ly hôn: bố muốn được nuôi con 17 tháng phải làm sao?
- ·Nguyễn Thị Hằng
- ·Tiện ích chữ ký số
- ·Học sinh THCS công lập sẽ không phải nộp học phí
- ·Bé H Mĩ Hạnh Êban được bạn đọc ủng hộ 14.655.000 đồng
- ·THCS thị trấn Lộc Ninh nhất toàn đoàn hội thi giáo viên giỏi cấp huyện
- ·Xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi
- ·Chuyển đổi số ở huyện vùng xa
- ·Bẫy bầu chồng chưa cưới, tôi đau lòng chứng kiến cảnh tượng không ngờ
- ·Hiệu trưởng trường phổ thông phải giao tiếp được bằng ngoại ngữ