【bảng xếp hạng bóng đá uae】Apple xây đế chế iPhone nhờ Trung Quốc, nền tảng đó đang rạn nứt
Mỗi tháng 9,âyđếchếiPhonenhờTrungQuốcnềntảngđóđangrạnnứbảng xếp hạng bóng đá uae Apple lại giới thiệu iPhone mới nhất tại trụ sở ở Silicon Valley, Mỹ. Vài tuần sau, hàng chục triệu iPhone do các lao động mùa vụ lắp ráp sẽ được vận chuyển từ nhà máy Trung Quốc đến khách hàng khắp thế giới.
Màn ra mắt iPhone diễn ra đều đặn, chuẩn chỉnh như đồng hồ chỉ giờ cho thấy bí quyết vươn lên trong kỷ nguyên toàn cầu hóa của hãng công nghệ Mỹ, đó là dựa vào sự điều hướng nhịp nhàng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Dù vậy, năm nay, iPhone 14 gặp trắc trở khi Trung Quốc phong tỏa nhiều khu vực do Covid-19 và căng thẳng Mỹ - Trung tiếp tục leo thang.
Hồi tháng 3, công ty được cho là đang đàm phán với nhà sản xuất memory chip YMTC của Trung Quốc để cung ứng linh kiện cho iPhone 14. Tuy nhiên, nó xung đột với chính sách của các nhà lập pháp – những người dành hàng tháng trời nghiên cứu chuỗi cung ứng của Apple tại Trung Quốc.
Những diễn biến gần đây cho thấy quan hệ gần gũi giữa Apple với Trung Quốc, vốn từng được xem là thế mạnh, nay lại là gánh nặng.
Không ngẫu nhiên mà quá trình đi lên từ một doanh nghiệp gần phá sản vào thập niên 90 lên công ty giá trị nhất thế giới của Apple lại song hành với sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc. Apple tiên phong một trong các mô hình kinh doanh tốt nhất thế giới: Thiết kế sản phẩm tại California, lắp ráp tại Trung Quốc và bán cho tầng lớp trung lưu.
Apple kiếm bộn tiền trong khi kinh tế Trung Quốc cũng phát triển thần tốc. Song, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc lại không đi theo một đường thẳng. Từ một biểu tượng toàn cầu hóa thành công nhất, Apple trở thành một biểu tượng của sự rạn nứt.
“Apple nhận ra địa chính trị dẫn dắt mô hình kinh doanh, chứ không phải ngược lại. Tập hợp rủi ro chuỗi cung ứng này đang tạo ra gánh nặng thực sự cho họ”, Matthew Turpin đến từ Tổ chức Hoover nhận xét.
Chưa có dấu hiệu nào về việc Trung Quốc sẽ nới lỏng các biện pháp kiềm chế Covid-19. Rất khó để Apple đoạn tuyệt với nơi này. Họ đã dành 2 thập kỷ làm việc cùng các đối tác để xây dựng các nhà máy khổng lồ, được hậu thuẫn bằng mạng lưới nhà cung ứng dày đặc. Theo thời gian, linh kiện Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều trong các sản phẩm của hãng.
Để giảm lệ thuộc vào Bắc Kinh, Apple bắt đầu sản xuất tỉ lệ nhỏ iPhone mới tại Ấn Độ. Dù vậy, nó chưa thấm vào đâu so với Trung Quốc.
Nhà máy Foxconn Trịnh Châu tuyển dụng gần 200.000 công nhân, sản xuất khoảng 85% iPhone trên toàn cầu. Trước những gián đoạn do Covid-19 gây ra, Foxconn phải tăng thưởng từ 14 USD/ngày lên 55 USD/ngày để giữ chân lao động. Theo Apple, công suất nhà máy giảm đáng kể do ảnh hưởng của đợt phong tỏa mới nhất, kéo dài đến 9/11.
Lần thứ ba trong năm, Apple cảnh báo các nhà đầu tư rằng doanh số có thể bị ảnh hưởng do gián đoạn tại Trung Quốc. Trong lúc chuỗi cung ứng gặp thách thức, Apple còn bị Washington can thiệp.
YMTC thành lập năm 2016 vốn đầu tư 2,9 tỷ USD từ chính phủ với sứ mệnh giúp Bắc Kinh giảm lệ thuộc vào chip ngoại. Memory chip là một trong các linh kiện đắt nhất trong iPhone, chiếm gần 25% chi phí nguyên vật liệu, theo hãng phân tích Susquehanna. Nhà phân tích Walter Coon nhận xét, nhờ đưa ra giá thấp hơn đối thủ, YMTC có thể giúp Apple gây sức ép lên các nhà cung ứng phương Tây.
Song, tầm quan trọng của YMTC với Trung Quốc biến nó thành mục tiêu của các nhà nghiên cứu an ninh quốc gia. Cuối năm 2020, một nhóm do James Mulvenon đến từ nhà thầu quốc phòng SOS International dẫn đầu đã công bố báo cáo 17 trang nêu chi tiết quan hệ giữa YMTC với các bên bán sản phẩm cho quân đội Trung Quốc.
Sau khi các bài báo về Apple và YMTC được tiết lộ, các nhà lập pháp đã gửi thư hối thúc chính quyền Tổng thống Joe Biden điều tra kế hoạch của Apple. Quan chức ngành bán dẫn cũng bày tỏ lo ngại trước việc Apple hỗ trợ tuyển dụng kỹ sư phương Tây trợ giúp YMTC.
Apple tìm cách trấn an họ bằng phương án chỉ dùng chip YMTC cho iPhone bán tại Trung Quốc, nhưng chưa đủ. Mỹ tin rằng mua hàng từ YMTC sẽ ảnh hưởng đến thị trường memory chip. Trước sức ép của các nhà lập pháp, ngày 7/10, Bộ Thương mại Mỹ áp đặt lệnh cấm xuất khẩu lên YMTC và 30 doanh nghiệp khác được tin là có liên quan đến quân đội Trung Quốc.
Những ngày sau đó, Nikkei đưa tin Apple đã hủy kế hoạch sử dụng chip YMTC.
Du Lam (Theo NYT)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nghe sách Đắc Nhân Tâm
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, khảo sát các cơ sở kinh tế
- ·Giới thiệu Ủy viên Bộ Chính trị Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Trung ương Hầu A Lềnh ứng cử ĐBQH
- ·Thủ tướng phê duyệt chương trình hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao
- ·Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio
- ·Tạm giam đối tượng thành lập nhiều doanh nghiệp, mua bán hóa đơn trái phép
- ·Vẫn còn cán bộ ngại va chạm nên lẽ phải đôi khi không được bảo vệ
- ·Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
- ·Xem xét xử lý cá nhân, tổ chức liên quan đến bất thường giữa việc luyện thi và đề thi môn Sinh học
- ·Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
- ·Hà Nội nhất trí danh sách sơ bộ 72 ứng cử viên đại biểu Quốc hội
- ·Điều kiện gì để mở lại đường bay quốc tế?
- ·Chủ tịch Hà Nội trao quyết định điều động, bổ nhiệm 11 cán bộ sở, ngành
- ·Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt đại diện kiều bào VN tại Nga
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo ASEAN gặp Cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ
- ·Bẫy kinh doanh đa cấp trá hình nhắm vào sinh viên
- ·Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
- ·Ngày 29/5, Thủ tướng sẽ đối thoại với nông dân tại Sơn La