【lịch bóng đá nha】Đằng sau việc di dời chợ sách 450 năm vì Olympic 2024
VHO - Thành phố Paris Đằngsauviệcdidờichợsáchnămvìlịch bóng đá nha(Pháp) vừa ra yêu cầu di dời các quầy sách bên bờ sông Seine trong dịp diễn ra Olympic mùa hè năm 2024. Tuy nhiên, quyết định này đã gặp sự phản đối mạnh mẽ của không chỉ người dân ở kinh đô ánh sáng mà cả những du khách đã từng đến đây.
Những người bán sách ven sông lo rằng Thế vận hội đe dọa xóa bỏ một biểu tượng của Paris Ảnh: CNN
Theo chính quyền thành phố Paris, khoảng 570 gian hàng cũ nổi tiếng dọc sông ở Thủ đô cần được dỡ bỏ và di chuyển, tương đương gần 60% số nhà sách ven sông. Cơ quan chức năng đã nói với những người bán sách rằng quầy sách của họ nằm trong phạm vi bảo vệ cho lễ khai mạc và cần phải được dỡ bỏ vì lý do an ninh cho buổi khai mạc trên sông Seine và cho các hoạt động của Thế vận hội.
Những “tiệm sách sông Seine” đã có lịch sử 450 năm và đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới cùng với quần thể cảnh quan hai bên sông vào năm 1991. Từ hàng trăm năm nay, những quầy sách nhỏ màu xanh lá thẫm bày bán nhiều loại sách, tạp chí, bản đồ, tem thư cũ... Năm 1798, từ “bouquiniste” (người bán sách cũ) đã được đưa vào từ điển của Viện hàn lâm Pháp. Năm 1859, Paris đã quy hoạch hai bên kè sông Seine, dành chỗ chính thức cho những quầy sách cũ như hiện nay. Thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, một số quầy sách cũ còn trở thành hòm thư liên lạc bí mật phục vụ quân đồng minh. Cho đến nay, hơn 250 quầy sách nằm dọc 3km kè sông Seine với 900 hộp sách gồm khoảng 500.000 cuốn dường như đã là một phần không thể thiếu của cảnh quan nơi đây và được trân trọng như một phần của lịch sử Paris.
Khu vực này trở thành điểm giao lưu văn hóa, tìm kiếm và trao đổi tri thức quen thuộc với người dân Paris. “Paris không có các hiệu sách bên bờ sông Seine sẽ không còn là Paris”, bà Catherine Bechereau, một người sống ở ngoại ô Paris bình luận. Cùng quan điểm đó, ông Agné Hindry, một cư dân Paris cho rằng: “Những quầy sách bên sông Seine không thể tách rời khỏi cuộc sống của người Paris. Đóng cửa chúng là phá vỡ linh hồn của thành phố”. Còn bà Marié, một người đã trải qua gần như cả cuộc đời bên các quầy sách cho rằng “việc di dời các quầy sách với Paris cũng giống như di dời tháp Eiffel vậy!”. Bởi vậy, ông Alain Markey, một du khách từ miền bắc nước Pháp cảm thán: “Tôi không hiểu sao họ lại quyết định đóng quầy sách trong dịp Olympic, thật tiếc cho du khách nếu bị lỡ một trải nghiệm thú vị là đi dạo dọc những quầy sách này để hiểu hơn về lịch sử và văn hóa Paris!”.
Ông Olivier, một chủ quầy sách đã có thâm niên làm việc ở đây hơn 40 năm lo lắng: “Những hộp đựng sách này có đến một trăm năm rồi, nó rất yếu, và việc di dời chắc chắn sẽ làm hư hại chúng”. Jerome Callais, Chủ tịch Hiệp hội Những người bán sách Paris cho biết: “Mọi người đến xem chúng tôi giống như họ đến xem tháp Eiffel và nhà thờ Đức Bà, nhưng chính quyền muốn giấu chúng tôi trong một buổi lễ được cho là đại diện cho Paris”.
Để trấn an họ, chính quyền Paris đã đề xuất phương án tài chính cho việc di dời và lắp đặt lại các hộp sách, đồng thời sẽ thanh toán cho mọi chi phí phát sinh hư hao trong quá trình thực hiện. Nhưng điều này có vẻ chưa thực sự làm yên lòng những người đã gắn bó với các hộp sách màu xanh gần như cả đời, thậm chí có những gia đình nhiều thế hệ tiếp nối công việc này. Ông Jeróme Callais lo lắng về tính khả thi của kế hoạch và ước tính việc cải tạo có thể tiêu tốn khoảng 1,5 triệu euro.
Ước tính trong dịp Olympic, Paris sẽ đón 1,6 triệu lượt du khách. Con số này có thể là một luồng gió mới cho các hoạt động du lịch, dịch vụ của thành phố. Đây cũng là niềm hy vọng cho các chủ quầy sách để cải thiện tình hình kinh doanh ảm đạm hiện nay. Thế nên việc đóng cửa quầy sách cũng giống như dập tắt hy vọng của họ. Chưa kể, vì việc tháo dỡ và tái lắp đặt sẽ tốn kém và mất nhiều thời gian, nên có thể họ cũng sẽ mất đi cơ hội kiếm sống trong nhiều tháng.
Bà Marié, chủ quầy sách gần Tòa thị chính Paris nói: “Đây là công việc của tôi trong hơn 30 năm nay, nhưng họ nói đóng cửa, di dời mà không hề có sự đền bù nào cả!”. Thiếu cơ chế đền bù thỏa đáng cũng là một lý do quan trọng mà chính sách di dời của thành phố bị phản đối. Hiệp hội Những người bán sách Paris đã gửi thư kiến nghị lên thành phố, kêu gọi bảo vệ những quầy sách bên sông. Chỉ trong vài ngày, lời kêu gọi đã thu được hơn 65.500 chữ ký ủng hộ. Để trấn an dư luận và tỏ rõ thiện chí, chính quyền Paris đã phát thông báo công nhận các hộp sách “đã tạo nên một phần bản sắc của hai bờ sông Seine”.
Theo CNN, tháng 12 tới, Hiệp hội Những người bán sách Paris sẽ tiếp tục có buổi thảo luận với chính quyền để tìm giải pháp tối ưu, vừa đảm bảo an ninh cho Thế vận hội vừa đảm bảo quyền lợi của chủ quầy sách và khách tham quan. Dù vậy, những người bán sách ở Paris cũng khẳng định khi chính quyền đã quyết thì các chủ quầy sách sẽ thực hiện theo.
THÁI AN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·610 điểm bình ổn giá sẵn sàng phục vụ hàng Tết
- ·Thời của siêu thị mini và... click chuột!
- ·Đại gia số một 2013: Bí quyết kiếm ngàn tỷ
- ·Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- ·Ngô Thanh Vân tình tứ dạo phố với “tình hờ” sau MV nóng bỏng
- ·Loạn giá sữa, người tiêu dùng lại lo
- ·General Motors có nữ CEO đầu tiên sau một trăm năm
- ·Samsung thu hồi trên 90% điện thoại Note 7 ở Hàn Quốc, EU và Mỹ
- ·Chia tay nhau vì tin lời thầy bói
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Cơ quan quản lý, siêu thị phủ nhận bún chứa hóa chất
- ·Doanh nhân nước Việt học gì từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- ·Sữa tiệt trùng không lactoza lần đầu tiên có Việt Nam
- ·Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- ·Có những bất thường trong việc “chạy” giá sữa?
- ·Thị trường mỳ tôm có xáo trộn sau thông tin 100% mẫu mỳ có hóa chất?
- ·Larry Summers của Trung Quốc
- ·Chi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắt
- ·Có tiền cũng chưa nên mua vàng lúc này dù giá đã giảm